Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính hệ thống.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Cũng như các hoạt động khác của con người, hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non muốn đem lại kết quả cao thì trước hết phải bồi dưỡng cho đội ngũ GV, NV những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa, những nội dung, trách nhiệm của bản thân trong PCTNTT cho trẻ, đặc biệt là mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cũng như các nội dung về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích. Từ đó sẽ tạo ra động cơ và tính tích cực, chủ động của GV, NV khi tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức các nội dung GD, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của GV, NV về vai trò, trách nhiệm của mình; về yêu cầu nâng cao trình độ toàn diện; yêu cầu về phát triển nghề nghiệp đối với GV, NV về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm đáp ứng mục tiêu chung trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ em trong các trường mầm non.

CBQL chỉ đạo tổ chức phối hợp với trạm y tế phường, vận động cha mẹ học sinh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông, tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ, Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Ngày Sức khoẻ thế giới… để huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt Đoàn, Đội, hoạt động ngoài khóa, lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn về phòng chống tai nạn, thương tích vào các môn học trong trường … nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV và nhân viên nhận thức đầy đủ về mục tiêu trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường. Nội dung bồi dưỡng tập trung cung cấp cho người học những kiến thức và kĩ năng như:

- Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng biện pháp hữu hiệu trong đảm bảo an toàn cho trẻ, cũng như thực hiện bồi dưỡng cho CBQL và GV về khả năng phát hiện, phòng chống nguy cơ gây thương tích cho trẻ;

- Kĩ năng tham gia, phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, khả năng làm việc nhóm, khả năng phát hiện và đưa ra những phương án dự phòng hữu hiệu;

- Khả năng tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở nhà trường.

Các cấp quản lý cần xác định nâng cao nhận thức cho GV, NV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo và quản lý, có kế hoạch theo giai đoạn, năm học, nêu rõ chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, giải pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện để làm tốt công tác tuyên truyền quán triệt trong đội ngũ GV, NV.

Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ một cách phù hợp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thật sự quan tâm và tiên phong trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như bồi dưỡng những năng lực cần thiết cho đội ngũ GV, nhân viên trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ;

Tích cực trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục tiêu quan trọng trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ. Kế hoạch phải cụ thể, chính xác, đáp ứng được nhu cầu người học và mục tiêu hoạt động đảm bảo an toàn trẻ trong nhà trường;

Tổ chức khảo sát, liên hệ với những trung tâm, đơn vị, cá nhân có uy tín, đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng để hợp tác lựa chọn và thống nhất hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng từ xa, tại chỗ và theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức định kì, thường xuyên các hội nghị chuyên đề, làm mẫu nhằm giúp GV, nhân viên có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ và phát triển khả năng phối hợp, phát hiện, đề xuất những phương án hữu hiệu trong phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ. Hiệu trưởng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được tham gia bồi dưỡng, xây dựng chính sách hỗ trợ về kinh phí, thời gian để thu hút sự tham gia của các đối tượng vào hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên thông qua cung cấp tài liệu, hướng dẫn nhiệt tình. Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá và rút kinh nghiệm hoàn thiện trong công tác bồi dưỡng, nhà trường thường xuyên thực hiện khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ người học, các lực lượng có liên quan một cách khách quan, công khai sau khi kết thúc khoá bồi dưỡng.

Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện trong các trường mầm non. Trong đó, quy định về phòng học an toàn, thoáng mát đủ ánh sáng; Bàn ghế, đồ dùng đồ chơi đảm bảo phù hợp với trẻ mầm non. Sân chơi, vườn trường được quy hoạch hợp lý, có cây bóng mát, cây cảnh và hoa đảm bảo xanh, sạch, đẹp, có tranh dân gian, các câu chuyện cổ tích thân thiện gần gũi trẻ. Hệ thống rác, nước thải được xử lý tốt. Trong môi trường đó, trẻ được chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân; hứng thú tự tin, biết hợp tác và khi chia sẻ khi tham gia vào các hoạt động tập thể;Trẻ sạch sẽ mạnh dạn, hoạt bát, lễ phép, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân tốt, biết giữ gìn vệ sinh chung phù hợp với lứa tuổi; Trẻ yêu thích và biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi, có nền nếp và thói quen tốt trong thực hiện luật an toàn giao thông; Trẻ tích cực, hứng thú, tham gia vào các trò chơi dân gian, biết một số bài hát dân ca, ca dao, đồng dao.

Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng,… để nhà trường có thể tiếp nhận nhanh chóng các thông tin, phản ánh và có biện pháp cần thiết, kịp thời nhằm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tăng cường công tác bảo vệ trật tự, an ninh trường học. Những nhân viên bảo vệ trường học phải là những người có nghiệp vụ bảo vệ, có sức khỏe, đặc biệt, có phẩm chất đạo đức tốt.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung GD, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức trong các cấp quản lý và GV, NV.

Quan tâm đúng mức đến đội ngũ GV, NV đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, GD trẻ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đội ngũ này hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao. Mặt khác cần tạo ra một bầu không khí dân chủ, cởi mở, trách nhiệm, quyết tâm và tính tự giác trong đội ngũ GV, NV.

Xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác tuyên truyền, GD chính trị tư tưởng theo hướng dẫn của các cấp quản lý.

Cần đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để công tác GD, tuyên truyền thông tin đạt kết quả tốt.

3.2.2. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Biện pháp này nhằm đảm bảo đội ngũ chăm sóc trẻ trong trường mầm non luôn đáp ứng tốt những yêu cầu an toàn cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục thông qua việc thực hiện tổ chức đánh giá đội ngũ chăm sóc trẻ về khả năng thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường, giúp các trường xác định chính xác về khả năng xác định mục tiêu, thực hiện nội dung hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng cần kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các cấp liên quan đến công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài việc tạo sự thống nhất giữa các bộ phận, Hiệu trưởng còn là người chỉ đạo cho GV, nhân viên thường xuyên phối hợp đánh giá xác định về khả năng đáp ứng mục tiêu, nội dung của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần quan tâm tổ chức hướng dẫn, phân công cụ thể cho các bộ phận tham gia đánh giá tích cực, phổ biến một cách cụ thể các tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá trong từng bộ phận, đánh giá từng đối tượng, thời gian thực hiện, đối tượng tham gia.

Tập huấn cho GV lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động ở trường mầm non, cụ thể:

+ Hoạt động học: Giáo viên có thể lựa chọn nhiều nội dung giáo dục để lồng ghép vào các hoạt động học. Trong hoạt động học cần xác định các mức độ lồng ghép khác nhau tùy thuộc vào nội dung của từng hoạt động. Có 3 mức độ lồng ghép: lồng ghép toàn phần khi nội dung bài học trùng với nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích; mức độ lồng ghép một phần (bộ phận) khi nội dung phòng chống tai nạn thương tích trùng một phần trong bài học; mức độ liên hệ khi nội dung bài học có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục phòng chóng tai nạn thương tích.

+ Hoạt động vui chơi: Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua vui chơi có thể giáo dục trẻ các kiến thức và kĩ năng phòng tránh bỏng, điện giật, té ngã, thất lạc, tai nạn giao thông… kĩ năng tự sơ cứu cũng như tìm sự giúp đỡ của người lớn khi khẩn cấp. Các nội dung này có thể triển khai ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hay vui chơi tự do.

+ Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Lồng ghép giáo dục các kiến thức và rèn các kĩ năng phòng chống dị vật đường ăn, đường thở, đuối nước, té ngã… Bên cạnh những hoạt động hàng ngày có thể tổ chức các hoạt động lễ hội vào những thời điểm thích hợp để giáo dục trẻ ví dụ như ngày hội an toàn giao thông, các chương trình nghệ thuật tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông, hội thi vẽ tranh phòng chống đuối nước, phỏng, điện giật...

Để các kiến thức và kĩ năng về an toàn gắn liền với đời sống của trẻ, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp giáo dục khác nhau để kích thích trẻ hứng thú trong học tập và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những phương pháp quan trọng đó là thực hành - luyện tập, phương pháp dùng trò chơi, phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề, phương pháp nêu gương. Giáo viên phải gắn những kiến thức và những kĩ năng mà trẻ học được với các bối cảnh sinh hoạt thường ngày. Giáo viên hướng dẫn trẻ việc đi lên cầu thang không được chạy nhảy, chơi cầu trượt cần phải lần lượt từng trẻ, không chen lấn, xô đẩy. Hay tạo ra các tình huống giả định gắn với

những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn để giáo dục cách xử lí cho trẻ. Chẳng hạn như tình huống giả định là căn phòng đầy khói, làm cách nào để có thể thoát ra khỏi căn phòng đó nhanh nhất… hay chơi đóng vai các tình huống giả định trẻ bị chảy máu, bị bỏng, té ngã… để bác sĩ thực hành sơ cứu cầm máu, bong gân, bỏng… Bên cạnh đó trẻ còn học từ cách xử lí của người khác thông qua quan sát các hành vi, cử chỉ của cô giáo, cha mẹ, người thân và bạn bè… Từ đó hành vi của trẻ sẽ được củng cố và điều chỉnh bởi những kết quả do những hành động của chúng mang lại và sự đáp ứng của người khác đối với hành vi của chúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là hình mẫu chuẩn trong thực hành an toàn để trẻ học hỏi bắt chước. Quá trình giáo dục môi trường an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ diễn ra thường xuyên liên tục thông qua các hoạt động vui chơi, học tập và sinh hoạt ở trường sẽ dần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV, NV thông qua học hè; sinh hoạt chuyên môn hàng tháng; xây dựng kế hoạch giáo dục từng chủ đề trong năm học.

Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho các hoạt động thực hành trải nghiệm, qua nghiên cứu các tài liệu viết về kỹ năng PCTNTT cho trẻ trên tạp chí chuyên đề .

Thông qua dự giờ GV, NV khi tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ

Bồi dưỡng thông qua phối hợp với phụ huynh học sinh cùng trao đổi, phối hợp thực hiện các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ qua các hoạt động đón trả trẻ, hội thảo, họp phụ huynh học sinh định kỳ trong năm học.

Thiết lập chuyên mục Xây dựng trường học an toàn trên Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả tập huấn về xây dựng

trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi thiết kế mẫu Website như sau:

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp bồi dưỡng tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho GV, NV đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, mục tiêu nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)