Bài học của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc TTCK, thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài một mặt sẽ giúp đất nước có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế trong quá trình tái cấu trúc, mặt khác giúp cho TTCK Việt Nam có thêm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, dòng vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ. Do vậy, Việt Nam có thể rút ra được bài học từ các nước đi trước để xây dựng chính sách thu hút vốn ĐTNN vào TTCK thật sự ổn định và phát huy tốt nhất vai trò của dòng vốn này vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ nhất, kinh nghiệm từ Ấn Độ:

- Một là, giải pháp thu hút FII cần mang tính đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các biện pháp phát triển kinh tế.

- Hai là, cần xác định chiến lược, mục tiêu, phương hướng thu hút vốn FII đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Trước tiên, Việt Nam phải

cải thiện môi trường nội địa, dựa vào nội lực là chính, tiếp đó không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK.

- Ba là, cần kết hợp thu hút và kiểm soát, giám sát dòng vốn FII một cách hiệu quả. Đồng thời với thu hút FII, cần tính toán những giải pháp quản lý phù hợp; kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối và tiền tệ; có những giải pháp hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Bốn là, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của nhà ĐTNN cần được xây dựng hợp lý nhằm thực hiện hai mục tiêu: thu hút được nguồn vốn đầu tư đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn này. Để thu hút nguồn vốn FII, các quy định pháp lý cần có độ mở, hạn chế các rào cản trong hoạt động đầu tư. Cụ thể:

o Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho việc đăng ký đầu tư trong nước và các quy trình thực hiện đầu tư, tạo tính thuận tiện và linh hoạt để các nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong đó, đối với các quy trình thực hiện đầu tư, không nên có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.

o Giảm bớt các quy định về hạn chế đầu tư như giới hạn đối với việc

đầu tư các loại chứng khoán nhất định, bao gồm cả giới hạn về loại chứng khoán đầu tư và giới hạn về tỷ lệ đầu tư vào một loại chứng khoán (đối với cổ phiếu, ở Việt Nam đang có khái niệm “room” dành cho nhà ĐTNN). Tuy nhiên, điều này cần phải đi kèm với việc xây dựng một TTCK vững mạnh và có quy củ.

o Có thể quy định một số ưu đãi đối với nhà ĐTNN đầu tư vào TTCK trong các giai đoạn nhất định như ưu đãi về thuế, cho phép nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận, cổ tức về nước, ưu đãi về bảo

vệ quyền lợi nhà đầu tư… nhằm khuyến khích và “giữ chân” nhà ĐTNN.

Mặt khác, đối với mục đích quản lý, cần xây dựng các quy định theo hướng:

o Quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký đầu tư, nhận diện nhà đầu tư, thiết lập quy trình để xác định, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra từ hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN, tránh xảy ra các hành vi đầu tư tiêu cực như thao túng thị trường hoặc rửa tiền qua TTCK Việt Nam.

o Mặc dù có thể mở rộng các loại công cụ đầu tư, nhưng vẫn cần

duy trì những quy định giới hạn nhất định đối với hoạt động đầu tư. Đặc biệt là “room” cho nhà ĐTNN trong một số lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tránh sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn nước ngoài và sự thao túng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tài chính, chứng khoán.

o Xây dựng các quy định về xử phạt vi phạm cùng các chế tài nghiêm minh, tạo sự công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ hai, kinh nghiệm từ Trung Quốc:

- Một là, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để thu hút ngày càng nhiều, tăng dần tỷ trọng tham gia của các NĐT là tổ chức như ngân hàng, công ty quản lý tài sản, công ty bảo hiểm,… vào TTCK Việt Nam, góp phần nâng hạng thị trường.

- Hai là, nâng cao chất lượng thông tin được công bố trên thị trường đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng cho tất cả NĐT trong và ngoài nước. Có cơ chế xử phạt nghiêm khắc để xóa dần vấn nạn tin đồn, thông tin thất thiệt gây hoang mang tâm lý NĐT, làm ảnh hưởng đến thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa được lý luận cơ bản cần thiết về vốn đầu tư nước ngoài và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn cũng đã làm rõ những tác động của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước như Ấn Độ và Trung Quốc mà rút ra được những bài học khi áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Dựa trên những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn tiến hành nghiên cứu thực tế về thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)