8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Năm biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những mục tiêu cụ thể, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới; Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là các biện pháp có tính chất trọng tâm; Các biện pháp: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở là các biện pháp có tính chất điều kiện.
Để thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đòi hỏi các nhà trường THCS phải tiến hành đồng bộ các biện pháp đề xuất không được xem nhẹ biện pháp nào, tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện thực tế của các trường để áp dụng các biện pháp nêu trên.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
* Mục đích khảo nghiệm: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong luận văn.
* Nội dung khảo nghiệm:
- Tính cần thiết của 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
* Phương pháp khảo nghiệm:
Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý kiến của CBQL và GV với 4 mức độ:
- Đối với tính cần thiết, 4 mức độ bao gồm: Rất cần thiết, cần thiết và Ít cần thiết, không cần thiết.
- Đối với tính khả thi, 4 mức độ bao gồm: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi.
* Nội dung và cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng nội dung phiếu hỏi về biện pháp quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhằm xin ý kiến chuyên gia, CBQL, GV.
Bước 2: Lựa chọn các chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm trong quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS. Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, chúng tơi đã thăm dị ý kiến của 22 đồng chí là lãnh đạo trường, 58 giáo viên tại các trường THCS huyện Hiệp Hịa.
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang TT Các biện pháp Mức độ đánh giá X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL SL SL SL 1
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
45 14 17 4 3.25 5
2
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
54 14 12 0 3.53 2
3
Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
52 8 17 3 3.36 4
4
Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục
46 19 15 0 3.39 3
5
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp cho thấy, các biện pháp khách thể điều tra đánh giá đều có tính cần thiết cao, biện pháp 2,4, được đánh giá từ 3.39 đến 3.55 điểm. Biện pháp 1,3 được đánh giá từ 3.25 đến 3.36 điểm.
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang TT Các biện pháp Mức độ đánh giá X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL SL SL SL 1
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
55 24 1 0 3.68 1
2
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
56 12 12 0 3.55 3
3
Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
46 17 15 2 3.34 5
4
Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục
54 21 5 0 3.61 2
5
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
Số liệu trên cho thấy: Tính khả thi của các biện pháp, các chuyên gia, CBQL, GV đánh giá các biện pháp đều ở mức rất khả thi, điểm đánh giá đạt từ 2.68 điểm đến 3.34 điểm đạt từ mức khả thi và rất khả thi.
Qua khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của những biện pháp cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu được chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp thì kết quả uản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục sẽ đạt được hiệu quả cao, góp phần thực hiện đổi mới giáo dục THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất các biện pháp sau:
(1) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới.
(3) Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.
(4) Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa và đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
(5) Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục xây dựng dựa trên cơ sở khoa học đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn điều kiện của các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trải nghiệm của học sinh là quá trình học sinh tham gia hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS là hoạt động được tổ chức, thiết kế theo chủ đề giáo dục giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống lao động, học tập phát triển bản thân và phát triển cộng đồng. Thông qua hoạt động giúp học sinh chủ động và tích cực trong vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực và phát huy tiềm năng sáng tạo của HS, thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với người khác.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở hướng vào hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù như lập kế hoạch; giải quyết vấn đề; Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm ở học sinh. Nội dung chương trình hoạt động được thiết kế theo mạch thực hiện trách nhiệm với bản thân, người khác và phát triển cộng đồng theo hệ thống các chủ đề hoạt động; Hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng cần có sự tham gia của các lực lượng giáo dục.
Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS là những tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng thông qua việc thực hiện đồng bộ các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới nhằm huy động họ thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, hình thức đề ra.
Để thực hiện quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cần phải thực hiện quy trình: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết
quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Mặt khác, phải chú ý đến các yếu tố như năng lực của hiệu trường và GV, tính tích cực của HS khi tham gia hoạt động và nhận thức, thái độ của các lực lượng xã hội trong quá trình phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Qua khảo sát thực trạng cho thấy, CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, tuy nhiên mức độ nhận thức chưa đầy đủ; các trường THCS đã triển khai hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, tuy nhiên nội dung chưa được tồn diện cịn khiên cưỡng, hình thức tổ chức hoạt động chưa đa dạng, chưa thu hút được các lực lượng xã hội tham gia, năng lực tổ chức hoạt động của nhà trường còn hạn chế về tài chính và nhân lực thực hiện.
Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được quan tâm ở cả 4 khâu, tuy nhiên trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra còn một số điểm tồn tại cần khắc phục đó là: Lập kế hoạch phải sát hơn, tổ chức cần quan tâm nhiều hơn đến nhân sự thực hiện, chỉ đạo cần phải đồng bộ, tồn diện hơn. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được tiến hành, tuy nhiên cần phải tăng cường hơn.
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục còn gặp phải một số khó khăn, đó là khó khăn về năng lực quản lý của cán bộ quản lý; năng lực tổ chức thực hiện của giáo viên, khó khăn về cơ sở vật chất, tài chính..
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, luận văn đã đề xuất các biện pháp như sau:
1) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
(3) Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.
(4) Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa và đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
(5) Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp này vào quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
2. Khuyến nghị
2.1. Với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện về nguồn kinh phí và chính sách để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS.
Huy động các nguồn lực xã hội ở địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh; phối hợp với nhà trường tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho GV để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hiệp Hòa cần đổi mới cách giá các hoạt động giáo dục. Bên cạnh việc đánh giá nhiệm vụ chuyên môn cần coi trọng oạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục xem đó là một tiêu chuẩn quan trọng trong thanh tra toàn diện nhà trường và đánh giá thi đua năm học.
- Hằng năm cần có các hội nghị sơ kết, tổng kết, khen thưởng các trường tiểu học tổ chức các oạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục hiệu quả cho học sinh.
2.3. Đối với các trường THCS huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Hiệu trưởng cần tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường nhằm tạo cơ hội cho GV giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên phát triển chủ đề, nội dung hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương cũng như đặc điểm tâm lý học sinh. Đồng thời chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục nhằm thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động.
Nhà trường cần có chính sách khen thưởng đối với những GV có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học, nhân rộng điển hình tiên tiến về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Huy động, phối hợp với các doanh nghiệp, cha mẹ HS để có nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở vật chất, phòng học, phòng lab…hỗ trợ cho GV và HS thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục tích cực học hỏi chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO