Kinh nghiệm của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 36)

Góp phần vào sự thành công của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK), một trong những nguồn lực quan trọng đã, đang và cần được khai thác đó là nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào nền kinh tế thông qua TTCK. Song song với việc thu hút nguồn vốn này, Việt Nam cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo vốn đầu tư phục vụ tối đa cho công cuộc phát triển hiện nay. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia cùng với thực tiễn phát triển của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách

và quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào TTCK nhằm khai thác tốt nhất nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ chính thức cho phép các nhà ĐTNN được đầu tư vào thị trường tài chính từ năm 1992. Quy định đầu tiên điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài là Luật Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (Foreign Institutional Investor - FII) năm 1995. Để thực hiện đầu tư, các nhà ĐTNN phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ (SEBI) với rất nhiều thủ tục hành chính, điều này đã làm hạn chế nguồn lực từ nước ngoài vào TTCK. Ấn Độ thực hiện một số quy định và chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK (Lê Quốc Tuấn & Nguyễn Quỳnh Chi 2014) như sau:

Các quy định pháp luật hiện hành của Ấn Độ đã cởi mở hơn đối với các nhà ĐTNN. Chẳng hạn, về đối tượng đầu tư, Quy chế nhà ĐTNN 2014 của Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ quy định theo hướng đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư được phép tham gia đầu tư vào TTCK. Từ các tổ chức tài chính nước ngoài lớn như ngân hàng trung ương (NHTW) của các nước, tổ chức chính phủ đến các nhà đầu tư tổ chức thông thường đều có thể đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ để thực hiện đầu tư. Đối với việc đăng ký, nếu như trước đây các nhà ĐTNN cần phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán trong 1 đến 5 năm đầu hoạt động đầu tư thì đến nay, họ có thể đăng ký thông qua các thành viên lưu ký là các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư do Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ chỉ định.

Các loại công cụ đầu tư mà nhà ĐTNN được phép tham gia trên thị trường chứng khoán Ấn Độ cũng được mở rộng hơn so với trước kia. Theo quy chế của SEBI, nhà ĐTNN có thể được đầu tư đa dạng các loại công cụ khác nhau như cổ phiếu niêm yết, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ tương hỗ, tín phiếu kho bạc (trước đây không được phép), trái phiếu doanh nghiệp cũng như các chứng chỉ lưu ký của Ấn Độ. Quy trình đầu tư áp dụng cho các nhà ĐTNN cũng dễ dàng hơn khi

cho phép đặt lệnh đầu tư trực tiếp với nhân viên môi giới thay vì thông qua một số công ty chứng khoán được cấp phép. Nhà ĐTNN cũng được phép đầu tư vào chứng khoán phái sinh.

Thuế đối với hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN tại Ấn Độ cũng được giảm nhẹ. Chẳng hạn, đối với lãi vốn, nếu như trước đây, các nhà ĐTNN phải chịu thuế suất 40% đối với lãi vốn ngắn hạn và 20% đối với lãi vốn dài hạn thì đến nay, theo Chỉ thị của Hội đồng thuế trực tiếp, nhà ĐTNN chỉ phải chịu 30% lãi vốn ngắn hạn và 10% với lãi vốn dài hạn. Các ưu đãi thuế tương tự trong nhiều lĩnh vực cũng đã được thực hiện nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà ĐTNN vào thị trường chứng khoán Ấn Độ.

Bên cạnh việc nới lỏng các quy định nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, các cơ quan chức năng Ấn Độ cũng rất thận trọng trong việc quản lý nguồn vốn ĐTNN, theo đó, các quy định về quản lý nhà ĐTNN vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ. Đối với đối tượng đầu tư, để quản lý các loại hình nhà đầu tư được hiệu quả, SEBI thực hiện phân loại các nhà đầu tư theo ba hạng mục dựa trên rủi ro đầu tư tương ứng. Hạng I bao gồm các nhà ĐTNN liên quan đến Chính phủ như các NHTW, tổ chức chính phủ, các Quỹ ĐTNN của quốc gia; Hạng II bao gồm các tổ chức đầu tư như ngân hàng, công ty quản lý tài sản, công ty đầu tư, các quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm…; Hạng III bao gồm các nhà ĐTNN như tổ chức từ thiện, quỹ tài trợ giáo dục, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân.

SEBI cũng quy định chặt chẽ về các đối tượng được coi là nhà ĐTNN. Theo đó, người Ấn Độ không cư trú tại quê hương không được coi là nhà ĐTNN. Các nhà ĐTNN muốn được thực hiện đầu tư tại Ấn Độ phải đảm bảo được các tiêu chí:

o Là công dân hoặc tổ chức cư trú tại một nước, trong đó: (i) Cơ quan quản lý TTCK nước đó phải ký kết biên bản ghi nhớ với Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) hoặc ký kết với SEBI; (ii) NHTW của nước đó là thành viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nếu như nhà ĐTNN đó là ngân hàng; (iii) Không thuộc danh sách đen

của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về quốc gia yếu kém trong lĩnh vực chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

o Có kinh nghiệm, trình độ, lịch sử hoạt động tốt, tình trạng tài chính ổn

định và có uy tín về tính trung thực và minh bạch.

o Đảm bảo được các tiêu chí khác theo quy định của pháp luật.

Tuy cho phép các nhà ĐTNN đầu tư đa dạng các loại công cụ tài chính, nhưng Ấn Độ vẫn kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ đầu tư của các đối tượng này. Cụ thể: đối với doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, chỉ được đầu tư tối đa vào 10% tổng vốn phát hành của doanh nghiệp Ấn Độ (mức quy định cũ là 5%). Đầu tư vào cổ phiếu của công ty Ấn Độ bị giới hạn dưới 10% tổng vốn cổ phần (trước đây được đầu tư tối đa đến 10%). Việc đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết bị cấm ngặt đối với loại hình nhà đầu tư này. Một số lĩnh vực kinh doanh cũng bị giới hạn đối với nhà ĐTNN để bảo vệ TTCK trong nước.

Cuối cùng, để phòng ngừa các vấn đề tội phạm và rửa tiền, SEBI cũng ban hành các văn bản pháp lý bổ sung như Thông tư quy định về quy tắc hiểu biết và nhận diện khách hàng được cập nhật thường xuyên, quy định rõ các loại giấy tờ, thủ tục để nhận diện đặc điểm đầu tư của khách hàng cũng như quy định về chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tài chính để ngăn ngừa hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Ấn Độ.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Các giải pháp thu hút vốn đầu tư của Trung Quốc dù cũng đạt được những thành tựu nhưng so với tiềm lực và khả năng thu hút của Trung Quốc kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, chưa thể tương xứng với tiềm năng của Trung Quốc. Cụ thể (Nguyễn Đông Chiều 2012):

Thứ nhất: Vẫn tồn tại nhiều hạn chế đối với nhà ĐTNN, hệ thống pháp luật liên quan đến dòng vốn vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót, cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ hai: Nhà ĐTNN tham gia TTCK chủ yếu là NĐT nhỏ lẻ trong khi đó NĐT tổ chức chiếm tỷ trọng khá ít. Công tác quản lý của Chính phủ vẫn chưa

theo kịp sự phát triển của dòng vốn này, vẫn còn tồn tại nhiều biện pháp hành chính trong việc thu hút dòng vốn này. Tỷ trong vốn FPI trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của Trung Quốc vẫn còn rất thấp.

Thứ ba: Vấn nạn tin đồn vẫn là vấn đề lớn, chưa thể giải quyết và gây ra không ít hệ lụy cho TTCK Trung Quốc. Sự kiện ngày 27/2/2007, được gọi là “ngày thứ ba đen tối” của TTCK Trung Quốc, khi tin đồn về việc Chính phủ sẽ đánh thuế 20% lên lợi tức chứng khoán. Tin đồn nay ngay lập tức tác động đến TTCK Trung Quốc và các TTCK khác trên thế giới. Nhà đầu tư trong nước và NĐTNN nhanh chóng bán tháo cổ phiếu để rút vốn khỏi TTCK. Chỉ trong vòng một ngày, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch Thượng Hải mất 8,8%, mức sụt giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua, ước tính tương đương khoản 100 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 36)