Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32)

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

* Dân số v p ân bố dân cư + Qui mô dân số

Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, gia tăng dân số ở trong khu vực đảo Cát Bà chủ yếu là sự tăng tự nhiên với mức trung bình là 1%/năm trong cả thời kỳ 1996-2004, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân hàng năm của thành phố Hải Phòng và cả nƣớc. Dân cƣ tƣơng đối ổn định trong các năm trở lại đây, hiện tƣợng di cƣ tự do đến đảo ít xẩy ra.

+ Cơ cấu dân số.

Tỷ lệ nam và nữ trong những năm vừa qua không có biến động lớn, tỷ lệ nữ thƣờng cao hơn nam một chút. Theo số liệu thống kê năm 2004 thì tỷ lệ nữ giới trong khu vực chiếm 50,6%.

+ Phân bố dân cư.

Dân cƣ phân bố không đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng đệm: 127 ngƣời/km2

, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải là 207 ngƣời/km2. Sự phân bố dân cƣ không đồng đều, cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 4.596 ngƣời/km2 và thấp nhất là xã Việt Hải 7 ngƣời/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là ngƣời kinh sống tập trung ở khu vực có vị trí thuận lợi hơn về các hoạt động mƣu sinh.

* Cơ cấu dân số và lao động

Tỷ lệ lao động nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và số lao động nữ thƣờng cao hơn nam một chút. Trong năm 2004 tỷ lệ lao động nữ chiếm 50,9%, lao động nam chiếm 49,1%.

3.2.2. Các hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu

* Nôn n ệp

Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và 2,3% GDP huyện năm 2004). Ngành đang từng bƣớc tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tƣơi và chăn

nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô hình canh tác vƣờn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo và đã mang lại hiệu quả tƣơng đối cao. Hƣớng sản xuất theo mô hình này tập trung vào các loài cây, con có sản lƣợng và giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Trồng trọt

Những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn luôn tăng với mức tăng trƣởng trung bình. Trong giai đoạn năm 2001- 2004 sản lƣợng trồng trọt tăng là 4,7%/năm.

Cây lúa có năng suất khá thấp, bình quân toàn khu vực Cát Bà chỉ đạt 2,4 tấn/ha, nguyên nhân do việc trồng lúa ở đây luôn bị thiếu nƣớc. Hệ thống thuỷ lợi dẫn nƣớc ở đây còn yếu kém nên việc dẫn nƣớc còn rất hạn chế và chƣa điều tiết đƣợc nguồn nƣớc.

Cây màu (ngô, khoai, sắn, đậu, lạc), mặc dù tổng diện tích không lớn (155 ha) với sản lƣợng chỉ đạt 388,8 tấn nhƣng cũng đã góp phần tăng thêm lƣợng thực và thu nhập cho các hộ dân trong vùng.

Rau xanh đƣợc trồng chủ yếu Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải với diện tích là 10,5 ha, sản lƣợng là 130 tấn. Bên cạnh việc trồng rau để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày, ngƣời dân đã đem bán cho các nhà hàng phục vụ khách du lịch và ngƣời dân thị trấn Cát Bà. Hiện tại sản lƣợng rau xanh trên đây vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng trên đảo.

Cây ăn quả khu vực đảo Cát Bà có tổng sản lƣợng là 400 tấn/năm với diện tích trồng khá tập trung (không kể diện tích cây Vải của Vƣờn Quốc gia Cát Bà) là 210 ha (trong đó: Vải 127 ha, Nhẵn 27 ha, Hồng 4 ha và Cam, Quýt 7 ha). Ngoài ra còn một số diện tích trồng cây ăn quả khác nhƣ na, mít, táo, dứa… đƣợc trồng xen kẽ trên đất thổ cƣ.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2001-2004 là 4,75%. Hoạt động chăn nuôi không chỉ mang lại thu nhập mà còn phục vụ sinh hoạt trong gia đình và tạo ra phân bón cho nông nghiệp.

Hiện nay, nghề nuôi Ong trên địa bàn tƣơng đối phát triển với số lƣợng lên đến 1748 đàn với sản lƣợng đạt 3980 lít (với giá mật ong nuôi hiện tại từ 40 -50 ngàn đồng/lít) đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với trồng lúa, cây màu các loại.

Bên cạnh việc nuôi ong, ngƣời dân cũng đã tập trung đầu tƣ nuôi Dê, tổng số Dê nuôi đƣợc đạt trên 4.700 con. Việc tăng sản lƣợng đàn Dê nuôi thả không chỉ đã mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn giúp cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực, rất đặc trƣng của khu vực núi đá-hải đảo.

* T uỷ lợ

Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thuỷ lợi trong các xã còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu cho các hoạt động sản xuất. Hiện nay mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng chủ yếu dựa vào nguồn nƣớc tự nhiên nhƣ: nƣớc mƣa, nƣớc suối và nƣớc giếng khơi, do thiếu các công trình thuỷ lợi nên một số diện tích đất nông nghiệp chỉ trồng lúa đƣợc một vụ.

3.2.3. Lâm nghiệp

Do diện tích rừng trên đảo Cát Bà phần lớn thuộc diện tích của VQG Cát Bà quản lý, nên diện tích đất Lâm nghiệp thuộc địa bàn các xã vùng đệm không nhiều. Cho đến nay, Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm VQG đã chỉ đạo thực hiện đƣợc một số công việc nhƣ sau:

- Trồng rừng tập trung 15 ha

- Trồng rừng phân tán 150.000 cây - Chăm sóc rừng: 38 ha

3.2.4. Thuỷ sản

- K a t c t uỷ sản: Vịnh Cảng Cát Bà đƣợc đầu tƣ xây dựng khá kiên cố, có sức tiếp nhận gần 1000 phƣơng tiện tàu, thuyền lớn nhỏ, ngoài ra đảo Cát Bà còn có rất nhiều Vụng Vịnh kín gió đƣợc huyện quy hoạch làm nơi tránh trú bão an toàn.

- Nuôi trồng thuỷ sản

Những năm qua mặc dù diện tích nuôi trồng trên địa bàn không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lƣợng nuôi trồng lại tăng lên rất lớn. Trong đó, việc nuôi trồng thuỷ sản đƣợc chia làm hai hình thức là nuôi cá lồng bè và nuôi đầm hồ.

Nhìn chung, việc nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực có sản lƣợng tăng nhanh với một số loài cá có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu nhƣ; Tù hài, Cá Song, Cá Hồng, Cá Thác, Cá Vƣợc… nhƣng hiệu quả nuôi trồng trong những năm qua là không cao, nguyên nhân chính là do thiếu quy hoạch, sắp xếp, bố trí hợp lý về nghề nuôi cá lồng bè, nghề nuôi đầm tôm và công tác vệ sinh môi trƣờng ở các khu vực nuôi cá lồng bè và nuôi tôm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức từ các nhà quản lý và ý thức về môi trƣờng của ngƣời dân còn kém nhƣ vứt rác thải bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. (Nguồn dữ liệu đặc điểm khu vực nghiên cứu: Vƣờn quốc gia Cát Bà, 2016)

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng và một số mối đe dọa tới loài Voọc Cát Bà

4.1.1. Hiện trạng loài Voọc Cát Bà tại khu vực nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành giám sát loài Voọc Cát Bà liên tục trong 9 tháng tại hai khu vực Cửa Đông và khu vực Giỏ Cùng. Trong quá trình giám sát, chúng tôi đã 132 lần quan sát đƣợc Voọc bao gồm 69 lần tại khu vực Cửa Đông và 63 lần tại khu vực Giỏ Cùng. Số lần bắt gặp chúng ít nhất là vào tháng Một với 9 lần quan sát và nhiều nhất là vào tháng Tƣ với số lần quan sát là 24 lần khác nhau. Có thể thấy, vào vào các tháng mùa hè thì số lần quan sát đƣợc Voọc cao hơn so với các tháng vào mùa đông.

Hình 4.1: Biểu đồ tần số bắt gặp Voọc trong quá trình giám sát

Căn cứ kết quả điều tra thực địa tại hai khu vực Cửa Đông và Giỏ Cùng, chúng tôi đã xác định đƣợc quần thể Voọc Cát Bà tại đây có từ có khoảng từ 40 đến 47 cá thể. Trong đó, khu vực Cửa Đông có khoảng 20-27 cá thể thuộc 4 đàn khác nhau, khu vực Giỏ Cùng có khoảng 18-23 cá thể thuộc 3 đàn khác nhau. Số lƣợng cá thể ghi nhận đƣợc tại hai khu vực Của Đông và

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Số lần b ắt gặp Vo c Cửa Đông Giỏ Cùng

Giỏ Cùng biến động không quá nhiều. Bên cạnh đó, theo các tài liệu và thông tin phỏng vấn, một đàn khoảng 05 cá thể Voọc Cát Bà tại khu vực Hang Cái – Gia Luận [8]. Vậy có thể thấy, số lƣợng cá thể Voọc Cát Bà là còn rất nhỏ so vơi các giai đoạn trƣớc đây. Năm 2000, quần thể của loài này đƣợc ƣớc lƣợng khoảng từ 104-135 cá thể [19]. Tuy nhiên, đến năm 2001, quần thể của chúng đƣợc dự đoán bị suy giảm nhanh chóng, chỉ còn khoảng 50-60 cá thể [20]. Tuy đến giữa những năm 2000, số lƣợng cá thể của chúng có tăng nhẹ lên khoảng hơn 60 cá thể [20][21].

Hình 4.2: Số cá thể Voọc bắt gặp đƣợc trong các lần quan sát

Voọc Cát Bà là loài linh trƣởng không chỉ đặc hữu của Việt Nam, mà còn là đặc hữu của VQG Cát Bà. Hiện nay, chúng đƣợc xếp mức CR (Cực kỳ nguy cấp) trong cả Sách đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ của IUCN (2017). Đồng thời Voọc Cát Bà bị liệt kê trong danh sách 25 loài linh trƣởng nguy cấp nhất thế giới [24]. Từ các nghiên cứu trƣớc đây có thể thấy, số lƣợng cá thể loài Voọc Cát Bà bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là khoảng thời gian sau năm 2000. Sự phát triển của kinh tế, du lịch đã dẫn đến hiện tƣợng sinh cảnh sống của Voọc bị phân mảnh, cùng với việc săn bắn, buôn

0 5 10 15 20 25 30 Cửa Đông Giỏ Cùng

bán động vật hoang dã trái phép gia tăng đã dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng về số lƣợng cá thể Voọc Cát Bà ngoài tự nhiên. Vì vậy, công tác giám sát loài linh trƣởng quý hiếm này tại VQG Cát Bà là vô cần cần thiết và cấp bách. Các khu vực ghi nhận đƣợc Voọc Cát Bà đƣợc thể hiện trong bản đồ hình 4.3.

4.1.2. Một số mối đe dọa chính tới quần thể Voọc Cát Bà

S n bắt

Đối với các loài động vật hoang dã nói chung và Voọc Cát Bà nói riêng, săn bắt luôn là một trong những mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng và là nguyên nhân trực tiếp của sự suy giảm số lƣợng cá thể. Thời điểm trƣớc năm 2000, tình trạng săn bắn động vật hoang dã tại Cát Bà diễn ra khá phổ biến mà không có sự can thiệp nào của chính quyền địa phƣơng. Dân số trên đảo tăng một cách nhanh chóng dẫn đến hiện tƣợng săn bắn gia tăng, sinh cảnh sống bị phát hủy [19]. Chính vì vậy, số lƣợng cá thể Voọc Cát Bà bị giết hại trong thời gian này là rất nhiều. Sử dụng súng để săn bắn là một trong các phƣơng pháp rất phổ biến của các thợ săn dùng để bắt Voọc. Ngoài ra, thợ săn còn sử dụng lƣới bịt miệng hang để bắt Voọc, sau khi biết đàn Voọc về hang ngủ qua đêm, thợ săn trèo lên hang và bịt miệng hang lại, sau đó chui vào hang dùng vợt hoặc gẫy tre để bắt Voọc cho đến khi hết cả đàn [8].

Sau thời điểm năm 2000, chính quyền địa phƣơng đã thực hiện chƣơng trình thu hồi súng trên toàn bộ đảo Cát Bà. Do vậy, các hoạt động săn bắn thú rừng trong khu vực đã giảm hẳn. Tuy nhiên, theo báo cáo của thành viên tổ Bảo vệ rừng, kiểm lâm và công an xã, tại xã Việt Hải và xã Gia Luận mỗi xã vẫn còn 3 - 4 khẩu súng. Nhƣ vậy, chỉ tính trên hai xã vẫn còn ít nhất 6 khẩu súng săn, tất cả các khẩu súng này đều đƣợc thợ săn cất giấu trong rừng, do vậy rất khó để phát hiện và tịch thu. Đây là một nguy cơ tiềm tàng đối với sự tồn tại của quân thể Voọc Cát Bà [8].

Sự chia cắt quần thể

Số lƣợng Voọc Cát Bà hiện còn là cực kỳ ít và quần thể Voọc bị chia cắt nghiên trọng. Đồng thời, nhiều đàn Vo ọc Cát Bà không có sự kết hợp với các đàn khác. Với cấu trúc quần thể nhƣ vậy sẽ dẫn đến một hiện tƣợng sinh sản cận huyết: sinh sản cận huyết có thể dẫn tới việc giảm thiểu đa dạng gen và có thể dẫn tới giảm thiểu khả năng sinh tồn của loài.

S n cản bị t c đ n

Mỗi loài sinh vật đều không thể tồn tại nếu tách ra khỏi sinh cảnh, thậm chí với một số loài động vật nhạy cảm thì dù chỉ tác động nhỏ đến sinh cảnh sống cũng có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của chúng. Các khu vực thuộc - Vƣờn Quốc gia Cát Bà, hầu nhƣ trƣớc đây tất cả các khu rừng đều có dấu tích tác động của con ngƣời bao gồm:

Khai thác gỗ trái phép

Hiện nay, các hoạt động này không còn diễn ra trong vùng lõi của Vƣờn Quốc gia, nhƣng khu vực bìa rừng vẫn còn lƣu giữ một khối lƣợng gỗ khá lớn đối với nhu cầu sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng. Ngƣời dân vẫn lén lút vào rừng khai thác gỗ về làm của nhà. Nên luôn gây áp lực tiềm năng đối với khu vực.

K a t c lâm sản n o ỗ

Các loại thảo dƣợc, hiện đang là áp lực rất lớn đối với khu vực. Trong thời gian điều tra, chúng tôi đã ghi nhận một số ngƣời dân địa phƣơng vào rừng thu hái lâm sản phụ, đặc biệt là các loài có thể làm thuốc. Mặc dù, không ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã và loài Voọc Cát Bà, nhƣng những hoạt động này đang quấy nhiễu đến đời sống của chúng.

P t tr ển Du lịc

Du lịch đang trở thành yếu tố ảnh hƣởng tới quần thể Voọc Cát Bà và cho công tác bảo tồn loài này. Du lịch mạo hiểm đang trở nên phổ biến tại Cát Bà với các đoàn du lịch phƣợt đang ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều khách du lịch đến quần đảo Cát Bà, họ đƣợc hƣớng dẫn đến những khu vực tự nhiên mới, bao gồm cả những vách đá nơi Voọc sinh sống để thực hiện các hoạt động du lịch ngoài trời nhƣ: leo vách đá, cắm trại qua đêm. Hiện nay, vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Du lịch hiện nay đang diễn ra một cách phức tạp, rất khó kiểm soát và chính vì điều này tạo nên mối xung đột đối với các mục tiêu bảo tồn.

4.2. Xây dựng khung chƣơng trình giám sát loài Voọc Cát Bà

4.2.1. Xác định mục tiêu giám sát

Chƣơng trình giám sát loài Voọc Cát Bà bằng phần mềm SMART nhằm hƣớng đến mục tiêu cung cấp cho các cơ quan quản lý cũng nhƣ các tổ chức bảo tồn một công cụ nhằm cập nhật thông tin về loài cần bảo tồn, cũng nhƣ đánh giá tình phù hợp và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn đã đƣợc thực hiện. Đồng thời, chƣơng trình giám sát cũng hƣớng tới mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ mới trong thực hiện các hoạt động bảo tồn, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Từ đó, nghiên cứu đã hƣớng tới các mục tiêu giám sát cụ thể đƣợc xác định bao gồm:

 Phát hiện, dự báo xu thế biến đổi tình trạng quần thể Voọc Cát Bà tại Vƣờn quốc gia Cát Bà.

 Phát hiện, theo dõi diễn biến, xác định phạm vi, mức độ tác động của các mối đe doạ chính đến quần thể Voọc Cát Bà và sinh cảnh sống của chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32)