Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang​ (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã được giáo viên và nhà trường THCS quan tâm tổ chức thực hiện, về cơ bản cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động theo chủ đề giáo dục, tuy nhiên nhận thức chưa đầy đủ. Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đã được triển khai nhưng còn thiên về chủ đề trường học, tham quan dã ngoại, chưa chú ý nhiều đến hoạt động phát triển cộng đồng, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học… Hình thức hoạt động thiên về hoạt động tham quan dã ngoại, các hình thức ngoại khóa mơn học theo chủ đề, câu lạc bộ; nghiên cứu chưa được quan tâm ở mức độ cao. Các lực lượng tham gia chủ yếu là nhà trường, giáo viên chưa thu hút được các lực lượng xã hội tham gia ở mức độ cao. Điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn hạn chế về năng lực của giáo viên, ý thức, thái độ tích cực tham gia của học sinh, nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. GV các trường THCS huyện Hiệp Hòa chưa được bồi dưỡng các năng lực như năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục; Năng lực đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS… Do vậy, việc kế hoạch và tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chưa có sự đổi mới, chủ yếu qua hình thức tham quan, dã ngoại. Vì vậy, chưa lôi cuốn HS tham gia. Chưa khuyến khích HS để HS thấy được vị trí và vai trị của cá nhân, của tập thể lớp và xây dựng mối quan hệ đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau.

Công tác tổ chức quản lý hoạt động đã được triển khai tuy nhiên chưa đồng bộ, công tác lập kế hoạch mới được chú ý ở các chủ đề chung của toàn trường, khối, lớp trong năm, các chủ đề hoạt động theo sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần trong tháng và trong học kỳ chưa được chú trọng.

Công tác tổ chức, chỉ đạo chưa đồng bộ còn hạn chế ở một số khâu: Phân công, phân nhiệm; bồi dưỡng giáo viên; xây dựng cơ chế phối hợp và cơ chế kiểm tra, đánh giá; huy động nguồn lực để thực hiện; công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch đã được quan tâm nhưng chưa thực hiện tốt ở nhiều nội dung và biện pháp.

Nguyên nhân của thực trạng: Do năng lực tổ chức, quản lý hoạt động trải nghiệm của cán bộ quản lý còn hạn chế; năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của giáo viên còn hạn chế. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục dẫn đến tình trạng GV khơng được trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trong khi đây là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chun mơn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả này. Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội chưa tích cực tham gia cùng giáo viên và nhà trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, một phần do nhận thức, một phần do cơ chế phối hợp.

Học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm do áp lực học tập ngồi ra cịn nhiều ngun nhân khác.

Kết luận chương 2

CBQL, GV và HS các trường THCS huyện Hiệp Hòa đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục tuy nhiên nhận thức cịn chưa đầy đủ, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được các trường THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang quan tâm, tuy nhiên chưa đồng bộ ở các chủ đề giáo dục mà còn thiên về chủ đề tham quan, dã ngoại; các trường THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang chưa thu hút được cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh.

Năng lực của GV khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn hạn chế, do nhận thức chưa đầy đủ, do CBQL chưa quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, mặt khác thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục rất ít, GV phải dành phần lớn thời gian để thực hiện chương trình chính khóa và các kế hoạch ơn thi học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu.

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang cho thấy một số nội dung CBQL chưa quan tâm thực hiện như; Lập kế hoạch theo học kỳ, theo khối lớp; công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ ở các nội dung; việc huy động các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ để giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cịn hạn chế; cơng tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn bất cập. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy các yếu tố như: Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường THCS; Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV; Tính tích cực học tập của HS; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của nhà trường; Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là những yếu tố rất ảnh hưởng và cần thiết phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)