Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 85 - 87)

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ QUẢN TRỊ NỢ XẤU

4.2.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn lẫn

đạo đức nghề nghiệp

Nhƣ đánh giá tại chƣơng trƣớc, phần lớn các sai phạm trong quá trình hoạt động dẫn đến nợ xấu là có liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực. Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này, thể hiện vai trò thiết yếu của nó trong việc quản trị nợ xấu tại ngân hàng.

Trong nền kinh tế hội nhập nhiều cạnh tranh nhƣ ngày nay, việc sở hữu nguồn nhân lực chất lƣợng đƣợc xem nhƣ một lợi thế vƣợt trội của bất kỳ một tổ chức nào, đặc biệt là ngân hàng. Với tính chất công việc phức tạp và thƣờng xuyên đổi mới, công tác quản lý rủi ro đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn tốt và cả đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp phải vững vàng. Nguồn nhân lực này không phải đơn giản để có thể sở hữu mà đòi hỏi cả một quá trình đi từ tuyển dụng – đào tạo phát triển thƣờng xuyên. Cụ thể các nội dung nhƣ sau:

Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là cách thức bổ sung trực tiếp cho nguồn nhân lực. Do vậy, nếu chất lƣợng tuyển dụng đƣợc bảo đảm thì có tác dụng góp phần cải thiện nhanh chất lƣợng nguồn nhân lực. Ngân hàng cần có kế hoạch và quy trình tuyển dụng cụ thể: tuyển dụng từ những nguồn nào, đặc điểm nguồn ra sao, trình độ yêu cầu cụ thể nhƣ thế nào, mục tiêu tuyển dụng là gì... Quy trình tuyển dụng hoàn chỉnh sẽ giúp tăng thêm chất lƣợng tuyển dụng nhƣ mục tiêu đã định.

Một thực trạng đang xảy ra tại Techcombank là hiện trạng nhân sự thay đổi liên tục, mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng thấp. Vì vậy Techcombank cần có những chính sách có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân ngƣời tài, có chế độ đãi ngộ phù hợp dựa trên năng lực và thành tích công việc để khuyến khích, động lực gắn kết và phấn đấu của nhân viên.

Tổ chức đào tạo thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu

Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, tăng cƣờng quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu và sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Hàng năm, Techcombank cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trƣớc hết vào các lĩnh vực chủ yếu nhƣ: nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trƣờng, các hoạt động kế toán, kiểm toán, tăng cƣờng đầu tƣ vào dịch vụ mới. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận.

Song song với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng rất quan trọng. Hàng năm, các ngân hàng vẫn tuyển đƣợc một khối lƣợng không ít cán bộ bổ sung cho nhân lực từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh. Tuy nhiên, đặc biệt trong những năm gần đây có sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài đã khiến cho nhu cầu về lao động có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng ngày một gia tăng. Bên cạnh đó là hiện tƣợng chảy máu chất xám trong ngành ngân hàng, Chính sách đãi ngộ và môi trƣờng kinh doanh tại các NHTM Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, do vậy hàng năm một khối lƣợng lớn cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm đã chuyển sang các cơ quan, ngân hàng nƣớc ngoài để làm việc. Hiện tƣợng này đã dẫn đến thực trạng thừa lao động làm việc kém hiệu quả và thiếu lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.

Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự nâng cao năng lực bản thân

Cán bộ ngân hàng hoàn toàn có thể tự học hỏi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc, tiếp xúc khách hàng, hoặc chủ động tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức tại các trung tâm đào tạo bên ngoài. Để khuyến khích

cán bộ nhân viên tự học, đồng thời góp phần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, ngân hàng cần xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học với một số nội dung chủ yếu sau:

Xây dựng quy chế quy định cán bộ nhân viên tự học là hình thức tự đào tạo, đƣợc ngân hàng khuyến khích, hỗ trợ. Việc tự học là nhằm phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức của cán bộ nhân viên, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Xây dựng quy định các tiêu chí về việc cán bộ nhân viên tự học. Ban lãnh đạo ngân hàng, phòng tổ chức cán bộ, phòng tổ chức hành chính, các đơn vị và trung tâm đào tạo tổ chức hƣớng dẫn, theo dõi quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả tự học của cán bộ nhân viên. Từ đó, có cơ sở giải quyết chế độ hỗ trợ kinh phí, khen thƣởng, đề bạt, nâng lƣơng… khuyến khích cán bộ nhân viên tự học, bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ nhằm phát huy hiệu quả cao nhất chƣơng trình tự học của cán bộ nhân viên ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 85 - 87)