Thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 31 - 32)

3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.5. Thảm thực vật rừng

Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, với sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểu thảm nông nghiệp trong khu vực tƣơng đối đa dạng.

Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm ở quần đảo Cát Bà là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi, và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sông. Ngoài ra, trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm đặc thù và khá hiếm hoi đó là kiểu thảm cây ngập nƣớc trên núi cao (loài cây hầu nhƣ chỉ phân bố ở miền Tây Nam Bộ).

Ngoài các kiểu thảm thực vật rừng, chiếm vai trò chủ đạo còn có kiểu thảm cây nông nghiệp đất dân cƣ. Loại thảm này bao gồm: rừng trồng, cây nông nghiệp cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và các khu dân cƣ.

Dƣới đây là biểu thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật trong khu vực quần đảo Cát Bà thuộc 6 xã và thị trấn Cát Bà.

Áp dụng hệ thống phân vùng sinh thái thảm thực vật rừng trong điều kiện cụ thể của VQG Cát Bà. Hệ thống phân vị sử dụng trong phân chia ở đây dựa trên thành quả nghiên cứu của:

- Bƣớc đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam (Trần Ngũ Phƣơng 1965). - Sinh khí hậu vùng Đông Nam Á (Gaussen 1967)

- Thảm thực vật rừng Việt Nam (Thái Văn Trừng 1976) - Phân vùng lập địa (Nguyễn Văn Khánh 1995)

Với kết quả này sẽ tạo cơ sở để phân tích, nghiên cứu sâu hơn về diễn thế của các kiểu trạng thái rừng, từ đó có thể dự báo xu hƣớng biến động tài nguyên rừng trong VQG. Ngoài ra với nội dung này còn nhằm mục đích thống nhất và hòa đồng về ranh giới với các đơn vị sinh thái rừng hiện có trong khu vực với hệ thống phân loại rừng ở Châu Á nhiệt đới.

Bảng 3.1: Thảm thực vật rừng VQG Cát Bà

TT Kiểu và kiểu phụ thảm thực vật rừng Diện tích

(ha) %

1 Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi có độ cao dƣới 500m

1026,00 9,27

2 Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 3399,63 30,73 3 Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi trên núi đá vôi 8,09 0,07 4 Kiểu phụ rừng thứ sinh đất ngập nƣớc trên núi đá vôi 5,00 0,04 5 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng tre nứa 30,39 0,28 6 Kiểu phụ thổ nhƣỡng rừng ngập mặn 254,90 2,30 7 Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi 3226,39 29,16

8 Đất trống, cỏ trên núi đá 1702,63 15,39

9 Rừng trồng nhân tạo 231,18 2,08

10 Đất canh tác nông nghiệp (Lúa, mầu, cây ăn quả) 166,72 1,51

11 Đất mặt nƣớc (Thung, Áng) 374,47 3,38

12 Đất bùn lầy, ngập nƣớc, nuôi trồng thủy sản 639,99 5,79

Tổng diện tích 11.065,39 100

“N uồn: Quy hoạc VQG C t B 2014”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 31 - 32)