Tai nạn thương tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Tai nạn thương tích

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì “tai nạn thương tích” được định nghĩa như sau:

Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn (ngẫu nhiên, không chủ ý) do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về vật chất hay tinh thần.

Thương tích: là tổn thương thực thể trên cơ thể con người do tác động của những năng lượng (bao gồm: cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau làm quá sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra, tại nạn thương tích còn là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống. Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn

gọi là “chấn thương” không phải là “tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho người nào đó.

Hiện nay, thuật ngữ “thương tích” thường được dùng nhiều hơn vì “tai nạn” có ngữ nghĩa chưa rõ, người ta thường nghĩ đến tai nạn như là một điều gì đó xui xẻo, vận hạn, ngẫu nhiên, không thể tiên đoàn được và phòng tránh được. Hai khái niệm này đôi lúc rất kho phân biệt nên thường gọi chung là “tai nạn thương tích”.

Vậy, tai nại thương tích là tổn thương không có chủ định hoặc có chủ định liên quan đến ngã, bỏng, va chạm giao thông, điện giật... gây ra tổn thương sây sát , chảy máu, phù nề,... cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ làm, nghỉ học hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất là 1 ngày.

Dựa vào kết quả của một hành động có chủ ý hoặc không chủ ý gây ra thì tai nạn thương tích bao gồm tai nạn thương tích không chủ định và tai nạn thương tích có chủ định cụ thể:

+ Tai nạn thương tích không chủ định (thường hiểu là “tai nạn”) xảy ra một cách vô tình, không suy nghĩ, không tính toán trước, là hậu quả của tai nạn giao thông, bị đuối nước, bỏng, ngộ độc, tai nạn lao động và ngã...

+ Tai nạn thương tích có chủ định, có chủ định xảy ra do bạo lực có chủ ý của người khác hoặc tự mình gây ra do bản thân mình gây nên do sự chủ định của con người như: Bị sát thương do chiến tranh, tự sát thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)