Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Theo mục đích nghiên cứu và thực tế triển khai của đề tài trong thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu chọn các lớp TN và ĐC có HS tương đồng với nhau cả về chất lượng và số lượng. Để kết quả nghiên cứu được khách quan và chính xác, chúng tôi lựa chọn các lớp thực nhiệm và lớp đối chứng có các đặc điểm hoàn toàn tương đương nhau (về sao cho các nhóm đối tượng khá, giỏi, trung bình, yếu, kém tương đồng nhau; học lực của HS của lớp TN, ĐC xấp xỉ như nhau,..) qua bảng 3.1 và đều do cùng 01 GV dạy môn Vật lí.

Bảng 3.1: Đặc điểm chất lượng học tập của các lớp TN và ĐC

Trường

THPT Lớp

Số HS

Kết quả học tập môn Vật lý năm học 2018- 2019

Giỏi, khá Trung bình Yếu, kém

Số HS % Số HS % Số HS % Văn Chấn TN :11B2 40 13 32,5 21 52,5 6 15,0 ĐC: 11B3 40 13 32,5 20 50,0 7 17,5 Sơn Thịnh TN :11B1 40 12 30 21 52,5 7 17,5 ĐC: 11B3 40 13 32,5 22 55,0 5 12,5 3.2.1. Thời gian TNSP

Chúng tôi tiến hành TNSP trong học kì II năm học 2019 - 2020. Quá trình tiến hành TNSP chúng tôi đã tuân thủ đúng theo phân phối chương trình năm học được đưa ra bởi sở giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, cũng có ảnh hưởng đến thời gian thực nghiệm phải bố trí lùi vào cuối học kì 2 của năm học 2019 - 2020.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- PP điều tra thu thập thông tin: Chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu thực tế đặc điểm, tình hình dạy và học bộ môn vật lí của GV và HS để tìm hiểu những tâm tư, tinh cảm, khó khăn và những thông tin cần thiết, quan trọng khác liên quan trực tiếp tới lớp TN và lớp ĐC ở trường THPT Văn Chấn và THPT Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- PP so sánh, đối chứng:

+ GV cộng tác sẽ giảng dạy ở lớp TN với giáo án do tác giả cung cấp, GV giảng dạy tại lớp ĐC với giáo án tự soạn bình thường theo quy định chung của sở giáo dục tỉnh Yên Bái.

+ Chúng tôi tổ chức cho hai lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra với cùng một nội dung như nhau trong cùng cùng một khoảng thời gian như nhau, đề bài do tác giả thực hiện đề tài chuẩn bị. Đề bài kiểm tra của chúng tôi được người hướng dẫn khoa học và được các GV có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm tư vấn. Sau đó, GV cộng tác sẽ chấm bài kiểm tra của lớp mình giảng dạy và gửi lại kết quả cho tác giả. Tác giả tiến hành xử lý những thông tin liên quan đến bài kiểm tra và đánh giá của GV trong quá trình dạy học đối với từng HS, đối chiếu, ghi nhận những đóng góp ý kiến của GV, HS qua từng tiết TN. Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả giữa lớp TN (dạy bằng PPDHTG) lớp ĐC (dạy học bằng phương pháp truyền thống)và rút ra kết luận chung. Từ kết luận chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao kết quả dạy và học bộ môn vật lí ở trường THPT.

- PP phân tích và xử lí thông tin: Trước và sau mỗi giờ học tác giả tiến hành họp với GV tham gia lớp TN và ĐC để trao đổi, thảo luận kiểm chứng và xử lý các thông tin liên quan tới bài giảng, bài kiểm tra, trang thiết bị phục vụ học tập, nội dung bài học... Những thông tin thu được qua quá trình này sẽ được tác giả ghi nhận và xử lý một cách khách quan, trung thực. Qua đó thay đổi, bổ xung, rút kinh nghiệm sao cho

phù hợp với những hoạt động tiếp theo.

- PP thống kê toán học: Để phân tích và xử lý các kết quả, đánh giá quá trình TNSP ĐG tính khả thi của quy trình và tiến trình DHTG môn Vật lí đã đề xuất.

- Bước đầu ĐG tính hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế đối với việc phát huy các năng lực vật lí của HS trong học Vật lí theo PPDHTG.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

3.3.1. Kế hoạch TN

Từ tháng 09 đến đầu tháng 10 năm 2019 chúng tôi tiến hành làm quen, tìm hiều cơ sở vật chất như hệ thống phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, các bài thí nghiệm....Tìm hiểu các phương tiện hỗ trợ dạy học như: hệ thống lớp học, hệ thống phòng học chức năng, các trag thiết bị hỗ trợ dạy học...

Từ tháng 10 đến đầu tháng 11 chúng tôi tiến hành tìm hiểu quá trình dạy, học của GV và HS ở 03 trường THPT. Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV và HS về những nội dung liên quan đến TNSP. Tiến hành họp, tìm hiểu, tâm tư tình cảm, và triển khai công việc đối với các GV tham gia TNSP.

Từ tháng 11 đến hết năm học 2019-2020 tiến hành TNSP trên các lớp đã được chọn với nội dung và kế hoạch được đưa ra bởi tác giả.

Kết hợp với nhóm giáo viên cùng tham gia giảng dạy khảo sát tình hình dạy và học Vật lý tại trường THPT Văn Chấn và THPT Sơn Thịnh. Tìm hiểu về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy và học như phòng thí nghiệm và các công cụ hỗ trợ dạy học. Tìm hiểu quá trình dạy và học khối kiến thức “Dòng điện - Mạch điện” ở 02 trường.

Chúng tôi tiến hành gặp mặt các GV tham gia quá trình TNSP để trao đổi thêm một số vấn đề liên quan tới đề tài như:

- Trao đổi với GV và HS về PPDHTG để thống nhất cách dạy và cách học theo PPDHTG.; các biểu hiện của HS trong việc phát huy năng lực vật lí (dưới dạng các hành vi cụ thể); Một số kỹ năng của GV và HS trong dạy học theo góc.

- Nhận xét tổng quan của GV các lớp TN và ĐC đã chọn.

năng lực vật lí của HS trong các lớp TN. Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả lớp TN và ĐC.

- Tình hình học tập ở nhà, làm bài tập và chuẩn bị bài của HS trước khi đến lớp, khả năng chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm của HS.

- Những yêu cầu được tác giả đưa ra đối với GV và HS trong quá trình dạy và học. - Thống nhất mục tiêu, kế hoạch, nội dung kiến thức trong mỗi bài học ở lớp TN cũng như ĐC. Các bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC được tiến hành tại cùng một thời điểm với cùng nội dung.

- Cung cấp các giáo án, bài kiểm tra, một số đồ dùng phục vụ giảng dạy cho GV. - Tiến hành dạy theo góc nhăm phát triển năng lực vật lí cho các lớp TN. Dạy học theo giáo án thông thường cho các lớp ĐC.

- Thu thập, phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan tới các lớp TN và ĐC để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Đánh giá, bàn luận, kết luận và đưa ra những kiến nghị liên quan tới đề tài.

3.3.2. Nội dung triển khai

Nhóm GV tham gia thống nhất sử dụng 2 giáo án:

Giáo án 1: Dòng điện - Nguồn điện Giáo án 2: Mạch điện - Bộ nguồn

Giáo án giảng dạy của hai bài đã được trình bày trong chương 2.

Trong quá trình GV dạy ở các lớp TN tác giả tiến hành quan sát hoạt động dạy, của GV, hoạt động học HS. Tác giả tiến hành trao đổi, chia sẻ, lấy ý kiến phản hồi, sửa chữa, thay đổi... của cả GV và HS tham gia trong tiết học. Sau khi triển khai phần dạy học theo góc nhằm phát triển năng lực vật lí chúng tôi tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả của cả 2 nhóm TN và ĐC, với cùng một đề bài, trong khoảng thời gian bằng nhau.

Với kết quả thu được chúng tôi sử dụng toàn học để thống kê, phân tích, tính toán, phân loại... từ đó nhận xét và rút ra các kết luận về đề tài nghiên cứu.

3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Việc đánh giá kết quả thu được thông qua các biểu hiện về năng lực vật lí của HS và các tiêu chí đã phân tích đã được trình bày từ chương 1.

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí.

mô hình hóa).

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin. - Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân.

- Biết cách kết hợp học trên lớp và tự học ở nhà với tự kiểm tra. Qua đó, tự điều chỉnh cách thức, phương pháp, tiến độ học tập của bản thân.

Hoạt động đánh giá bao gồm đánh giá định tính (sự hào hứng, tính tích cực, khả năng sử dụng kiến thức vật lí vào giải quyết những vấn đề liên quan tới bài học và thực tế, khả năng làm thực nghiệm và mô hình hóa, khả năng trao đổi thông tin giữa những HS trong nhóm và khả năng tự chủ trong học tập vật lí của HS) và đánh giá định lượng: thông qua kết quả các bài kiểm tra.

3.5. Kết quả thực nghiệm

Được tiến hành theo 2 cách: Đánh giá định tính và đánh giá định lượng.

3.5.1. Phân tích diễn biến TNSP

3.5.1.1. Diễn biến TNSP qua bài thực nghiệm 1

Trước khi tiến hành TNSP chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu kĩ càng tâm tư, nguyện vọng của GV cũng như HS các lớp tham gia. Vì đây là một phương pháp học tập mới nên trong quá trình triển khai không tránh khỏi những bỡ ngỡ.

Ban đầu HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các góc, tìm hiểu về nội dung yêu cầu của từng góc, sử dụng những tài liệu liên quan như phiếu học tập, phiếu hỗ trợ trong từng góc...HS lúng túng, không tự tin khi tự tay mình thực hiện quá trình học tập trong từng góc.

- Trong góc phân tích: HS thấy khó khăn khi lần đầu phải tự nghiên cứu lượng kiến hức lớn liên quan đến bài học. Đa số HS chưa biết xác định trọng tâm, trọng điểm của từng phần kiến thức. HS rất khó khăn trong việc tự mình trả lời những câu hỏi.

- Trong góc trải nghiệm: Đây là góc cũng gây cho HS những khó khăn lớn. Đa số HS đều chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì thế, trong quá trình tiến hành dạy học chúng tôi đã quan tâm sát sao, hướng dẫn để HS có thể tự thực hiện những thao tác nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cả TNSP.

- Góc tự do sáng tạo: Trong góc này chỉ một số HS mới có thể tự mình hoàn thành được. HS chưa biết liên hệ, kết hợp, sử dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được

để giải quyết yêu cầu của bài học. Tuy nhiên, sau khi có sự gợi mở của GV thì HS đã dần biết cách thực hiện những công việc được GV đề ra.

Qua bài TN số một chúng tôi thấy: sau khi làm quen dần với phương pháp học mới đa số HS đều hồ hởi, tích cực tham gia các hoạt động trong các góc. HS tương đối chủ động trong trao đổi, tìm hiểu, phát hiện, sử dụng... những nội dung kiến thức liên quan đến góc. Giữa HS có sự chủ động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau nên quá trình dạy của GV đỡ vất vả hơn. Các nhóm HS đều có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình trong từng góc. Kết quả của bài TN số 1 là tương đối tốt, HS và GV đều đã hoàn thành được những mục tiêu mà quá trình TNSP đã đề ra.

3.5.1.2. Diễn biến TNSP qua bài thực nghiệm 2

Khi bắt đầu bài TN số 2 chúng tôi thấy rằng đa số HS đã thể hiện sự chủ động, vui vẻ, thích thú, thoải mái khi tham gia hoạt động học tập trong từng góc.

Ban đầu HS đã chủ động hơn trong việc lựa chọn các góc, tìm hiểu về nội dung yêu cầu của từng góc.HS sử dụng những tài liệu liên quan như phiếu học tập, phiếu hỗ trợ trong từng góc...một cách thành thạo hơn. HS tương đối tự tin thực hiện quá trình học tập trong từng góc. HS

- Trong góc phân tích: HS đã quen dần với việc phải tự nghiên cứu lượng kiến hức lớn liên quan đến bài học, các phiếu HT, phiếu hỗ trợ... HS đã xác định trọng tâm, trọng điểm của từng phần khối kiến thức. HS đã biết cách làm việc theo nhóm trong quá trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi.

- Trong góc trải nghiệm: Đây là góc cũng gây cho HS những khó khăn lớn. Đa số HS đều chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì thế, trong quá trình tiến hành dạy học chúng tôi đã quan tâm sát sao, hướng dẫn để HS có thể tự thực hiện những thao tác nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cả TNSP.

- Góc tự do sáng tạo: Trong góc này HS đã biết cách thực hiện quá trình làm việc theo nhóm tương đối tốt. Trưởng nhóm biết phân công, đôn đốc nhiệm vụ cho các thành viên. Các thành viên có khả năng sẵn sàng giúp đơc những thành viên khác vì thế số HS có thể tự mình hoàn thành được nội dung công việc đã tăng lên đáng kể. HS dần biết liên hệ, kết hợp, sử dụng những kiến thức mà mình đã tích lũy được để giải quyết yêu cầu của bài học. Trong bài học này GV ít phải giúp đỡ gợi mở với HS hơn bài trước.

Qua bài TN số một chúng tôi thấy: Sau bài số 1 HS đã quen dần với phương pháp học mới HS hồ hởi, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong các góc. HS chủ động hơn trong trao đổi, tìm hiểu, phát hiện, sử dụng... những nội dung kiến thức liên quan đến góc. Giữa HS có sự chủ động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau mạnh mẽ hơn nên quá trình dạy của GV đỡ vất vả hơn. Các nhóm HS đều hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình trong từng góc, đặc biệt có những nhóm hoàn thành vượt mức thời gian hoặc đưa ra những sáng tạo hết sức độc đáo. Kết quả của bài TN số 2 theo đánh giá của chúng tôi là tốt hơn bài TN số 1, HS và GV đều đã hoàn thành những mục tiêu mà quá trình TNSP đã đề ra.

3.5.2. Đánh giá định tính

3.5.2.1. Đánh giá thông qua quan sát và ghi chép của GV bảng số liệu

- Đánh giá thông qua ý kiến nhận xét của những HS tham gia TNSP.

Để đánh giá những đặc trưng này, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động và sự hoàn thành nhiệm vụ của các em trong quá trình học tập, cụ thể như sau:

- Các dấu hiệu bên ngoài:

+ Số HS tập trung, chú ý nghe giảng.

+ Số lượt HS phát biểu, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như ở nhà.

+ Số lượt HS chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài trên lớp. + Tích cực ghi chép, nêu thắc mắc trên lớp.

+ Tham gia thảo luận nhóm và làm thí nghiệm trên lớp.

+ Số lượt HS hiểu và vận dụng kiến thức của bài học ngay trên lớp. + Chất lượng các câu trả lời của HS tham gia xây dựng kiến thức của bài học.

+ Số HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế

- Các dấu hiệu bên trong:

+ Sự biểu hiện hứng thú, say mê.

+ Sự tiến bộ của HS về khả năng dự đoán diễn biến các hiện tượng Vật lí.

quát hoá các sự kiện.

+ Sự vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán, vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

- Việc so sánh các năng lực đó của HS trong nhóm TN và ĐC sẽ biết được mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)