Phân tích diễn biến TNSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.1. Phân tích diễn biến TNSP

3.5.1.1. Diễn biến TNSP qua bài thực nghiệm 1

Trước khi tiến hành TNSP chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu kĩ càng tâm tư, nguyện vọng của GV cũng như HS các lớp tham gia. Vì đây là một phương pháp học tập mới nên trong quá trình triển khai không tránh khỏi những bỡ ngỡ.

Ban đầu HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các góc, tìm hiểu về nội dung yêu cầu của từng góc, sử dụng những tài liệu liên quan như phiếu học tập, phiếu hỗ trợ trong từng góc...HS lúng túng, không tự tin khi tự tay mình thực hiện quá trình học tập trong từng góc.

- Trong góc phân tích: HS thấy khó khăn khi lần đầu phải tự nghiên cứu lượng kiến hức lớn liên quan đến bài học. Đa số HS chưa biết xác định trọng tâm, trọng điểm của từng phần kiến thức. HS rất khó khăn trong việc tự mình trả lời những câu hỏi.

- Trong góc trải nghiệm: Đây là góc cũng gây cho HS những khó khăn lớn. Đa số HS đều chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì thế, trong quá trình tiến hành dạy học chúng tôi đã quan tâm sát sao, hướng dẫn để HS có thể tự thực hiện những thao tác nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cả TNSP.

- Góc tự do sáng tạo: Trong góc này chỉ một số HS mới có thể tự mình hoàn thành được. HS chưa biết liên hệ, kết hợp, sử dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được

để giải quyết yêu cầu của bài học. Tuy nhiên, sau khi có sự gợi mở của GV thì HS đã dần biết cách thực hiện những công việc được GV đề ra.

Qua bài TN số một chúng tôi thấy: sau khi làm quen dần với phương pháp học mới đa số HS đều hồ hởi, tích cực tham gia các hoạt động trong các góc. HS tương đối chủ động trong trao đổi, tìm hiểu, phát hiện, sử dụng... những nội dung kiến thức liên quan đến góc. Giữa HS có sự chủ động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau nên quá trình dạy của GV đỡ vất vả hơn. Các nhóm HS đều có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình trong từng góc. Kết quả của bài TN số 1 là tương đối tốt, HS và GV đều đã hoàn thành được những mục tiêu mà quá trình TNSP đã đề ra.

3.5.1.2. Diễn biến TNSP qua bài thực nghiệm 2

Khi bắt đầu bài TN số 2 chúng tôi thấy rằng đa số HS đã thể hiện sự chủ động, vui vẻ, thích thú, thoải mái khi tham gia hoạt động học tập trong từng góc.

Ban đầu HS đã chủ động hơn trong việc lựa chọn các góc, tìm hiểu về nội dung yêu cầu của từng góc.HS sử dụng những tài liệu liên quan như phiếu học tập, phiếu hỗ trợ trong từng góc...một cách thành thạo hơn. HS tương đối tự tin thực hiện quá trình học tập trong từng góc. HS

- Trong góc phân tích: HS đã quen dần với việc phải tự nghiên cứu lượng kiến hức lớn liên quan đến bài học, các phiếu HT, phiếu hỗ trợ... HS đã xác định trọng tâm, trọng điểm của từng phần khối kiến thức. HS đã biết cách làm việc theo nhóm trong quá trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi.

- Trong góc trải nghiệm: Đây là góc cũng gây cho HS những khó khăn lớn. Đa số HS đều chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì thế, trong quá trình tiến hành dạy học chúng tôi đã quan tâm sát sao, hướng dẫn để HS có thể tự thực hiện những thao tác nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cả TNSP.

- Góc tự do sáng tạo: Trong góc này HS đã biết cách thực hiện quá trình làm việc theo nhóm tương đối tốt. Trưởng nhóm biết phân công, đôn đốc nhiệm vụ cho các thành viên. Các thành viên có khả năng sẵn sàng giúp đơc những thành viên khác vì thế số HS có thể tự mình hoàn thành được nội dung công việc đã tăng lên đáng kể. HS dần biết liên hệ, kết hợp, sử dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được để giải quyết yêu cầu của bài học. Trong bài học này GV ít phải giúp đỡ gợi mở với HS hơn bài trước.

Qua bài TN số một chúng tôi thấy: Sau bài số 1 HS đã quen dần với phương pháp học mới HS hồ hởi, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong các góc. HS chủ động hơn trong trao đổi, tìm hiểu, phát hiện, sử dụng... những nội dung kiến thức liên quan đến góc. Giữa HS có sự chủ động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau mạnh mẽ hơn nên quá trình dạy của GV đỡ vất vả hơn. Các nhóm HS đều hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình trong từng góc, đặc biệt có những nhóm hoàn thành vượt mức thời gian hoặc đưa ra những sáng tạo hết sức độc đáo. Kết quả của bài TN số 2 theo đánh giá của chúng tôi là tốt hơn bài TN số 1, HS và GV đều đã hoàn thành những mục tiêu mà quá trình TNSP đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)