Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Kết quả đạt được

CBQL, GV, NV đều nhận thức được tầm quan trọng về mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non, trong đó đảm bảo trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ và các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học”; “Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ, phát triển phẩm chất và năng lực.

Các trường mầm non có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai

nạn thương tích. Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. Các trường mầm non đã thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích và ổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.

Đối với quản lý xây dựng trường học an toàn, PC TNTT: CBQL đã quan tâm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV, NV trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ luôn được CBQL, GV, NV thực hiện tốt. CBQL, GV đã tuyên truyền về PCTNTT cho các bậc phụ huynh để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng trường học an toàn, PC TNTT.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

CBQL, GV chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non.

Do hạn hẹp về kinh phí, một số trường chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình lớp học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cổng trường, tường rào bảo vệ xung quanh trường, các công trình vệ sinh cho trẻ, GV và nước sạch, trang thiết bị dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Một số GV chưa thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích trong nhà trường.

Một số GV trẻ mới ra trường còn chưa có kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích, do vậy khi thực hiện nội dung: “lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống

tai nạn thương tích, một số lớp học chưa có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích minh họa cho trẻ hiểu.

Một số GV chưa khuyến khích trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện như quan sát có chủ đích, chơi vận động, chơi tự do, vẽ, đọc sách…. trên sân trường.

Gia đình trẻ và Phòng Lao động & thương bình xã hội, Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ chưa có sự phối hợp hiệu quả với nhà trường trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.

Hạn chế Quản lý xây dựng trường học an toàn, PC TNTT:

Trên thực tế ở các nhà trường việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ chưa được tiến hành sát sao tới đội ngũ cán bộ quản lý, còn sự chồng chéo khi sắp xếp công việc.

CBQL chưa chỉ đạo bồi dưỡng cho GV các lớp tập huấn về kĩ năng tham gia, phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ. CBQL chưa chỉ đạo tăng cường tập huấn cho GV lồng ghép nội dung giáo dục PCTNTT cho trẻ vào các hoạt động ở trường mầm non.

Nghiên cứu Website của các trường mầm non hiện nay, chúng tôi nhận thấy Website còn sơ sài, CBQL các trường hiện nay chưa thiết lập chuyên mục Xây dựng trường học an toàn trên Website để GV và đội ngũ nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Nguyên nhân của hạn chế

Một bộ phận CBQL, GV, NV chưa nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

CBQL, GV NV chưa được thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.

Do hạn hẹp về kinh phí, một số trường chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình lớp học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cổng trường, tường rào bảo vệ xung quanh trường, các công trình vệ sinh cho trẻ, GV và nước sạch, trang thiết bị dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh, thân thiện.

CBQL chưa thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại đơn vị.

Kết luận chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non thì CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu về xây dựng trường học an toàn, PCTNTT, tuy nhiên còn xem nhẹ mục tiêu có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích. CBQL, GV các trường đã thực hiện tốt các nội dung về thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích. Hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT đã có sự phối hợp các lực lượng giáo dục và thực hiện qua các hình thức, phương pháp phù hợp.

Thực trạng quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cho thấy, các hoạt động để xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đều được cán bộ GV, NV trong trường phối hợp thực hiện và đạt kết quả thực hiện ở mức cao, tuy nhiên xây dựng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ chưa rõ ràng, sát thực với yêu cầu và tình hình thực tế của nhà trường. Trong công tác tổ chức thực hiện, CBQL các trường đã phân công trách nhiệm cho GV, NV để xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đều được CB, GV, NV nhưng việc tổ chức các lớp tập huấn chưa được tiến hành thường xuyên. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo chính xác, khách quan, việc tự bồi dưỡng chuyên môn của GV, NV đánh giá GV, NV thông qua sự tín nhiệm của tập thể còn thực hiện ở mức độ thấp.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cho thấy, các yếu tố như: Nhận thức của CBQL về công tác xây dựng trường học an toàn PCTNTT; CBQL tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em; Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và học tập; Điều kiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất của nhà trường rất ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu chiến lược phát triển GD của bậc học mầm non đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ…”. Vì vậy các biện pháp được đề xuất phải bám sát và thực hiện cho mục tiêu CSGD trẻ, cũng như mục tiêu phát triển của ngành GD mầm non mà ngành GD&ĐT đã xây dựng.

Các biện pháp đề xuất phải đạt được hiệu quả nhất định trong việc đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non. Thông qua đó mang lại hiệu quả cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung của đất nước..

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khoa học của lý luận dạy học, lý luận GD về mối quan hệ tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận phải mang tính khoa học và phải ứng dụng được vào thực tiễn và đem lại hiệu quả trong cải tạo hiện thực.

Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi, việc xây dựng các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cần phải dựa vào thực tiễn và phục vụ cho mục tiêu CSGD trẻ em mầm non. Đó là: thực tiễn về mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, phương pháp; thực tiễn về cơ sở vật chất; thực tiễn ứng dụng kết quả được nghiên cứu về công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non như thế nào.

Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì trong quá trình xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ phải có sự lựa chọn, sàng lọc những nội dung cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với trẻ.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải đạt được hiệu quả nhất định trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non. Thông qua đó mang lại hiệu quả cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung của đất nước.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp đề xuất phải được cụ thể hóa từ mục đích, nội dung, cách thức và những điều kiện thực hiện và dễ áp dụng, dễ triển khai vào thực tiễn công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ. Và khi được áp dụng vào thực tiễn phải đem lại hiệu quả cao hơn các biện pháp đang thực hiện.

Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo nguyên tắc như có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính hệ thống.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Cũng như các hoạt động khác của con người, hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non muốn đem lại kết quả cao thì trước hết phải bồi dưỡng cho đội ngũ GV, NV những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, những nội dung, trách nhiệm của bản thân trong PCTNTT cho trẻ, đặc biệt là mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cũng như các nội dung về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích. Từ đó sẽ tạo ra động cơ và tính tích cực, chủ động của GV, NV khi tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức các nội dung GD, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của GV, NV về vai trò, trách nhiệm của mình; về yêu cầu nâng cao trình độ toàn diện; yêu cầu về phát triển nghề nghiệp đối với GV, NV về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm đáp ứng mục tiêu chung trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ em trong các trường mầm non.

CBQL chỉ đạo tổ chức phối hợp với trạm y tế phường, vận động cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông, tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ, Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Ngày Sức khoẻ thế giới… để huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt Đoàn, Đội, hoạt động ngoài khóa, lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn về phòng chống tai nạn, thương tích vào các môn học trong trường … nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV và nhân viên nhận thức đầy đủ về mục tiêu trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường. Nội dung bồi dưỡng tập trung cung cấp cho người học những kiến thức và kĩ năng như:

- Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng biện pháp hữu hiệu trong đảm bảo an toàn cho trẻ, cũng như thực hiện bồi dưỡng cho CBQL và GV về khả năng phát hiện, phòng chống nguy cơ gây thương tích cho trẻ;

- Kĩ năng tham gia, phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, khả năng làm việc nhóm, khả năng phát hiện và đưa ra những phương án dự phòng hữu hiệu;

- Khả năng tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở nhà trường.

Các cấp quản lý cần xác định nâng cao nhận thức cho GV, NV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo và quản lý, có kế hoạch theo giai đoạn, năm học, nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, giải pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện để làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt trong đội ngũ GV, NV.

Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)