Bồi dưỡng kĩ năng sửdụng phương pháp thảo luận nhóm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.Bồi dưỡng kĩ năng sửdụng phương pháp thảo luận nhóm cho

viên dạy GDCD ở các trường THCS

Để dạy học thành công PPTLN, theo chúng tôi GV dạy môn GDCD ở các trường THCS cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, GV phải được tạo điều kiện để đi bồi dưỡng về chuyên môn,

nghiệp vụ, PPDH, tin học, ngoại ngữ… Cùng với đó là quá trình GV phải không ngừng tự học nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tham gia các công tác xã hội để bổ sung kiến thức thực tiễn. Từ đó mới có thể đem lại chất lượng, hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy.

Thứ hai, mỗi GV cần phải có sự tự nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn

nữa về đổi mới PPDH, nên từ bỏ thói quen sử dụng PPDH truyền thống thay bằng các PPDH tích cực, trong đó có PPDH thảo luận nhóm. Khi đó, GV trở thành “người hướng dẫn”, định hướng cho HS đi theo cái đúng, cái tốt, đi theo chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, bản thân GV cũng phải học hỏi, cập nhật những kiến thức mới liên tục để thay đổi nhận thức của mình, thay đổi lối mòn tư duy. Để vận dung thành công PPTLN vào dạy học, trước hết người GV phải tự thay đổi quan niệm, suy nghĩ, nhận thức của mình về PPDH thảo luận nhóm, về bản chất của việc dạy và học theo hình thức thảo luận nhóm. Tìm hiểu và tiếp cận với các quy trình dạy học sử dụng PPTLN chuẩn, khoa học. Chỉ khi nào GV có nhận thức đúng về bản chất, quy trình thực hiện của PPDH thì khi đó GV mới có thể thực hiện tốt PPDH đó trong quá trình truyền thụ tri thức đến người học đem lại hiệu quả cao.

Thứ ba, đặc trưng của quá dạy học thảo luận nhóm là phát huy vai trò

“lấy người học làm trung tâm”, là quá trình nhằm kích thích khả năng tự học, sáng tạo của người học vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học. Cho nên để

làm tốt điều này, GV phải là người biết tổ chức, điều khiển, quản lý lớp học, phải tạo không khí lớp học thật sôi nổi mà thoải mái bằng cách tăng cường đối thoại giữa các HS với nhau và giữa HS với GV. Bên cạnh thảo luận những kiến thức có từ sách vở, cần cho HS thảo luận những kiến thức thực tiễn cuộc sống của các em có liên quan đến nội dung bài học. Việc vận dụng những kiến thức như vậy sẽ giúp các em cảm thấy thú vị, hứng thú hơn trong giờ học, chất lượng của giờ học sẽ được nâng cao.

Thứ tư, GV cũng cần phải am hiểu sâu sắc nội dung bài học, làm chủ

kiến thức, biết lựa chọn những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện PPTLN. Không phải bất kỳ một đơn vị kiến nào GV cũng có thể sử dụng PPTLN để giảng dạy được, bởi nếu sử dụng PPTLN không phù hợp với đơn vị kiến thức bài học thì không những vừa tốn thời gian mà còn làm HS tiếp thu những tri thức sai lệch với nội dung bài học. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng PPTLN là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một tiết học mà GV sử dụng PPTLN để giảng dạy.

Thứ năm, trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV nhiều khi phải đóng

vai trò là cố vấn trọng tài để xử lý những tranh luận trong bài học của HS. Lúc này, GV cần phải là người thật sự công tâm, khách quan. Bên cạnh có trình độ, GV phải có tấm lòng bao dung nhân văn mới có thể khuyến khích HS tham gia vào các lần thảo luận sau với những sự tiến bộ vượt trội.

Thứ sáu, GV phải là người không ngại những khó khăn, vất vả để đầu

tư công sức, trí tuệ cho việc thiết kế các tình huống có vấn đề cho HS thảo luận. GV phải biết nâng niu, trân trọng những kết quả mà các em đạt được, không nên phủ nhận toàn bộ sáng kiến của các em mà phải uốn nắn, sửa chữa cho kiến thức ấy hoàn chỉnh. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi người GV phải có tâm huyết nghề nghiệp, không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để ngày càng nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân hơn nữa.

Thứ bảy, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,

GV nên chủ động học tin học để khai thác thông tin phục vụ cho bài giảng, đặc biệt sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào dạy học để tạo nên sức hấp dẫn, sinh động trong mỗi giờ dạy. Đồng thời, GV cũng phải có sự đầu tư hơn nữa vào việc soạn giáo án, cần soạn theo hướng đổi mới để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng các hình ảnh mô phỏng, phương tiện, kĩ thuật dạy học để việc thảo luận của HS được sinh động, hấp dẫn cuốn hút hơn.

Thứ tám, trong triết lý giáo dục, không có một PPDH nào là toàn năng

mà muốn có một giờ dạy tốt, GV cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các PPDH với nhau, tùy vào nội dung kiến thức trọng tâm của bài giảng để lựa chọn xem PPDH nào là chủ đạo, cần sử dụng chính để phát huy được năng lực sư phạm của GV và tính chủ động, sáng tạo của người học. Đối với PPTLN không phải nội dung kiến thức nào của môn GDCD đều có thể sử dụng PPDH này, cũng như không nên sử dụng một mình PPDH này cho cả 1 tiết dạy trên lớp. Bởi như thế, sẽ không đáp ứng được mục tiêu của bài học, kiến thức của môn học không đảm bảo để truyền thụ đến người học. Do đó, để sử dụng có hiệu quả PPTLN trong dạy học môn GDCD lớp 8, GV nên kết hợp PPDH này với các phương pháp đàm thoại, thuyết trình, dạy học tình huống, nêu vấn đề, trực quan, đóng vai….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 86 - 88)