Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 94 - 98)

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng.

Hoàn thiện các luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng: Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiển tiền gửi, Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

Cung cấp những hƣớng dẫn cụ thể về về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan Cơng an, chính quyền cơ sở, Sở tài ngun mơi trƣờng và TCTD. Những hƣớng dẫn đó đƣợc sử dụng làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tƣ liên ngành hƣớng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, đẩy nhanh tiến độ và cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án. Điều này cần sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng nói trên trong việc xử lý nợ xấu, giảm thiểu những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo.

Đối với những quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn… cần đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả.

Chính sách lãi suất và các cơng cụ khác cần đƣợc điều hành linh hoạt nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Tỷ giá cần đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu của thị trƣờng. Cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trƣờng ngoại hối nhƣ là khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu.

Diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nƣớc và thế giới cần đƣợc theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực tín dụng các giải pháp thích hợp cần đƣợc đƣa ra kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo cho các TCTD hoạt động theo đúng định hƣớng của NHNN và hạn chế rủi ro.

Công tác thanh tra

Tiến hành kiểm tra giám sát định kỳ hay đột xuất tại NHTM nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời các vi phạm về quy định do NHNN ban hành nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Việc xếp hạng khách hàng, thúc đẩy các NHTM thực hiện tốt công tác xếp hạng phải đƣợc NHNN kiểm tra, giám sát kỹ càng nhằm giúp cho các NHTM ra quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng

Cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng cần đổi mới và nâng cao chất lƣợng bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục NHTM dƣới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giam sát từ xa. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thanh tra tai chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm do nguyên nhân khách quan hay chủ quan dựa trên các tài liệu chứng minh sự sai phạm đối với

các quy định pháp luật. Điều này làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Các hoạt động thanh tra, giám sát cần đƣợc tiến hành một cách thống nhất, có trọng tâm đối với các TCTĐ. Đồng thời, xử lý kiên quyết kịp thời đối với các sai phạm, phát hiện qua thanh tra.

Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần đƣợc xây dựng và ban hành dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu. Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng một cách chi tiết, khoa học dựa trên các thông tin đƣợc thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng nhằm tránh mang tính hình thức. Đồng thời, nội dụng thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm sốt đƣợc NHTM, thể hiện vai trị cảnh báo, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro, khơng gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngân hàng.

Các giới hạn trong hoạt động tín dụng cần đƣợc đƣa ra. Quy định các tỷ lệ giới hạn trong hoạt động tín dụng của các NHTM nhƣ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ tối thiểu… phù hợp với định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc và mục tiêu điều tiết chính sách vĩ mơ. Việc chấp hành các quy định của NHTM cần đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên nhằm tránh tình trạng NHTM hoạt động quá giới hạn cho phép trong tình hình kinh tế khó khan. Điều này có thể dẫn đến rủi ro cho tồn bộ hệ thống.

Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiến tới ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.. Thực hiện có hiệu quả việc phân cơng cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn cho từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên từng địa bàn. Đồng thời nhằm đảm bảo tính khách quan và tạo mơi trƣờng hoạt động đa dạng, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN.

Xây dựng và phát triển các thị trƣờng hỗ trợ

Xây dựng và phát triển thị trường tài chính, thị trường các cơng cụ phái sinh:

Hiện nay tại Việt Nam, thị trƣờng cơng cụ tài chính phái sinh và thị trƣờng mua bán nợ vẫn còn bỏ ngỏ, chƣa đƣợc quan tâm phát triển trong khi ở nhiều nƣớc, thị trƣờng này hoạt động mạnh mẻ, mang lại những lợi ích thiết thực, đặc biệt là trong tình hình khủng

hoảng tài chính nhƣ hiện nay. Việc xây dựng và phát triển thị trƣờng tài chính phái sinh và thị trƣờng mua bán nợ vừa tạo ra công cụ giúp các NHTM bảo hiểm đƣợc rủi ro vừa tăng cƣờng kênh huy động vốn của NHTM để mở rộng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách đáng kể. Tuy nhiên NHNN cũng cần phải nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trƣờng này mang lại.

Phát triển các dịch vụ bảo hiểm tín dụng:

Tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất hiện và hoạt động rất hiệu quả ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong khi Việt Nam vẫn chƣa có. NHNN đã thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động rất thành công nhƣng chƣa có tổ chức bảo hiểm tiền vay. Tổ chức bảo hiểm tiền vay nên đƣợc NHNN nên xem xét việc thành lập vì tổ chức này mang lại hiệu quả rất to lớn và thiết thực cho hệ thống NHTM trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Hiện nay, nhiều cách phòng ngừa rủi ro đƣợc các NHTM thực hiện nhƣ: thực hiện phịng tuyến kiểm sốt chặt chẽ trƣớc, trong và sau khi cho vay, luôn theo dõi phân tích nhằm kịp thời đƣa ra các giải pháp, phịng ngừa rủi ro thích hợp, thực hiện trích lập dự phịng… Tuy nhiên, các yếu tố khách quan vẫn khơng kiểm sốt đƣợc, điều này làm cho rủi ro vẫn nằm ngồi tầm kiểm sốt. Điều này dẫn tới các NHTM tốn rất nhiều cơng sức và chi phí tiến hành giảm lãi, xóa nợ. Do vậy, việc thành lập và phát triển tổ chức bảo hiểm tiền vay là khả thi và có hiệu quả.

Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng (CIC):

Cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC ngành ngân hàng. Phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời chính xác và khen thƣởng đối với các NHTM chấp hành nghiêm chỉnh quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp. Thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ nhƣ: tƣ cách ngƣời vay, tình hình

bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dƣ nợ vay và chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ. Đối với những trƣờng hợp phát hiện thông tin khơng chính xác, NHTM phải chịu phạt hành chính cũng nhƣ bồi thƣờng thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thơng tin khơng chính xác đó.

Tính chính xác, đầy đủ các thơng tin do các NHTM cung cấp cần đƣợc CIC tăng cƣờng kiểm tra. Trên cơ sở đó định kỳ hàng q có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 94 - 98)