Các nhà quản lý giáo dục cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.Các nhà quản lý giáo dục cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo

trường THCS

Việc đổi mới PPDH là một vấn đề cấp thiết, tất yếu. Song, để thực hiện có hiệu quả phong trào này, tự bản thân GV khó có thể thực hiện được nếu không có được sự quan tâm, chỉ đạo từ nhiều cấp bộ ngành, mà trước hết là ngành giáo dục. Sự quan tâm của cấp quản lý từ cao xuống thấp sẽ tạo điều kiện cho GV và HS hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp cơ bản thuộc quản lý cấp cơ sở, đó là cấp trường đối với việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PPTLN trong dạy học GDCD lớp 8 tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Theo chúng tôi, các trường THCS cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường cần có nhận thức và quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiên đối với hoạt động đổi mới PPDH, trong đó có PPTLN trong dạy học GDCD lớp 8, không để tình trạng đổi mới nhưng không có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới mang tính hình thức.

- Nhà trường phải luôn luôn xác định đổi mới PPDH là hoạt động trọng tâm trong kế hoạch năm học, được thực hiện liên tục trong tất các hoạt động giảng dạy của GV. Tránh tình trạng một năm chỉ tổ chức một, hai đợt thao giảng để thể hiện tinh thần đổi mới mang tính phong trào, thành tích còn lại cả năm vẫn giảng dạy theo PPDH truyền thống.

- Các trường cần có văn bản quy định về việc thực hiện PPDH tích cực trong quá trình giảng dạy và đưa tiêu chí đánh giá giờ giảng, từ đó tạo điều

kiện khuyến khích GV tích cực sử dụng các PPDH tích cực, hiện đại, trong đó có PPTLN. Nhà trường có chế độ động viên, khen chê kịp thời như: Đối với GV GDCD nói riêng, GV các bộ môn khác trong nhà trường nói chung, ai tích cực đổi mới, ai sáng tạo trong dạy học, được HS và đồng nghiệp đánh giá cao thì nhà trường cần có hình thức nêu gương, khen thưởng kịp thời để khích lệ kịp thời. Ngược lại, những GV dạy theo lối mòn cũ, dập khuôn, chậm đổi mới, không tạo được hứng thú, niềm say mê cho HS thì nhà trường nên xem x t nhắc nhở và có hình thức xử lý thỏa đáng.

- Ban Giám hiệu và Tổ bộ môn nên tổ chức dự giờ các tiết học GV sử dụng PPTLN trong dạy học môn GDCD để cùng trao đổi, học tập, góp ý cho nhau về những ưu điểm, hạn chế trong khi sử dụng PPDH này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn học này nói riêng và các môn học văn hóa khác nói chung.

- Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc GV sử dụng PPDH tích cực. Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn có thể dự giờ bất kỳ GV nào để nắm rõ tình hình giảng dạy và phương pháp dạy học của từng người; kiểm tra giáo án đổi mới PPDH của GV…

- Ngoài ra, Ban Giám hiệu các trường nên thường xuyên tổ chức tốt các Hội thao giảng theo cụm liên trường để cho GV các trường được giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những khó khăn vướng mắc mà giáo viên gặp phải khi thực hiện các PPDH tích cực. Đối với việc sử dụng PPTLN, GV dạy GDCD gặp khó khăn trong việc tổ chức, điều khiển quản lý việc thảo luận nhóm, đưa ra các vấn đề/câu hỏi thảo luận vừa phải trọng tâm bài học, vừa mang tính giáo dục lại phải sát thực với thực tế đời sống, môi trường sinh hoạt của các em... thì việc GV được trao đổi với GV, nhất là các GV cốt cán chuyên môn về môn học GDCD sẽ từng bước giúp GV tháo gỡ được những vướng mắc, hạn chế, sự lúng túng của mình khi sử dụng những PPDH mới.

Các trường nên tạo điều kiện hơn nữa và có chính sách khuyến khích để GV dạy GDCD có điều kiện tham gia các lớp học bồi dưỡng về đổi mới PPDH nhất là những GV dạy 2 môn trong GDCD không phải là môn chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học giáo dục công dân lớp 8 ở một số trường THCS huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang​ (Trang 84 - 86)