Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 75 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Đánh giá định tính

3.5.2.1. Đánh giá thông qua quan sát và ghi chép của GV bảng số liệu

- Đánh giá thông qua ý kiến nhận xét của những HS tham gia TNSP.

Để đánh giá những đặc trưng này, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động và sự hoàn thành nhiệm vụ của các em trong quá trình học tập, cụ thể như sau:

- Các dấu hiệu bên ngoài:

+ Số HS tập trung, chú ý nghe giảng.

+ Số lượt HS phát biểu, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như ở nhà.

+ Số lượt HS chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài trên lớp. + Tích cực ghi chép, nêu thắc mắc trên lớp.

+ Tham gia thảo luận nhóm và làm thí nghiệm trên lớp.

+ Số lượt HS hiểu và vận dụng kiến thức của bài học ngay trên lớp. + Chất lượng các câu trả lời của HS tham gia xây dựng kiến thức của bài học.

+ Số HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế

- Các dấu hiệu bên trong:

+ Sự biểu hiện hứng thú, say mê.

+ Sự tiến bộ của HS về khả năng dự đoán diễn biến các hiện tượng Vật lí.

quát hoá các sự kiện.

+ Sự vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán, vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

- Việc so sánh các năng lực đó của HS trong nhóm TN và ĐC sẽ biết được mức độ tích cực học tập của HS, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính của một tiết học.

3.5.2.2. Đánh giá thông qua sự tự nhận xét của HS

Để đánh giá một cách khách quan, nhóm thực nghiệm đã tiến hành 1 đợt khảo sát, xin ý kiến HS vào học kì 2 năm học 2019-2020, đối tượng điều tra là 160 HS lớp 11. Trong đó 02 lớp TN và 02 lớp ĐC ở hai trường THPT Văn Chấn và THPT Sơn Thịnh trong và sau đợt TNSP.

Một vài nhận xét ban đầu:

Thời lượng GV chuẩn bị cho mỗi bài học hoặc chủ đề thường tăng nhiều lần so với khi tiến hành một tiết thông thường. Tuy nhiên, khi trên lớp GV giảm được thời gian dạy theo phương pháp thuyết trình mà chủ yếu tập trung vào quá trình, hướng dẫn, trao đổi phát vấn, thảo luận, hướng dẫn HS làm thực nghiệm, điều đó phần nào phản ánh tính tích cực, chủ động và năng lực vật lí của cả HS trong hoạt động học tập.

Ở lớp ĐC: Đa số HS chưa tích cực tham gia hoạt động học tập gắn liền với sự phát triển của năng lực vật lí mà GV đưa ra. HS chưa tích cực tham gia vào tiến trình học tập, chưa tích cực tham gia hoạt động theo nhóm, làm thực nghiệm.... Đa số HS vẫn có thói quen chờ đợi GV trình bày kiến thức một cách thụ động như PPDH cũ. HS còn khá rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.

Ở lớp TN: HS có sự tiến bộ rõ rệt, Mặc dù thời điểm đầu có sự bỡ ngỡ khi làm quen với phương pháp mới nhưng sau đó HS có tình thần hợp tác, học hỏi, tự lực tương đối cao. Khi triển khai nhiệm vụ học tập của từng bài các em đã mạnh dạn bàn bạc, thảo luận, chủ động giải quyết những vấn đề được GV đưa ra ở các góc. Đặc biệt có nhiều em tự phát hiện ra những vấn đề mới trong nội dung kiến thức và tìm cách giải quyết thành công vấn đề đó. HS đã nỗ lực tìm tòi, tích cực giải quyết vấn đề trong từng góc, không khí giờ học rất sôi nổi.

Việc HS tham gia nhiệt tình vào các tiến trình của hoạt động học tập thể hiện một cách rõ nét trong những hoạt động của từng góc. HS biết cách chủ động tìm hiểu phiếu

học tập, phiếu hỗ trợ, trao đổi với bạn bè, xin ý kiến giúp đỡ từ GV để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tại các góc. Ban đầu, một số HS không thể hoàn thành ngay được các nhiệm vụ đề ra ở từng góc nhưng qua thời gian, số lượng HS này đã giảm một cách đáng kể.

Trong quá trình TNSP chúng tôi thấy thông qua hoạt động dạy học theo góc năng lực vật lí của HS đã được phát triển một cách đáng kể

Việc tổ chức dạy học theo góc đã có tác động tích cực đến sự phát triển năng lực vật lí của HS cũng như hoạt động dạy và học. Điều đó được thể hiện:

Tác động tích cực với HS:

Các tiết học áp dụng phương pháp dạy học theo góc được HS đón nhận ngày càng hào hứng và tâm lí khá thoải mái bởi các em được sự giúp đỡ một cách đầy đủ, nhiệt tình, trách nhiệm từ phiếu học tập, phiếu hỗ trợ và GV hướng dẫn. Trong quá trình học HS luôn thể hiện khả năng tìm tòi, óc sáng tạo, khả năng thực hành thí nghiệm, sự tự tin thoải mái trong cách bàn luận, trả lời, tìm tòi để lĩnh hội tri thức vật lí mới dưới sự dẫn dắt của GV. HS đã bỏ được phần nào sự thụ động, máy móc trong tiếp thu kiến thức. Với tiến trình dạy học theo góc, HS được cuốn vào những các hoạt động trong các góc, cách tạo tình huống, hình ảnh, nêu vấn đề hết sức thực tế. Qua đó, năng lực vật lí của HS càng được tôi rèn và phát triển hơn.

Thông qua các hoạt động học theo góc HS được tạo cơ hội được bộc lộ những đức tính quý báu như: Tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm ý thức cộng đồng, tình bạn...Qua đây tình thầy trò được cải thiện theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)