8. Cấu trúc luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở
ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở trong chương trình giáo dục mới
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở trong chương trình giáo dục mới
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở trong chương trình giáo dục mới là hoạt động giáo dục cơ bản nhằm hình thành năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất nhân cách cho học sinh THCS theo mục tiêu của chương trình giáo dục cấp THCS.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở trong chương trình giáo dục mới cùng với hoạt động dạy học giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng sống, những năng lực chung và năng lực đặc thù để thích ứng với mơi trường sống ln biến đổi, tạo cơ hội cho sự phát triển nhân cách HS một cách toàn diện, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình mới và yêu cầu của xã hội.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở trong chương trình giáo dục mới giúp nhà trường và GV phát triển chương trình giáo dục, tạo mơi trường văn hóa giáo dục trong trường học, xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường thân thiện trong nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là con đường giáo dục cơ bản, quan trọng để phát triển năng lực sáng tạo, giúp HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức, giáo dục đức - thể - mĩ, phát triển tình cảm, thái độ, xây dựng niềm tin, chuẩn mực xã hội, nguyên tắc hành vi, hình thành các phẩm chất và kỹ năng sống cho bản thân mình nhằm đáp ứng mục tiêu của ”ở cấp trung học cơ sở,
nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển
các phẩm chất và năng lực của học sinh” [2] the chương trình hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch giáo dục và đào tạo của nhà trường và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Ở trường THCS, nội dung hoạt động trải nghiệm tích hợp các chủ đề giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp trong tương lai.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là hoạt động kết nối học sinh với cuộc sống thực tiễn lao động, các mối quan hệ xã hội và phát triển cộng đồng, phát triển bản thân theo từng chủ đề và nội dung phù hợp với chủ đề mục tiêu giáo dục. Thông qua hoạt động là môi trường để học sinh biến tri thức thành hành vi, thói quen trong các mối quan hệ phát triển bản thân, thực hiện trách nhiệm với người khác và phát triển cộng đồng.
1.3.1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.
Ở trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức cơng việc một cách khoa học.
Mục tiêu chính của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở là: giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học
tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hố và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản [2, tr.5].
Mục tiêu cụ thể:
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức của môn học, mở rộng và nâng cao kiến thức của HS thông qua hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề giáo dục. Củng cố và hình thành các năng lực chung, năng lực cốt lõi và phẩm chất đạo đức cơ bản cho học sinh THCS.
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi HSTHCS: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị nhằm phát triển bản thân.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, quê hương, đất nước. Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người công dân, người lao động và lập được kế hoạch học tập, tự rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.
1.3.2. Nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
1.3.2.1. Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
Căn cứ vào chương trình dạy học trải nghiệm ở cấp THCS, căn cứ mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm và nội dung hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 gồm các nội dung cơ bản sau đây nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị nhằm phát triển bản thân thì nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở như sau:
i) Hoạt động hướng vào bản thân:
Hoạt động khám phá bản thân: Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân; Tìm hiểu khả năng của bản thân
Hoạt động rèn luyện bản thân: Rèn luyện nền nếp thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống; Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc sống.
ii) Hoạt động hướng đến xã hội:
Hoạt động chăm sóc gia đình: Quan tâm chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình; Tham gia các cơng việc của gia đình.
Hoạt động xây dựng nhà trường: Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô; Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội.
Hoạt động xây dựng cộng đồng: Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người; Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật.
iii) Hoạt động hướng đến tự nhiên:
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên; Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ mơi trường: Tìm hiểu thực trạng mơi trường; tham gia bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục học sinh được xây dựng theo các chủ đề gắn với các sự kiện chính trị xã hội của đất nước, địa phương, những nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, những nội dung mang tính thời sự, những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng… trong chương trình hiện hành vẫn được tiếp tục thực hiện trong chương trình hoạt động trải nghiệm. Các loại hình hoạt động giáo dục như Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt tập thể, Hoạt động theo chủ đề, Hoạt động câu lạc bộ… được sử dụng trong chương trình hiện hành vẫn là những loại hình hoạt động trải nghiệm trong chương trình mới nhưng được đổi mới trong cách thức thực hiện.
Từ chương trình hoạt động trải nghiệm nêu trên nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở có thể được thiết kế theo chủ đề dựa trên khung nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành gồm các chủ đề chính sau đây:
Chủ đề trường học: Tham quan và làm đẹp phòng truyền thống nhà trường,
bổ sung tài liệu, hiện vật cho phịng truyền thống của Trường. Tìm hiểu về lịch sử nhà trường và các thời kỳ lãnh đạo nhà trường, tìm hiểu về cựu học sinh thành đạt của Trường. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Viết các bài viết ca ngợi về truyền thống nhà trường, tự hào về mái trường mến yêu,...
Chủ đề văn hóa - du lịch: Thực hiện các dự án chăm sóc các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh của địa phương hoặc các di tích văn hóa, tổ chức thăm quan các khu di tích lịch sử, văn hóa, thực hiện chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường, tổ chức truyền thông về truyền thống lịch sử quê em.
Chủ đề nội trợ: Tập làm chủ gia đình chi tiêu cho một bữa ăn: Đi chợ mua
sắm, thực hành nấu ăn với một khoản tài chính; Dọn dẹp nhà cửa; vệ sinh mơi trường quanh nhà; làm đẹp cảnh quan ngôi nhà; chăm sóc vật nuôi cây cảnh,...
Chủ đề giao thông: Hoạt động nhận biết về các biển báo giao thông đường
các hoạt động vẽ tranh, viết báo tường, tổ chức cuộc thi tun truyền an tồn giao thơng, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông. Tổ chức cuộc thi:“ Em làm cánh sát giao thông”. Làm các mơ hình biển báo giao thơng trong trường học theo chủ đề.
Chủ đề thủ công nghiệp: Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công nghiệp
trên địa bàn; thực hành tham gia sản xuất tại làng nghề. Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp. Viết bài truyền thông về sản phẩm thủ công nghiệp của địa phương.
Chủ đề lâm nghiệp: Tham quan bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam Chăm
sóc hoa trong khuôn viên trường học Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học; Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì mơi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương Thiết kế lơgơ với chủ đề “Vì một mơi trường xanh”.
Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh” Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương
Chủ đề kinh doanh/kinh tế: Tổ chức hội chợ; tổ chức làm bánh, chế biến
các đồ ăn nhanh, các sản phẩm kinh doanh trao đổi giữa các lớp trong trường. Đi chợ cùng mẹ. Đi siêu thị mua hàng với số tiền mẹ cho.
Chủ đề nông nghiệp: Chăm sóc cây trong vườn trường, vườn nhà; trồng
cây vườn trường và vườn nhà; chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
Chủ đề cơng nghiệp: Thực hành lắp ráp những mơ hình đơn giản (ơtơ,
nhà…) Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản; Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê Tìm kiếm, phân loại các khống sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi); Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy; Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp; Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp Quan sát việc thu, lượm mủ cao su
Chủ đề ngư nghiệp: Tổ chức tham quan ao nuôi cá. Tổ chức làm quen và
Chủ đề y tế: Tìm hiểu cơng việc của bác sĩ, tham gia tuyền truyền phòng
chống dịch bệnh.
Chủ đề thể dục thể thao: Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance
sport nhí” Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường; Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng.
Chủ đề khoa học công nghệ: Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Tham gia thiết kế, xây dựng khơng gian lớp học xanh. Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường; Tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại trường và ứng dụng sản phẩm trong thực tế.
1.3.2.2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính:
Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...). Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...).
Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ mơi trường).
Hoạt động định hướng (tìm hiểu thơng tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân...
Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.
Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm được thực hiện thơng qua các nhóm hình thức tổ chức sau đây:
i) Hình thức có tính khám phá:
- Các hình thức có tính khám phá là những hình thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm với thế giới tự nhiên, trải nghiệm thực tế
cuộc sống và công việc, thông qua hoạt động giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ mơi trường xung quanh... hình thành và phát triển ở học sinh những cảm xúc tích cực, tình u q hương đất nước...
- Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động: tham quan, cắm trại, thực địa, du lịch qua màn ảnh nhỏ, bài tập quan sát phát hiện, xử lí tình huống...
ii) Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác
- Các hình thức có tính thể nghiệm, tương tác là những hình thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu và thể nghiệm thái độ, quan điểm cá nhân thơng qua hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, giao lưu, hội thi, trò chơi, triển lãm, tạo sản phẩm...
iii) Hình thức có tính cống hiến:
Các hình thức có tính cống hiến là những hình thức tổ chức hoạt động tạo cơ hội, môi trường cho học sinh đóng góp và cống hiến trí tuệ cơng sức cá nhân, nhóm mang lại giá trị thực tế thơng qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tun truyền nâng cao nhận thức xã hội...
Thơng qua hình thức này để rèn luyện kỹ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt và nề nếp học tập theo nội quy, tự đánh giá và điều chỉnh bản thân, hình thành hành vi giao tiếp, ứng xử văn hóa…
iv) Hình thức có tính nghiên cứu:
Các hình thức có tính nghiên cứu là những hình thức tổ chức hoạt động