Nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2.Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm sư phạm

Chương trình GDCD lớp 8 gồm có 18 bài. Chúng tôi lựa chọn nội dung thực nghiệm sử dụng PPTLN để dạy học ở các bài sau:

- Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội

- Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Chúng tôi không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa, đọc thêm.

3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thiết kế giáo án sử dụng PPTLN trong dạy học môn GDCD lớp 8, chúng tôi có dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn về

kiến thức, kỹ năng, thái độ để làm rõ thêm mục tiêu cần đạt và trọng tâm bài học. Giáo án của lớp thực nghiệm được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tuân thủ các bước lên lớp và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của một số trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm sư phạm: 1. Về mục đích của bài học:

Dưới sự hướng dẫn, điều khiển, quản lý của GV, HS được tiến hành thảo luận nhóm, từ đó hình thành các kỹ năng giao tiếp, đoàn kết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, năng động, sáng tạo và tư duy phản biện để tự mình chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học biến nó thành của mình, vận dụng được vào thực tiễn của bản thân để có khả năng xử lý tốt các tình huống xảy ra xung quanh mình.

2. Về phương pháp dạy học:

Phương pháp chủ đạo được GV lựa chọn sử dụng là PPTLN. Ở một vài nội dung bài dạy có kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, trực quan, vận dụng tình huống… Theo đó, hoạt động của giáo viên sẽ được tiến hành theo tuần tự các bước đã xây dựng.

3. Chuẩn bị:

GV căn cứ vào trình độ nhận thức của HS và nội dung bài học để sử dụng PPTLN cho phù hợp. Nêu các vấn đề/câu hỏi thảo luận để HS tiếp nhận và xử lý theo nội dung kiến thức của bài học. HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành chia nhóm thảo luận. Khi lựa chọn vấn đề/câu hỏi thảo luận, chúng tôi cũng linh hoạt trong việc lựa chọn các vấn đề, các đơn vị kiến thức phù hợp có thể sử dụng PPTLN tránh sự nhàm chán, đơn điệu, hay quá khó cho các em nhằm kích thích hứng thú học tập của HS và đảm bảo tính vừa sức đối với HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Trong một tiết giảng, không phải toàn bộ thời gian chúng tôi đều dành cho việc sử dụng PPTLN mà chúng tôi chỉ sử dụng PPTLN ở những nội dung kiến thức trọng tâm, lý thú, làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết, HS tiến hành thảo luận nhóm để thực hiện ý đồ sư phạm của GV. Ngoài ra, trong một tiết học, chúng tôi còn kết hợp các PPDH khác như đàm thoại, nêu vấn đề và thuyết trình những nội dung khó.

4. Thực hiện nội dung:

Sau khi chia nhóm HS, GV tiến hành tổ chức cho học sinh thảo luận các vấn đề/câu hỏi mà GV đã xây dựng; HS thảo luận trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm; HS các nhóm khác nhận x t, bổ sung; GV đưa ra nhận x t, đánh giá để rút ra nội dung bài học.

Khi thiết kế giáo án sử dụng PPTLN trong dạy học, chúng tôi phải tuân thủ theo các bước cơ bản:

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm các chuẩn về nội dung tri thức, kỹ năng và thái độ.

Bước 2: Phân bố thời lượng các tiết và trọng tâm của bài học.

Bước 3: Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học. Bước 4: Xác định tài liệu học tập và phương tiện dạy học.

Bước 5: Xây dựng tiến trình bài học.

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1 (Xem Phụ lục 6) THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2 (Xem Phụ lục 7) THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 3 (Xem Phụ lục 8)

3.1.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm

* Các bước tiến hành thực nghiệm:

Để tạo tính khoa học, chính xác cho việc đánh giá, chúng tôi đã khảo sát ở nhiều phương diện:

- Về phía hoạt động của GV gồm có quan sát, phỏng vấn.

- Về phía hoạt động của HS gồm có làm bài kiểm tra, bài tập ở nhà, bài tập nhóm, hoạt động nhóm, kết quả bài kiểm tra học kì.

Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn, lấy ý kiến của các GV dạy GDCD, cán bộ quản lý là tổ trưởng chuyên môn kết hợp với việc khảo sát ý kiến của học sinh lớp thực nghiệm về việc sử dụng PPTLN.

Để tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xin ph p Ban giám hiệu các trường THCS Vĩnh Lộc, THCS Ngọc Hội, THCS Yên Lập, THCS Hòa An trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, trao đổi với tổ bộ môn về dự định thực nghiệm của mình. Sau đó, tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm theo thời khóa biểu đã được sắp xếp. Ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được dạy cùng một nội dung bài học. Giờ dạy của lớp đối chứng tiến hành dạy trước, giờ dạy lớp thực nghiệm dạy sau, có mời các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đi dự để cùng nhận x t, đánh giá.

* Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm:

Ngay sau khi kết thúc giờ dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm nhằm so sánh mức độ nhận thức và kết quả học tập cả học sinh ở hai lớp.

Bài kiểm tra được làm trong thời gian 45 phút. Đề bài bao gồm 2 phần: tự luận và trắc nghiệm. Cả hai lớp làm chung một đề, đánh giá theo thang điểm như nhau.

Cùng với việc cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi phát phiếu điều tra xã hội học nhằm đánh giá những biểu hiện của HS trong giờ học khi GV sử dụng PPTLN. Cách kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm được chúng tôi tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Soạn câu hỏi kiểm tra theo mục tiêu bài dạy

Bước 2: Cho học sinh làm bài kiểm tra, trả lời phiếu điều tra Bước 3: Chấm bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, số liệu điều tra để rút ra kết luận.

Để đánh giá khả năng nắm bắt tri thức của HS, chúng tôi sử dụng thang điểm 10, là thang điểm đang được sử dụng phổ biến ở các THCS hiện nay.

Các điểm số được phân làm bốn mức độ sau: - Loại giỏi: Điểm 9 đến 10

- Loại khá: Điểm 7 đến 8 - Loại trung bình: Điểm 5 đến 6 - Loại yếu k m: Các điểm dưới 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 69 - 73)