Các hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 33 - 35)

* Nôn n ệp

Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và 2,3% GDP huyện năm 2004). Ngành đang từng bƣớc tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tƣơi và chăn

nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô hình canh tác vƣờn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo và đã mang lại hiệu quả tƣơng đối cao. Hƣớng sản xuất theo mô hình này tập trung vào các loài cây, con có sản lƣợng và giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Trồng trọt

Những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn luôn tăng với mức tăng trƣởng trung bình. Trong giai đoạn năm 2001- 2004 sản lƣợng trồng trọt tăng là 4,7%/năm.

Cây lúa có năng suất khá thấp, bình quân toàn khu vực Cát Bà chỉ đạt 2,4 tấn/ha, nguyên nhân do việc trồng lúa ở đây luôn bị thiếu nƣớc. Hệ thống thuỷ lợi dẫn nƣớc ở đây còn yếu kém nên việc dẫn nƣớc còn rất hạn chế và chƣa điều tiết đƣợc nguồn nƣớc.

Cây màu (ngô, khoai, sắn, đậu, lạc), mặc dù tổng diện tích không lớn (155 ha) với sản lƣợng chỉ đạt 388,8 tấn nhƣng cũng đã góp phần tăng thêm lƣợng thực và thu nhập cho các hộ dân trong vùng.

Rau xanh đƣợc trồng chủ yếu Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải với diện tích là 10,5 ha, sản lƣợng là 130 tấn. Bên cạnh việc trồng rau để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, ngƣời dân đã đem bán cho các nhà hàng phục vụ khách du lịch và ngƣời dân thị trấn Cát Bà. Hiện tại sản lƣợng rau xanh trên đây vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng trên đảo.

Cây ăn quả khu vực đảo Cát Bà có tổng sản lƣợng là 400 tấn/năm với diện tích trồng khá tập trung (không kể diện tích cây Vải của Vƣờn Quốc gia Cát Bà) là 210 ha (trong đó: Vải 127 ha, Nhẵn 27 ha, Hồng 4 ha và Cam, Quýt 7 ha). Ngoài ra còn một số diện tích trồng cây ăn quả khác nhƣ na, mít, táo, dứa… đƣợc trồng xen kẽ trên đất thổ cƣ.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2001-2004 là 4,75%. Hoạt động chăn nuôi không chỉ mang lại thu nhập mà còn phục vụ sinh hoạt trong gia đình và tạo ra phân bón cho nông nghiệp.

Hiện nay, nghề nuôi Ong trên địa bàn tƣơng đối phát triển với số lƣợng lên đến 1748 đàn với sản lƣợng đạt 3980 lít (với giá mật ong nuôi hiện tại từ 40 -50 ngàn đồng/lít) đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với trồng lúa, cây màu các loại.

Bên cạnh việc nuôi ong, ngƣời dân cũng đã tập trung đầu tƣ nuôi Dê, tổng số Dê nuôi đƣợc đạt trên 4.700 con. Việc tăng sản lƣợng đàn Dê nuôi thả không chỉ đã mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn giúp cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực, rất đặc trƣng của khu vực núi đá-hải đảo.

* T uỷ lợ

Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi trong các xã còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu cho các hoạt động sản xuất. Hiện nay mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc tự nhiên nhƣ: nƣớc mƣa, nƣớc suối và nƣớc giếng khơi, do thiếu các công trình thuỷ lợi nên một số diện tích đất nông nghiệp chỉ trồng lúa đƣợc một vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 33 - 35)