Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu

1.1.3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông

Đảng ta luôn coi giáo dục luôn được coi là “quốc sách” hàng đầu. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của nền giáo dục thế giới.

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, bên cạnh thời cơ do cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại đem lại luôn phải đối mặt với những thách thức. Để thích ứng với thời đại thơng tin, trí tuệ nhân tạo thì việc đổi mới đất nước là một yêu cầu cấp thiết, trong đó đổi mới giáo dục cần phải đi đầu. Yêu cầu của đổi mới đã được Đảng đề ra cụ thể qua các văn kiện của các kì Đại hội và thơng qua Luật giáo dục Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam đã nhiều lần thực hiện cải cách giáo dục- đào tạo, mục tiêu, chương trình cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên việc đổi mới còn diễn ra khá chậm và chưa đồng bộ. Trong các nhà trường phần lớn các tiết học vẫn được giảng dạy theo PP truyền thống mang tính áp đặt của thầy mà coi nhẹ vai trò, hoạt động của trò. Điều này là một trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra là “đào tạo người lao

động tự chủ, năng động, sáng tạo”; làm ảnh hưởng đến sự nghiệp cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Vì vậy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một yêu cầu bức thiết, trong đó có sự đổi mới mạnh mẽ về PPDH.

Tại điều 24.2 của Luật Giáo dục nước ta năm 2005 đã qui định: “PP giáo dục

điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS”. Đồng thời, mục tiêu giáo dục cũng được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, đặc biệt là chương trình giáo dục PT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trưng

môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS PP tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2013) tiếp tục khẳng định để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cần “…thực hiện đồng bộ các giải pháp

phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, PPDH, PP thi, kiểm tra theo hướng hiện dại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo lí, lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống và năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành và tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [46; tr.216].

Văn kiện Đảng ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo” đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực nghiên cứu…” [1; tr.5].

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân

lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Như vậy, sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra những cơ hội to lớn và nảy sinh những thách thức mới đối với sự nghiệp giáo dục trong tương lai.

Nhìn chung, cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới PP dạy học, hướng tới việc học tập tích cực, chủ động, khắc phục thói quen học tập thụ động- đọc chép. Đổi mới PPDH ở trường PT loại bỏ tình trạng HS thụ động nghe giảng, ghi chép rồi trả lời theo đúng ý của thầy mà cần hướng tới cách thức dạy người học tự phát hiện vấn đề học tập dưới sự hướng dẫn của GV.

Thực tế cho thấy, việc đổi giáo dục mới chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ giữa đổi mới nội dung, PP, hình thức tổ chức dạy học với đổi mới kiểm tra, đánh giá. Hình thức tổ chức dạy học phải phong phú, tạo hứng thú cho HS, chuyển tải được mục tiêu, nội dung chương trình, nâng cao chất hiệu quả dạy học. Trong đó TCHĐN là một hình thức tổ chức dạy học hiệu quả, tích cực, phát huy năng lực học tập của HS, góp phần thực hiện những định hướng mà Đảng cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

1.1.3.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và sử học. DHLS ở trường THPT phải quán triệt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu mơn học cụ thể nói riêng. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử được xác định trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

*Về kiến thức: Bộ môn Lịch sử cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của

khoa học lịch sử được xây dựng một cách có hệ thống về sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến nay, bao gồm: những sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu biểu, các khái niệm, thuật ngữ, những vấn đề về PP nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của HS. Đồng thời, bộ mơn lịch sử cịn giúp HS hiểu được những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam, hiểu

được quy luật vận động của lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân, lao động sản xuất đối với sự phát triển của xã hội...

* Về kĩ năng: Phát triển cho HS năng lực tư duy (so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, hiện tượng...), năng lực thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường trung học cơ sở; kĩ năng học tập và thực hành bộ môn: Sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo; khả năng trình bày; khai thác và sử dụng lược đồ, tranh ảnh; làm và sử dụng đồ dùng trực quan; khả năng trình bày nói và viết; kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống...

* Về tư tưởng, thái độ: Giáo dục cho HS quan điểm, tư tưởng, tình cảm, phẩm

chất đạo đức, nhân cách,...góp phần đào tạo con người Việt Nam toàn diện. Qua học tập Lịch sử, HS được bồi dưỡng về: Lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, biết ơn và trân trọng những thành quả của cha ông. Giáo dục cho HS tinh thần đồn kết, hữu nghị với các dân tộc vì độc lập tự do, hịa bình, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội. Ngồi ra mơn lịch sử còn bồi dưỡng cho HS niềm tin vào sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người và dân tộc, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, thụt lùi tạm thời, đồng thời bồi dưỡng cho HS có ý thức và nghĩa vụ cơng dân, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quốc tế, những phẩm chất cần thiết trong cộng đồng: đoàn kết, trung thực, nhân ái khoan dung... Từ đó góp phần đào tạo con người Việt Nam đủ sức, đủ tài để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Như vậy, để đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra cho bộ môn, GV lịch sử cần quan tâm đầu tư hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường PT.

1.1.3.3. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố Hạ

Long tỉnh Quảng Ninh

HS THPT thành phố Hạ Long được làm quen với môi trường học tập từ khá sớm bởi nơi các em sinh ra và lớn lên là một thành phố du lịch phát triển, là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Các em có điều kiện sống tương đối đầy đủ, được cha mẹ quan tâm (trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc học như máy tính bảng, điện thoại thơng minh…), được nhà trường tạo điều kiện học tập tốt nhất (thành

lập các câu lạc bộ để các em có điều kiện thể hiện bản thân, được giao lưu học hỏi, mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; được trang bị các thiết bị hiện đại để hỗ trợ việc học như máy tính, máy chiếu, bảng thơng minh kết nối Ipad để tương tác...). Với điều kiện kinh tế gia đình khá giả, hầu hết các em được tạo điều kiện tốt nhất cho việc học mà khơng phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Vì vậy học tập là hoạt động chủ đạo của các em.

Ngồi việc học, các em cịn được tạo điều kiện vui chơi giải trí nên đời sống tinh thần cũng khá phong phú. Với điều kiện sống như vậy, các em HS ở thành phố Hạ Long khá năng động, linh hoạt, tiếp thu nhanh, có khả năng phán đốn và giải quyết vấn đề một nhanh chóng, dễ thích ứng với sự thay đổi, có khả năng tư duy độc lập. Đây là điều kiện thuận lợi cho GV lịch sử trong việc đổi mới PPDH, áp dụng những hình thức và biện pháp dạy học tích cực trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ở thành phố chính là sự xuất hiện của nhiều luồng văn hóa, nhiều cám dỗ mà các em dễ bị lôi kéo mà không tập trung vào việc học tập, nhất là học môn lịch sử. Cũng do tác động từ phía gia đình và xã hội mà các em ở lứa tuổi này thường chỉ quan tâm đến môn học liên quan đến việc thi mà sao nhãng các môn học khác và chỉ chú trọng lựa chọn những nghề nghiệp có thu nhập cao, có cơ hội giao lưu lớn. Trong khi đó việc học lịch sử ít mang lại cơ hội cho HS lựa chọn nghề nghiệp như mong muốn. Vì vậy, việc học lịch sử của các em chỉ là để đối phó, để lấy điểm, để đỗ tốt nghiệp. Đây là một trở ngại lớn cho GV dạy lịch sử ở các trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Để HS u thích mơn Lịch sử, GV cần phải biết lơi kéo, thu hút HS, thậm chí định hướng nghề nghiệp cho các em gắn với việc học lịch sử; GV phải làm cho các em HS hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục PT đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của HS bởi nhận thức về nghề nghiệp của các em cịn khá phiến diện, thậm chí mơ hồ về nghề nghiệp tương lai. Các em chưa biết mình thích gì và năng lực của mình đến đâu. Vì vậy, GV đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ, định hướng cho HS lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú và năng lực, cũng như phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong DHLS, trước hết GV cần phải kích thích được sự hứng thú của HS trong giờ học. GV chỉ có thể làm được điều này khi tích cực đổi mới PPDH, tạo điều kiện cho các em được chủ động tham gia vào hoạt động học tập, được thể hiện bản thân, được phát huy các năng lực, sở trường của mình. TCHĐN là PPDH có vai trị quan trọng trong việc phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức, qua đó tạo nên giờ học hiệu quả.

Có thể nói, làm việc theo nhóm mang lại nhiều lợi ích cho các em như: biết chia sẻ, biết lắng nghe, biết học hỏi, giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,… Những kĩ năng này rất quan trọng cho các em khi bước vào môi trường lao động tập thể sau này. Bởi sự hợp tác của nhiều người bao giờ cũng nảy sinh nhiều ý kiến, bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế của nhau để tạo ra sản phẩm mang tính sáng tạo, hồn hảo thể hiện trí tuệ của tập thể.

Cũng trong hoạt động tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng: có những người được nhiều người u mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình, nhận thức bản thân mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.

Học tập tốt các mơn học chính là “chìa khóa” thành cơng trong tương lai, giúp các em sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn, nhất là ở thành phố du lịch như Hạ Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)