Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3.Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập

Để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn GDCD, HS cũng cần phải:

Thứ nhất, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy của GV, HS cũng

cần thay đổi phương pháp học. HS cần phải có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các phương pháp học tập tích cực, trong đó có PPTLN. Thay đổi thói quen học tập bị động bằng ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tư duy phản biện, tinh thần phê phán, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những cái đúng, cái

tiến bộ, thể hiện được chính kiến, lập trường cá nhân trong khi thảo luận nhóm. Nhờ vậy các em có động cơ học tập tốt hơn để lĩnh hội mới. Bởi x t cho cùng HS mới là chủ thể của quá trình tiếp nhận kiến thức mới.

Thứ hai, HS cần phải chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ GV đưa ra

trước khi thảo luận nhóm. Đồng thời, để PPTLN sử dụng nhiều hơn thì các em phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ với nhau “một người vì mọi người, mọi người vì một người”, có ý thức tự giác, hoàn thành nhiệm vụ của mình, biết mạnh dạn hơn, khắc phục tâm lý nhút nhát, dụt dè… Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả của buổi học bằng PPTLN.

Thứ ba, HS cũng cần từ bỏ những thói quen như lười suy nghĩ, ít phát

biểu, ngại giao tiếp, không tham gia vào công việc của nhóm, sống kh p mình... Chỉ khi nào học sinh có ý thức trong việc mình phải là người chủ động để chiếm lĩnh tri thức, biến nó thành của mình, đào sâu và vận dụng nó vào xử lý những tình huống xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống... thì khi đó các em mới phát huy được năng lực học tập của chính mình, đóng góp cho quá trình thực hiện PPTLN một cách tích cực, hiệu quả..

Thứ tư, ngoài sách giáo khoa GDCD lớp 8, HS cũng cần phải xem ti vi,

nghe đài báo, xem mạng, sách báo, đọc truyện văn học, tìm hiểu về các tấm gương người tốt, việc tốt để có những ý tưởng, những quan điểm mới lạ, độc đáo nhưng vẫn chứa đựng tính giáo dục trong đó... Đây là nền tảng, mạch nguồn cho sự sáng tạo của người học trong quá trình học tập, lao động, vui chơi, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia vào các nội dung mà giáo viên đề ra trong khi sử dụng PPTLN trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng.

Thứ năm, trong quá trình thực hiện làm việc nhóm HS cần có sự thỏa

thuận và tuân thủ các quy tắc làm việc chung của nhóm để quá trình làm việc nhóm đạt được hiệu quả. Cụ thể, những việc HS cần làm trong quá trình thảo luận nhóm bao gồm:

- Lập kế hoạch làm việc nhóm: + Chuẩn bị tài liệu học tập + Đọc tài liệu

+ Làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu nhiệm vụ đề ra không? + Phân công công việc trong nhóm

+ Lập kế hoạch thời gian cho từng nhiệm vụ - Thỏa thuận quy tắc làm việc của nhóm: + Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ của mình. + Từng người ghi lại kết quả làm việc.

+ Mỗi người lắng nghe những người khác. + Không ai được ngắt lời người khác - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: + Đọc kĩ tài liệu.

+ Cá nhân thực hiện công việc đã phân công.

+ Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ. + Sắp xếp công việc đã thực hiện của nhóm.

- Chuẩn bị nội dung báo cáo trước lớp + Lựa chọn hình thức báo cáo

+ Phân công người trình bày báo cáo kết quả của nhóm + Quy định tiến trình trình bày của nhóm.

3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp thảo luận nhóm ở các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 88 - 90)