Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang​ (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động GDMT cho H thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Trong phạm vi của đề tài, tác giả giới hạn khảo sát với 50 cán bộ quản lý (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), 65 giáo viên, 200 học sinh THCS ở các trường THCS: trường THCS thị trấn Thắng, trường THCS Danh Thắng, trường THCS Thường Thắng, trường THCS Bắc Lý, trường THCS Lương Phong, trường THCS Hoàng Thanh, trường THCS Đoan Bái, trường THCS Châu Minh, trường THCS Thanh Vân, trường THCS Hoàng An.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng CBQL, GV và HS ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa.

Có 4 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3,4 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời: Rất quan trọng; Rất ảnh hưởng; Thực hiện tốt; Thường xuyên thực hiện: 4 điểm.

Quan trọng; Ảnh hưởng; đạt mức khá; Chưa thường xuyên thực hiện đạt: 3 điểm.

Bình thường; Ít ảnh hưởng; Trung bình; Ít khi thực hiện 2 điểm. Không quan trọng; Không ảnh hưởng; Yếu; Chưa thực hiện 1 điểm. Điểm trung bình từ 1,0 đến - cận 1,75 điểm: Chưa thực hiện hoặc thực hiện ở mức yếu hoặc không quan trọng; Không ảnh hưởng.

Điểm trung bình từ 1,75 - cận 2,5 điểm: ít thực hiện; hoặc thực hiện ở mức Trung bình; Chưa thường xuyên; Ít ảnh hưởng; ít quan trọng.

Điểm trung bình từ 2,5 điểm - cận 3,25 điểm: Thực hiện thường xuyên; hoặc thực hiện ở mức Khá; Quan trọng; Ảnh hưởng.

Điểm trung bình từ 3,25 đến 4,0: Rất quan trọng; Rất ảnh hưởng; rất thường xuyên thực hiện; thực hiện ở mức tốt.

- Quan sát, phỏng vấn: Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở, tác giả sử dụng câu hỏi 1 phần phụ lục 1,2 thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở

TT

Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh THCS

Mức độ quan trọng X Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1 CBQL, GV 37 28 17 33 2.66 1 2 HS 36 52 52 60 2.32 2

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy điểm trung bình về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh đạt điểm trung bình là 2.66 đạt mức đánh giá là quan trọng. Tương tự kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của hoạt động trải nghiệm cũng cho điểm trung bình là 2.32 kết quả này cũng tương đương mới mức đánh giá là ít quan trọng.

Phỏng vấn CBQL Đ.V. A (trường THCS Hiệp Hòa), thì được biết: Các trường hiện nay tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm nói chung, tuy nhiên không phải học sinh nào và giáo viên nào cũng đã nhận thức đúng về tầm quan

trọng của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, nhiều trường triển khai mang tính hình thức phần lớn tập trung cho hoạt động đi thăm quan, dã ngoại điều này thể hiện rõ về hạn chế trong nhận thức về hoạt động trải nghiệm.

GV T.V.K (trường THCS Hiệp Hòa) cho rằng: Nếu GV nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN theo chủ đề giáo dục sẽ giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và rèn luyện cho HS kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị nhằm phát triển bản thân.

Tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động trải nghiệm, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi 2 phần phụ lục 1,2 để đánh giá nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS

TT

Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Đánh giá của CBQL, GV X Thứ bậc Đánh giá của HS X Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1 Góp phần củng cố tri thức, kỹ năng

đã học ở học sinh 45 34 22 14 2.96 1 95 14 11 80 2.62 3

2

Giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cơ bản

23 7 44 41 2.10 6 17 34 93 56 2.06 6

3

Giúp học sinh tập luyện, rèn luyện kỹ năng, hành vi để phát triển bản thân

22 28 17 48 2.21 4 27 28 92 53 2.15 5

4

Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với người khác, với xã hội và phát triển cộng đồng

29 9 25 52 2.13 5 18 90 15 77 2.24 4

5 Giáo dục học sinh trách nhiệm đối

với môi trường tự nhiên 37 18 33 27 2.57 3 87 38 41 34 2.89 1

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS đã nhận thức tương đối đúng về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, tuy nhiên chưa đầy đủ và còn thiên về hỗ trợ hoạt động dạy học trong giờ chính khóa:

Nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng đã học ở học sinh được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đạt điểm trung bình là 2.96 điểm còn ở học sinh đạt 2.62 điểm.

Nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm góp phần hỗ trợ hoạt động dạy học được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đạt điểm trung bình là 2.59 điểm còn ở học sinh đạt 2.82 điểm.

Mặc dù cùng nhận thức thiên về dạy học nhưng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên với học sinh có sự chênh lệch nhau, nguyên nhân có thể do cách nhìn nhận của học sinh chưa toàn diện.

Đặc biệt nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cơ bản lại chỉ đạt 2.10 điểm trung bình ở cán bộ quản lý, giáo viên và đạt 2.06 điểm trung bình ở học sinh, mặc dù đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nguyên nhân nhiều cán bộ quản lý và giáo viên chưa nghiên cứu sâu chương trình hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh chưa được trải nghiệm nhiều về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề giáo dục ở trường THCS có ý nghĩa giáo dục học sinh thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, trách nhiệm đối với tự nhiên nhưng nội dung này chưa được CBQL, GV và học sinh nhận thức ở mức độ cao mà chỉ đạt mức trung bình. Khi trao đổi với giáo viên T.VM trường THCS Lương Phong, trường THCS Đức Thắng , tác giả được biết: nhà trường mới chỉ quan tâm đến tổ chức hoạt động cho học sinh đi thăm quan du lịch, thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, chưa chú ý

nhiều đến các hoạt động giáo dục học sinh thực hiện trách nhiệm bản thân và trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm đối với tự nhiên.

Nhận xét chung: Nhận thức của CBQL, GV và học sinh THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, nhiều nội dung và ý nghĩa của chương trình hoạt động trải nghiệm mang lại cho học sinh như hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù cho học sinh; hình thành các phẩm chất cơ bản ở học sinh cũng như giáo dục phát triển bản thân và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng chưa được CBQL, GV và học sinh nhận thức đánh giá cao.

2.2.2. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Tiếp tục tìm hiểu thực trạng về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tác giả tiến hành khảo sát GV và CBQL các nhà trường ở câu hỏi 3 (phụ lục 1) về nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

TT

Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ

sở Đánh giá của CBQL, GV Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thực hiện Không thực hiện X 1 Chủ đề trường học 81 61 47 11 3.06 1 2 Chủ đề văn hóa, du lịch 25 27 88 60 2.09 6 3 Chủ đề thủ công nghiệp 28 24 91 57 2.12 5 4 Chủ đề ngư nghiệp 25 22 86 67 2.03 9 5 Chủ đề lâm nghiệp 9 25 54 27 2.14 4 6 Chủ đề nông nghiệp 17 10 44 44 2.00 10 7 Chủ đề thể dục thể thao 30 26 48 11 2.65 2 8 Chủ đề khoa học công nghề 18 25 35 37 2.21 3 9 Chủ đề giao thông 16 11 50 38 2.04 8 10 Chủ đề y tế 17 12 49 37 2.08 7

Số liệu bảng trên cho thấy:

GV đã tổ chức thường xuyên các hoạt động như: Hoạt động theo chủ điểm (3.06 điểm), chủ đề thể dục thể thao (2.65 điểm) đạt mức thường xuyên. Tìm hiểu nội dung 2 chủ đề này, chúng tôi trao đổi với HS thì được biết: Với chủ đề trường học, HS được GV hướng dẫn và tham quan phòng truyền thống nhà trường, tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Với chủ đề thể thao: Một số HS có năng khiếu được GV khuyến khích tham gia câu lạc bộ để rèn luyện bộ môn cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao, câu lạc bộ yêu thích thơ, tiếng Anh, Toán học… và tổ chức cho các em tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường tham quan thi đấu giao hữu với câu lạc bộ bóng đá địa phương. Phỏng vấn GV T (trường THCS Châu Minh) được biết: Qua các chủ đề trải nghiệm này, chúng tôi quan sát hành vi và lời nói của HS nhận thấy một số HS đã thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực, thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các môn thể thao, các nội dung chủ đề thông qua hoạt động của câu lạc bộ. Trao đổi thêm với CBQL G.B trường THCS Thanh Vân chúng tôi được biết: Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ tiếng Anh, toán học, GV đã khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường, từ đó có định hướng rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp cho HS. Hoạt động câu lạc bộ thể thao đã rèn luyện được sức khoẻ, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập. Như vậy, thực tế hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề này đã cho thấy các chủ đề này rất thiết thực và ý nghĩa đối với HS.

Nội dung HS chưa thường xuyên tham gia hoặc không tham gia gồm: chủ đề văn hóa du lịch (2.09 điểm); Chủ đề công nghiệp (2.12 điểm); Chủ đề ngư nghiệp (2.03 điểm); Chủ đề lâm nghiệp (2.14 điểm); Chủ đề nông nghiệp (2.00 điểm); Chủ đề khoa học công nghệ (2.21 điểm); Chủ đề giao thông (2.04 điểm); Chủ đề y tế (2.08 điểm).

Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi trao đổi với GV và CBQL các trường thì được biết: Để thực hiện chủ đề khoa học công nghệ, các trường đã thành lập

các câu lạc bộ như câu lạc bộ toán, câu lạc bộ tin học...những chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do khó khăn về nguồn kinh phí tổ chức câu lạc bộ, GV còn yếu về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, do vậy việc thực hiện nội dung này chưa đem lại hiệu quả cao.

Theo GV P.K.N ở trường THCS Châu Minh:Nội dung chương trình chính khóa theo phân bổ chương trình phổ thông rất nhiều kiến thức mà thời lượng ít nên các giáo viên phải chạy đuổi chương trình nên có những nội dung trải nghiệm theo chủ đề công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp... để định hướng nghề nghiệp cho HS chưa thể đưa vào chương trình hoặc có đưa vào chương trình nhưng còn mờ nhạt, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Do vậy, những nội dung chủ đề giúp HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường, tìm hiểu nghề nghiệp, giúp HS lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp chưa thường xuyên thực hiện.

Tìm hiểu về mức độ tham gia của HS vào các nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở với câu hỏi 2 (phụ lục 2), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

TT

Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ

sở Mức độ tham gia Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tham gia X 1 Chủ đề trường học 165 12 11 12 3.65 2 Chủ đề văn hóa, du lịch 21 30 90 59 2.07 3 Chủ đề thủ công nghiệp 24 27 99 50 2.13 4 Chủ đề ngư nghiệp 18 82 15 85 2.17 5 Chủ đề lâm nghiệp 25 11 88 76 1.93 6 Chủ đề nông nghiệp 22 36 98 44 2.18 7 Chủ đề thể dục thể thao 52 98 12 38 2.82 8 Chủ đề khoa học công nghệ 28 29 88 55 2.15 9 Chủ đề giao thông 23 34 87 56 2.12 10 Chủ đề y tế 8 43 99 50 2.05

Kết quả bảng 2.8 cho thấy, mức độ tham gia của HS vào các chủ đề trường học (3.65) và chủ đề thể dục thể thao (2.82 điểm). Phỏng vấn HS K.G.N lớp 7 trường THCS thị trấn Thắng, trường THCS Danh Thắng, em chia sẻ:

Chúng em rất hứng thú đối với các chủ đề trường học và chủ đề thể dục thể thao, qua các chủ đề này thầy, cô đã hướng dẫn chúng em thiết lập các mối quan hệ với bạn, thầy cô và biết gìn giữ tình bạn, tình thầy trò, giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng em giới thiệu được những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang​ (Trang 50)