Xác định mục tiêu giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 43 - 91)

4.2. Xây dựng khung chƣơng trình giám sát loài Voọc Cát Bà

4.2.1. Xác định mục tiêu giám sát

Chƣơng trình giám sát loài Voọc Cát Bà bằng phần mềm SMART nhằm hƣớng đến mục tiêu cung cấp cho các cơ quan quản lý cũng nhƣ các tổ chức bảo tồn một công cụ nhằm cập nhật thông tin về loài cần bảo tồn, cũng nhƣ đánh giá tình phù hợp và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn đã đƣợc thực hiện. Đồng thời, chƣơng trình giám sát cũng hƣớng tới mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ mới trong thực hiện các hoạt động bảo tồn, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Từ đó, nghiên cứu đã hƣớng tới các mục tiêu giám sát cụ thể đƣợc xác định bao gồm:

 Phát hiện, dự báo xu thế biến đổi tình trạng quần thể Voọc Cát Bà tại Vƣờn quốc gia Cát Bà.

 Phát hiện, theo dõi diễn biến, xác định phạm vi, mức độ tác động của các mối đe doạ chính đến quần thể Voọc Cát Bà và sinh cảnh sống của chúng tại Vƣờn quốc gia Cát Bà.

 Đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của các hoạt động bảo tồn đã đƣợc thực hiện nhằm đề xuất, điều chỉnh nhằm giảm thiểu các mối đe dọa và đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo tồn loài.

 Ứng dụng sự phát triển khoa học và công nghệ mới (phần mềm SMART, phần mềm Cyber Tracker, hệ thống GIS) trong giám sát loài Voọc Cát Bà nhằm tăng hiệu quả công tác bảo tồn, giảm trừ chi phí về cả nhân lực và vật lực.

4.2.2. Chỉ số giám sát cho loài Voọc Cát Bà

Căn cứ vào mục tiêu của chƣơng trình giám sát Voọc Cát Bà tại VQG Cát Bà. Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng quần thể Voọc Cát Bà cũng nhƣ kết quả đánh giá tác động của con ngƣời tới loài, từ đó nghiên cứu đã lựa chọn các chỉ số giám sát loài Voọc Cát Bà nhƣ sau (bảng 4.1 và bảng 4.2):

a) B c ỉ số m s t quần t ể Voọc C t B

Bảng 4.1: Các chỉ số và nội dung giám sát quần thể Voọc Cát Bà STT Các chỉ số giám sát Nội dung giám sát

1 1 Kích thƣớc quần thể Số lần bắt gặp trực tiếp Số lần bắt gặp qua dấu vết Số lƣợng cá thể 2 Tỉ lệ tuổi và giới tính Số lƣợng cá thể trƣởng thành Số lƣợng cá thể đực trƣởng thành Số lƣợng cá thể cái trƣởng thành Số lƣợng cá thể đực gần trƣởng thành Số lƣợng cá thể cái gần trƣởng thành Số lƣợng cá thể bán trƣởng thành Số lƣợng cá thể đực bán trƣởng thành Số lƣợng cá thể cái bán trƣởng thành Số lƣợng con non

Tần số bắt ặp c t ể trực t ếp trên tuyến hoặc điểm khảo sát của loài Voọc Cát Bà sẽ bằng tổng tần số cá thể của loài đó quan sát trức tiếp đƣợc trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến, hoặc diện tích khảo sát đƣợc thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: c t ể/km.

Tần số bắt gặp các điểm dấu vết trên tuyến khảo sát của loài sẽ bằng tống số các địa điểm có dấu vết của loài đó quan sát trực tiếp đƣợc trong một đợt điều tra chia cho tổng số km tuyến khảo sát thực hiện trong đợt điều tra đó, đơn vị: Dấu vết c t ế/km.

Số lượn c t ể: tổng số lƣợng cá thể của mỗi đàn Voọc Cát Bà đƣợc

Số lượn c t ể đực trưởn t n : Cá thể đực trƣởng thành là cá thể có kích thƣớc cơ thể lớn nhất trong đàn. Có vết chai mông nhỏ, rất rõ ràng so với màu đen xung quanh nó. Con đực trƣởng thành thƣờng giữ một khoảng cách nhất định so với cả đàn trong lúc kiếm ăn và di chuyển. Có thể nhận ra khi chúng thƣờng ngồi trên đỉnh núi hoặc trên cây to quan sát hoặc kêu cảnh báo vào buổi sáng.

Hình 4.4: Cá thể đực Voọc Cát Bà trƣởng thành (Ảnh:Phùng Ngọc Khanh)

Số lượn c t ể c trưởn thành: Các cá thể CT có kích thƣớc tƣơng tự nhƣ cá thể ĐT, tuy nhiên vết chai mông của con CT có phần trắng mở rộng về phía đùi, có thể nhìn thấy đƣợc phía bên trong đùi. Các con cái trƣởng thành thƣờng ôm con non mới sinh và chăm sóc con non.

Hình 4.5: Cá thể cái Voọc Cát Bà trƣởng thành (Ảnh:Phùng Ngọc Khanh)

C t ể ần trưởn t n : (Đực gần trƣởng thành và Cái gần trƣởng thành) Các cá thể gần trƣởng thành có kích thƣớc cơ thể gần bằng kích thƣớc con trƣởng thành, tuy nhiên rất khó để phân biệt giữa các con trƣởng thành và con bán trƣởng thành. Các con đực gần trƣởng thành và cái gần trƣởng thành đƣợc phân biệt bằng vết chai mông tƣơng tự nhƣ đối với con đực trƣởng thành và con cái trƣởng thành.

Hình 4.6: Cá thể đực Voọc Cát Bà gần trƣởng thành Ảnh:Phùng Ngọc Khanh

Số lượn c t ể đực b n trưởn t n : Phần vai, cổ, đầu của các cá thể bán trƣởng thành có màu vàng. Chân, cánh tay có những khoảng màu vàng xen kẽ với màu đen, đuôi của chúng cũng có thể có màu hơi vàng. Phần lông màu xám tro hình chữ V ở mông và đùi chƣa rõ ràng. Các con ĐBT và CBT đƣợc phân biệt bởi chai mông tƣơng tự nhƣ chai mông ở con đực trƣởng thành và con cái trƣởng thành.

Số lượn c t ể c b n trưởn t n : Cá thể cái bán trƣởng thành khá giống với cá thể đực bán trƣởng thành. Tuy nhiên, chúng phân biệt bởi chai mông.

Hình 4.7: Cá thể đực Voọc Cát Bà bán trƣởng thành Ảnh:Phùng Ngọc Khanh

Số lượn c t ể non: Cơ thể con non mới sinh toàn bộ có màu vàng,

phần da mặt, bàn chân, bàn tay màu hồng không có lông, luôn đƣợc con cái trƣởng thành ôm và chăm sóc trong vòng một hoặc hai tháng đầu tiên. Đôi khi có thể tách mẹ trong khoảng một vài phút nhƣng vẫn luôn ở ngay bên cạnh cá thể mẹ. Sang tháng tuổi thứ hai, chúng có thể đƣợc các cá thể khác trong đàn ôm lúc di chuyển hoặc chơi. Cũng có thể nhận biết con non mới sinh có trong đàn bằng tiếng kêu của chúng. Số lƣợng cá thể non ghi nhận đƣợc qua các tuyến hoặc điểm giám sát.

Hình 4.8: Cá thể đực Voọc Cát Bà con non (màu vàng) (Ảnh:Phùng Ngọc Khanh)

b) B c ỉ số m s t c o c c mố đe dọa đến quần t ể

Trong quá trình đi điều tra, giám sát loài Voọc Cát Bà, các quan sát viên cần chú ý phát hiện các chứng cứ tác động của các đe dọa và ghi vào

P ếu tuần tra, m s t. Các trạm kiểm lâm khi đi tuần tra nếu phát hiện các mối đe dọa cũng quan sát và ghi vào phiếu giám sát. Các mối tác động và các thông tin đƣợc ghi nhận

Bảng 4.2: Bộ chỉ số giám sát các mối đe dọa đến loài Voọc Cát Bà TT Chứng cứ phát hiện Các thông tin cần thu thâp

Bẫy, tuyến bẫy phát hiện

Vị trí GPS

Bẫy mới hay cũ

Số lƣợng bẫy, chiều dài (đối với tuyến bẫy).

Loại bẫy (Bẫy dây, bẫy sập…)

Chụp ảnh

Hình thức xử lý

Thợ săn

Vị trí GPS.

Ngƣời dân địa phƣơng/ ngƣời từ nơi khác đến.

Cách thức săn (dùng súng, bẫy,…).

TT Chứng cứ phát hiện Các thông tin cần thu thâp

Hình thức xử lý

1. Lán nghỉ trong rừng

 Mới hay cũ (khoảng bao nhiêu ngày, tháng?)

Mục đích sử dụng (lán săn, thu hái lâm sản,..)

Số ngƣời đã ở lán (dự đoán)

Chụp ảnh

2. Tiếng súng trong rừng

Mục đích bắn súng (săn thú, xua đuổi thú,...)

Số tiếng súng nghe đƣợc

Ƣớc tính vị trí bắn (tiểu khu, khoảng cách đến trạm gần nhất...)

4. Xác Voọc Cát Bà phát hiện

Tuổi (trƣởng thành, bán trƣởng thành, non)

Giới tính (đực, cái).

Nguyên nhân chết (do săn bắn, chết tự nhiên,...)

Chụp ảnh

Tọa độ GPS

5. Ngƣời xâm nhập vào Vƣờn quốc gia

Số lƣợng ngƣời xâm nhập

Hoạt động của họ khi gặp

Mục đích xâm nhập Từ đâu đến (thôn, xã) Chụp ảnh Vị trí xâm nhập (tọa độ GPS) 7. Cây gỗ bị chặt Số lƣợng cây bị chặt

Tên loài cây bị chặt

Khối lƣợng gỗ tròn

Địa chỉ ngƣời khai thác

TT Chứng cứ phát hiện Các thông tin cần thu thâp

Thời gian chặt (ƣớc lƣợng)

Chụp ảnh

8. Lâm sản khác

Dạng lâm sản (gỗ, song mây, mật ong,...)

Hình thức khai thác

Xác định ngƣời khai thác (ngƣời từ đâu đến,...)

Khối lƣợng lâm sản bị khai thác

Chụp ảnh

Khu vực bắt gặp (tọa độ GPS)

9. Phá rừng

Diện tích, kiểu và trạng thái rừng

Mục đích phá rừng

Tên và địa chỉ ngƣời phá (thôn, xã)

Chụp ảnh 10 Du lịch trái phép Số lƣợng ngƣời Họ tên Địa chỉ Hình thức xử lý Chụp ảnh Vị trí

11 Khai thác thủy sản trái phép Loại hình khai thác Số lƣợng khai thác đƣợc Ngƣời khai thác Công cụ khai thác Hình thức xử lý 12. Khác (ghi rõ)  Mô tả chi tiết

và riêng cho từng khu vực khảo sát theo công thức sau:

Tổng số chứng cứ phát hiện tron đợt khảo sát Tấn suất bắt gặp = .. - ... ...

Tổng chiều dài các tuyến khảo s t đã t ực hiện

4.2.3. Hệ thống tuyến giám sát Voọc Cát Bà

Các tuyến giám sát Voọc Cát Bà cần phải đi qua các dạng sinh cảnh đặc trƣng nơi thƣờng xuyên ghi nhận đƣợc chúng, đồng thời các tuyến cần phải có sinh cảnh ƣa thích của loài Voọc Cát Bà. Chiều dài mỗi tuyến từ 2– 6 km phụ thuộc vào địa hình cũng nhƣ thời tiết. Các tuyến bao gồm cả các tuyến giám sát trên biển, trên cạn hoặc kết hợp giữa cả trên cạn và trên biển. Tuyến khảo sát thƣờng là các đƣờng mòn đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Nhìn chung, một khu vực đƣợc lựa chọn để thực hiện giám sát cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

1) Thuộc ranh giới của VQG Cát Bà.

2) Khu vực đã có nhiều ghi nhận về sự hiện diện của loài Voọc Cát Bà. 3) Đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị đe dọa bởi nhiều tác động khác nhau.

4) Có khả năng tiếp cận để thực hiện giám sát.

Trên cơ sở các tiêu chí nói trên, đề tài đã chọn 13 tuyến giám sát để thực hiện kế hoạch giám sát (bảng 4.3, hình 4.9).

Bảng 4.3: Các tuyến lựa chọn thực hiện giám sát Voọc Cát Bà

STT Tên

tuyến Tên khu vực

Tọa độ đầu tuyến Tọa độ cuối tuyến Chiều dài tuyến (km) Loại hình tuyến Phƣơng tiên di chuyển 1 1 Cửa Đông 107.0593/ 20.7312 107.0320/

20.7940 10.38 Trên biển Xuồng cao tốc 2 2 Cửa Đông – Giỏ Cùng 107.0593/

20.7312

107.0945/

20.7965 11.07 Trên biển Xuồng cao tốc 3 3 Trạm Việt Hải – Cửa

Đông

107.0567/ 20.7539

107.0669/

20.7836 6.74 Trên biển Xuồng cao tốc 4 4 Việt Hải – Giỏ Cùng 107.0669/

20.7836

107.0956/

207932 5.84 Trên biển Xuồng cao tốc

5 5 Giỏ Cùng 107.0518/

20.7824

107.0764/

20.8186 5.76 Trên biển Xuồng cao tốc 6 6 Giỏ Cùng – Vạn Tà 107.0777/

20.7940

107.0946/

20.8068 8.36

Trên biển

+trên cạn Xuồng cao tốc + đi bộ 7 7 Giỏ Cùng – Vạn Tà 107.0793/

20.7934

107.0856/

20.7867 20.8067 +trên cạn 9 9 Vạn Tà – Ba Đình 107.0689/

20.8062

107.1013/

20.8249 6.30 Trên biển Xuồng cao tốc 10 10 Ba Đình – Trà Bàu 107.0755/ 20.8083 107.0920/ 20.8200 3.89 Trên cạn Đi bộ 11 11 Trà Bàu 107.0443/ 20.8232 107.0758/

20.8345 5.12 Trên biển Xuồng cao tốc

12 12 Trà Bàu 107.0077/

20.8181

107.0522/

20.8632 8.70 Trên biển Xuồng cao tốc 13 13 Tà Bàu – Ánh Kẻ 107.0309/

20.8229

107.0441/

20.8350 5.25

Trên biển

Hệ thống tuyến giám sát đƣợc xác định bao gồm 13 tuyến khác nhau, trong đó có cả các tuyến trên biển, tuyến trên cạn và tuyến kết hợp trên biển và trên cạn. Trong đó, các tuyến chạy qua khu vực Cửa Đông và khu vực Giỏ Cùng là các khu vực thƣờng xuyên ghi nhận đƣợc Voọc Cát Bà, nên các tuyến này sẽ tập trung giám sát quần thể của chúng. Đồng thời, các tuyến này cũng giám sát các mối đe dọa trực tiếp đến đàn Voọc. Các tuyến còn lại, khả năng bắt gặp Voọc là rất ít, nên chúng chủ yếu đƣợc sử dụng để giám sát các mối đe dọa đến quần thể Voọc.

VQG Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa đất núi đá vôi, với sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểu thảm nông nghiệp trong khu vực tƣơng đối đa dạng. Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm thực vật trên các tuyến giám sát là kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sông. Ngoài ra, trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm đặc thù và khá hiếm hoi đó là kiểu thảm cây ngập nƣớc trên núi cao.

Ngoài các kiểu thảm thực vật rừng, chiếm vai trò chủ đạo, còn có kiểu thảm cây nông nghiệp đất dân cƣ. Loại thảm này bao gồm: rừng trồng, cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và các khu dân cƣ.

Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn…trong vùng đã hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà. Trƣớc đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai của đảo. Hiện nay, rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng.

4.3. Phần mềm SMART - giám sát Voọc Cát Bà

4.3.1. Xây dựng bản đồ nền cho phần mềm SMART – Giám sát Voọc Cát

Dựa trên các dữ liệu bản đồ nền sẵn có, đề tài đã tiến hành xây dựng bản đồ nền để sử dụng để xuất các bản đồ chuyên đề trong quá trình thực hiện giám sát.

Các lớp bản đồ đƣợc sử dụng làm bản đồ nền bao gồm lớp bản đồ ranh giới của VQG Cát Bà, địa hình khu vực VQG Cát Bà, các tuyến giao thông chính, các trạm kiểm lâm, ranh giới khu Cửa Đông và Giỏ Cùng. Bản đồ nền cho VQG Cát Bà sử dụng hệ tọa độ WGS84, đây là hệ tọa độ mặc định trong phần mềm SMART. Các lớp bản đồ đƣợc sử dụng làm bản đồ nền nếu không sử dụng hệ tọa độ trên thì sẽ đƣợc chuyển đổi hệ tọa độ để chúng đồng nhất với nhau. Đồng thời, bản đồ nền sẽ đƣợc bổ sung thêm chú giải của bản đồ, ký hiệu hƣớng bắc, thƣớc tỉ lệ và tỉ lệ của bản đồ. Hình 4.10 thể hiện bản đồ nền VQG Cát Bà đƣợc xây dựng bằng phần mềm SMART.

4.3.2. Xây dựng mô hình dữ liệu cho phần mềm SMART - Giám sát Voọc Cát Bà

Căn cứ vào mục tiêu và các chỉ số giám sát loài Voọc Cát Bà, đề tài đã tiến hành xây dựng mô hình dữ liệu giám sát trên phần mềm SMART. Mô hình dữ liệu tập trung vào hai chỉ số giám sát chính là quần thể Voọc Cát Bà và các mối đe dọa đến quần thể Voọc Cát Bà tại VQG Cát Bà.

Mô hình dữ liệu của bộ chỉ số giám sát quần thể Voọc Cát Bà đƣợc minh họa trong hình 4.10.

Hình 4.11: Mô hình dữ liệu cho bộ chỉ số giám sát quần thể loài Voọc Cát Bà

Bộ chỉ số giám sát quần thể Voọc Cát Bà tập trung vào số lƣợng cá thể của từng đàn, do vậy hầu hết các chỉ số giám sát có đƣợc định dạng ở dạng số (Numeric), các đàn khác nhau đƣợc định dạng ở dạng danh sách (List). Trong danh sách đã ghi rõ các đàn riêng biệt, vì vậy, các điều tra viên sẽ cần phải chọn đúng đàn đang đƣợc giám sát.

Bảng 4.4: Kiểu dữ liệu của các thuộc tính trong bộ chỉ số giám sát quần thể Voọc Cát Bà Chỉ số giám sát Kiểu dữ liệu trong SMART Các giá trị

Thời tiết LIST Nắng; Mƣa; khác

Tên đàn LIST

Giỏ Cùng A; Giỏ Cùng B; Giỏ Cùng C; Cửa Đông A; Cửa Đông B, Cửa Đông C; Cửa Đông D

Số lần bắt gặp trực tiếp Numeric Số lần bắt gặp qua dấu vết Numeric

Số lƣợng cá thể Numeric

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 43 - 91)