8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm
nghiệm theo chủ đề giáo dục
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục nhằm tạo ra tính mở, tính linh hoạt của chương trình hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tích cực tham gia, giúp cho hoạt động giảm thiểu sự nhàm chán của học sinh góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động đã xây dựng và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp i) Nội dung biện pháp:
Căn cứ vào các chủ đề hoạt động trải nghiệm trong chương trình hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cụ thể hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động dựa trên từng chủ đề:
- Chủ đề: Trường học với các nội dung trải nghiệm: Tham quan phòng
truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phịng truyền thống Tìm hiểu cơng việc của giáo viên và tập làm thầy/cơ giáo. Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Tham quan các mơ hình trường khác.
- Chủ đề văn hóa, du lịch với các hình thức: Hội thi làm bánh trôi, bánh
chay; Hội thi kéo co, Thi hát quan họ, hoặc các làn điệu dân ca; Thi nhảy bao bố, nhảy lò cị,… Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ mơi trường. Sưu tầm tem thư theo chủ đề Hội thi nặn tò he. Tham quan các khu danh lam thắng cảnh…
- Chủ đề thủ cơng nghiệp với các hình thức: Trải nghiệm thực tiễn sản
xuất ở làng nghề thủ cơng nghiệp. Tìm hiểu về các sản phẩm thủ cơng nghiệp ở địa phương và tham gia giới thiệu sản phẩm làng nghề quê em; Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp và quảng bá hình ảnh làng nghề; Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề. Tạo hình sản phẩm thủ cơng nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng, nón... bằng đất sét, bìa cứng.
- Chủ đề lâm nghiệp với các hình thức: Tham quan bảo tàng tài nguyên
rừng Việt Nam; Chăm sóc hoa trong khuôn viên trường học; Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học; Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì mơi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương; Thiết kế lôgô với chủ đề “Vì một mơi trường xanh”; Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh”; Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương.
- Chủ đề nơng nghiệp với các hình thức: Tham quan trang trại chăn nuôi;
Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường; Trồng hoa trong vườn trường; Chăm sóc cây trong vườn trường; tham gia sản xuất tại nông trại của doanh nghiệp chăn nuôi; chế biến thực phẩm; nuôi trồng cây ăn quả,… Tham quan trường đại học Nông nghiệp; trung tâm nghiên cứu giống cây trồng,…
- Chủ đề công nghiệp với các hình thức: Thực hành lắp ráp những mơ hình
đơn giản (ơtơ, nhà…) Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê Tìm kiếm, phân loại các khống sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi) Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp.
- Chủ đề ngư nghiệp với các hình thức: Tổ chức tham quan ao ni cá. Tổ
chức trị chơi câu thủy - hải sản để nhận biết một số loài. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy - hải sản. Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân. Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp. Tổ chức trị chơi trong khơng gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân.
- Chủ đề thể dục thể thao với các hình thức: Tham gia mơ hình Câu lạc bộ
các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,… Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport”. Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường. Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương. Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng.
- Chủ đề khoa học cơng nghề với các hình thức: Tham gia triển lãm về sản
phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Tham gia thiết kế, xây dựng không gian lớp học xanh. Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường. Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai. Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
- Chủ đề giao thơng với các hình thức: Hoạt động nhận biết một số biển
cấm về giao thông đường bộ và đường sắt. Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an tồn giao thơng. Làm các mơ hình biển báo giao thơng trong trường học theo chủ đề. Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thông….
- Chủ đề y tế với các hình thức: Tìm hiểu cơng việc của bác sĩ. Tham gia
vệ sinh môi trường xung quanh. Tham quan các cơ sở y tế. Vẽ tranh về các dụng cụ y tế…
ii) Cách thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn Thanh niên, tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm cụ thể hóa chương trình và chủ đề hoạt động chung cho học sinh toàn trường sao cho hấp dẫn, đa dạng không lặp lại trong cùng khoa học để học sinh không nhàm chán. Các chủ đề nội dung hoạt động mang tính thời sự gắn với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên mơn phối hợp với tổ nhóm chủ nhiệm cùng các lực lượng giáo dục chịu trách nhiệm cụ thể hóa chương trình và chủ đề hoạt động chung cho học sinh tồn trường sao cho hấp dẫn, đa dạng khơng lặp lại trong cùng khoa học để học sinh không nhàm chán. Các chủ đề nội dung hoạt động mang tính thời sự gắn với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để cụ thể hóa và đa dạng hóa các chủ đề sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần và hoạt động chung mang tính chất hoạt động của tháng, của quý Ví dụ chủ đề: Trường học với các nội dung trải nghiệm có thể cụ thể trong các giờ sinh hoạt lớp: Giới
thiệu về nhà trường, truyền thống nhà trường; tìm hiểu về cựu học sinh thành đạt của nhà trường; cựu lãnh đạo nhà trường; tấm gương thầy cô mẫu mực; học sinh tích cực; giới thiệu em là học sinh nhà trường và tự hào về truyền thống nhà trường,… Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện theo các hình thức: Tọa đảm; thi tìm hiểu qua hình thức mở ơ chữ; viết thơ, báo tường về nhà trường,… Chủ đề giao thơng: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành đóng vai xử lý các tình huống giao thơng trên đường nhằm tăng cường hiểu biết và kỹ năng cho học sinh khi tham gia giao thông; Mời Công an giao thơng đến nói chuyện trong giờ sinh hoạt về an tồn giao thơng; Tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tìm hiểu về tai nạn giao thơng và cách phịng tránh tai nạn giao thông trong bối cảnh hiện nay,…
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trường THCS phải chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện các chủ đề nêu trên với các hình thức đa dạng.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải huy động được các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục để tổ chức thực hiện các hình thức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
GV phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, lựa chọn được những nhiệm vụ của chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, tạo cơ hội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động. GV cần đầu tư cơng sức, trí tuệ để thiết kế chủ đề hoạt động hình thức tổ chức hoạt động sao cho tạo được hứng thú ở học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi HS giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở trong quá trình tham gia hoạt động.
Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội phải tích cực tham gia cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để tổ chức đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
3.2.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, giúp Ban Giám hiệu nhà trường quản lý tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trong nhà trường, đồng thời có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động trải nghiệm đã phê duyệt.
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát giúp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, từ đó tạo động lực cho giáo viên có ý thức và trách nhiệm thực hiện hiệu quả nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát để phát hiện những bất cập từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục khi cần thiết.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp i) Nội dung biện pháp:
Giám sát việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục theo quy mơ chung tồn trường, theo quy mơ của từng khối và theo quy mô của từng lớp học.
Giám sát mức độ đáp ứng năng lực của GV, cán bộ Đoàn, cán bộ tổng phụ trách Đội khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.
Giám sát giáo án tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV về: Mục tiêu; nội dung, hình thức tổ chức; thiết kế kịch bản hoạt động học của học sinh; các phương tiện chuẩn bị.
Giám sát cách thức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội và của giáo viên trên các phạm vi quy mô chịu trách nhiệm được giao nhiệm vụ tổ chức :
Tiến trình thực hiện; mức độ thu hút học sinh tham gia; cách thức triển khai và mức độ linh hoạt; hiệu quả giờ dạy và mức độ tiếp nhận của học sinh; các lực lượng tham gia hỗ trợ,…
Giám sát hoạt động phản hồi thông tin của giáo viên đối với học sinh về tinh thần ý thức thái độ tham gia hoạt động, kết quả đạt được của nhóm, cá nhân và việc điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV.
ii) Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình giám sát hoạt động và thiết kế công cụ giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Tổ chức lực lượng giám sát và bồi dưỡng kỹ năng giám sát hoạt động trải nghiệm cho các lực lượng tham gia.
Tổ chức hoạt động giám sát dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí và cơng cụ đã xay dựng.
Xác định mục tiêu, nội dung giám sát những kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt được của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, trên cơ sở đó xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá.
Hồn thiện cơng cụ kiểm tra, giám sát và huy động lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò tự giám sát của mỗi giáo viên, học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng giám sát phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và các phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS.
Giám sát là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp CBQL, GV có cơ hội nhìn nhận những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì mình chưa làm được, cần cố gắng ở thêm ở kĩ năng nào, phần nào. Để kiểm tra, giám sát toàn diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ HS, GV và các kết quả đạt được.
Thông qua phản hồi thông tin để CBQL nắm rõ thực trạng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục về khâu tổ chức như: tiến độ hoàn thành, hiệu
quả đạt được, kịp thời khen thưởng và nghiêm khắc phê bình nếu kế hoạch không thực hiện đúng tiến độ. Công tác kiểm tra, giám sát rất cần thiết để các lực lượng liên quan ý thức trách nhiệm của mình trong hồn thành công việc được giao.
Thông qua phản hồi thông tin để giúp HS nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì hoạt động đã tham gia. HS sẽ nhận thấy những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng đồng thời HS hình thành được khả năng đánh giá bản thân. Việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân giúp HS hình thành thói quen soi lại mình trong mỗi hoạt động, từ đó giúp HS thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hồn thiện hơn.
Thơng qua phản hồi thông tin để giúp GV sẽ suy nghĩ và thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu phục đánh giá được những yêu cầu cần đạt mà HS đạt được thông qua hoạt động. Điều này giúp GV dễ dàng đánh giá từng cá nhân HS mà không gây nhàm chán và có thể điều chỉnh từng cá nhân HS cụ thể.
Các dữ liệu kiểm tra, giám sát thu được cần lưu biên bản, nhật ký làm căn cứ để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của giáo viên, học sinh.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Xây dựng bộ công cụ đầy đủ, phù hợp để kiểm tra, giám sát chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS.
- CBQL có năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn, có sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, linh động trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện, cũng như tài tình trong xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát phải được tập huấn về kỹ năng kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm và phải làm việc khách quan, trung thực khơng hình thức, chung chung.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Năm biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những mục tiêu cụ thể, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới; Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là các biện pháp có tính chất trọng tâm; Các biện pháp: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực