Yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 49 - 84)

8. Cấu trúc đề tài

2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam

2.2.1. Yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ

ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tình đồn kết dân tộc, lịng tương thân tương ái… Vì vậy, đối với HS THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, GV cần lựa chọn PP, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để khắc sâu cho các em những kiến thức cơ bản của thời kì lịch sử quan trọng này của dân tộc. Để các em không những hiểu về lịch sử dân tộc mình mà cịn biết u quý, trân trọng, biết ơn những công lao to lớn của cha ông đã hi sinh cho độc lập dân tộc; để các em yêu thích việc học lịch sử, biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc.

2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 1930 đến năm 1954 ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 1930 đến năm 1954

2.2.1.1. Phải hướng vào nội dung cơ bản của bài

TCHĐN trong DHLS là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT hiện nay. Để thực hiện TCHĐN có hiệu quả khi dạy phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 mỗi GV cần đảm bảo tính cơ bản, nghĩa là xác định rõ nội dung cơ bản, kiến thức trọng tâm, phải xuất phát từ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng bài. Vì mục đích của việc sử dụng các PPDH là để thực hiện tốt nhất mục tiêu bài học. Và trong một bài học, không phải mọi nội dung đều cần làm rõ, không phải bất cứ kiến thức nào cũng có thể lựa chọn để học tập nhóm và khơng phải mọi nội dung đều phải thông qua TCHĐN mới được làm sáng tỏ. Không nên lạm dụng hoạt động nhóm, chỉ những hoạt động cần có sự phối hợp của các cá nhân để hồn thành nhiệm vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn hoạt động của cá nhân thì mới nên áp dụng PP này.

Tuy nhiên trên thực tế DHLS ở các trường THPT, nhiều GV chưa xác định được kiến thức cơ bản của bài vì vậy khơng biết đâu là kiến thức cần làm rõ, cần nhấn mạnh mà dạy theo tiến trình SGK, trình bày từ đầu đến cuối, không lựa chọn được PP phù

hợp để làm nổi bật kiến thức trọng tâm. Từ đó làm cho giờ học lịch sử trở nên nhàm chán, nặng nề.

Nội dung cơ bản là phần kiến thức quan trọng, không thể thiếu được trong một bài, một chương hay một khóa trình lịch sử. Đây là phần kiến thức mà qua đó giúp HS biết được vấn đề cốt lõi của bài học. Để xác định phần kiến thức cơ bản này, GV cần căn cứ vào phần chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

Bởi vậy, khi tiến hành TCHĐN, GV không nên chọn những kiến thức không cơ bản, không đúng trọng tâm bài học. Phần kiến thức này GV có thể cho HS tự đọc SGK hay giao về nhà thực thực hiện để tránh mất nhiều thời gian trên lớp mà tập trung vào phần nội dung cơ bản. Có như vậy việc TCHĐN mới có ý nghĩa. Để làm được điều này, mỗi GV trước khi lên lớp cần chuẩn bị bài thật kĩ, xác định kiến thức cơ bản của bài học và xác định đơn vị kiến thức sẽ tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Tránh tình trạng GV không chuẩn bị kĩ, TCHĐN một cách ngẫu hứng, tự phát.

2.2.1.2. Phải đảm bảo tính vừa sức HS

Việc TCHĐN đảm bảo tính vừa sức trong dạy học là một nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo sự thành công cho một giờ học. GV phải đảm bảo nhiệm vụ đưa ra cho HS phải phù hợp với trình độ, khả năng của các em, tức là không quá dễ cũng khơng q khó. Nếu nhiệm vụ quá dễ, HS không cần thảo luận (mức độ nhận biết) mà đã biết kết quả thì khơng kích thích được sự sáng tạo, khả năng tư duy và sự hợp tác của các em. Điều này dẫn đến tình trạng nhàm chán, thờ ơ, khơng tích cực trong hoạt động của các em. Như vậy, mục tiêu là phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển tư duy, gây hứng thú đối với HS trong giờ học lịch sử sẽ không đạt được. Đối với HS ở Hạ Long, với điều kiện vật chất khá đầy đủ, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và nhiều phương tiện học tập khác nhau nên việc lĩnh hội tri thức cũng nhanh hơn. Vì vậy, ngồi phần kiến thức cơ bản cần nắm vững, GV cần hướng các em đến việc đánh giá, liên hệ để phát huy khả năng của các em, tránh việc chỉ dạy những kiến thức quá dễ làm các em nhàm chán, khơng hứng thú. Nhất là khi chương trình lịch sử ở các cấp học ở nước ta đang thực hiện theo chương trình đồng tâm, nghĩa là ở cấp

THPT các em lại được học những phần kiến thức trùng với cấp THCS. Nếu khơng được tìm hiểu những cái mới, chắc chắn các em sẽ không hứng thú với giờ học lịch sử. Ngược lại, nếu đặt ra nhiệm vụ q khó, khơng phù hợp với trình độ, năng lực của các em thì các em sẽ khơng thể hồn thành, làm cho các em cảm thấy chán nản, không hứng thú và việc TCHĐN trở nên vơ nghĩa.

Có nhiều dạng TCHĐN trong dạy học, tuy nhiên mỗi dạng lại có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy GV cần phải lựa chọn linh hoạt các dạng tổ chức sao cho phù hợp với nội dung từng bài để đạt được hiệu quả cao nhất. GV cũng cần chú ý, ở mỗi lớp khác nhau HS lại có khả năng, trình độ khác nhau vì vậy khơng nên áp dụng một hình thức cho mọi lớp, mặc dù nội dung kiến thức là như nhau.

2.2.1.3. Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

TCHĐN hay bất kì PP, hình thức tổ chức dạy học nào khác cũng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.“Tính tích cực học tập là trạng thái hoạt động nhận thức của HS thể hiện ở

khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức”

[43; tr.18].

Theo quan điểm phát triển năng lực, PPDH khơng chỉ chú ý đến việc tích cực hố HS về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện cho các em năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn, đồng thời gắn việc “học đi đôi với hành”. Hoạt động học tập chỉ thật sự hiệu quả khi HS chủ động, tích cực và tự giác tham gia vào quá trình dạy học. Vì vậy, GV muốn phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HS thì phải lựa chọn PPDH phù hợp, trong đó GV là người điều khiển, hướng dẫn, HS tự giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, các em chủ động chiếm lĩnh tri thức. Ví dụ như trong giờ học lịch sử, GV yêu cầu HS tăng cường làm việc với SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan và xây dựng các tình huống cụ thể để HS độc lập giải quyết; sau đó trao đổi thảo luận để rút ra kết luận chung. Trên cơ sở giải quyết tình huống học tập, tư duy của các em sẽ phát triển, các em sẽ chủ động, tích cực hơn trong hoạt động của mình. Từ đó kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, các em sẽ nhớ kiến thức và hiểu bài hơn. TCHĐN là một trong những PPDH tích cực để phát huy năng lực, tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của HS. Tuy nhiên để làm tốt điều này, GV cần được trang bị một hệ thống kiến thức phong phú cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm, xây dựng các kế hoạch và biện pháp dạy học phù hợp với nhận thức của HS và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

2.2.1.4. Phải gây hứng thú học tập cho học sinh

Hứng thú học tập là việc HS ưu tiên, chú ý vào hoạt động học tập để đạt được kết quả học tập tốt hơn. Hứng thú có vai trị quan trọng trong quá trình DHLS ở trường PT. Có hứng thú học tập, HS sẽ tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, nhanh chóng tiếp thu bài, nhớ bài lâu, hiểu được tầm quan trọng của lịch sử với sự phát triển của nhân loại. Hứng thú học tập cịn kích thích các em tích cực, say mê học tập để tiếp thu những kiến thức mới, tự giác nắm vững kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Hứng thú học tập giúp HS phát triển toàn diện, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống. Hứng thú học tập của HS được hình thành trong quá trình dạy học của GV. Trong đó, PPDH của GV đóng một vai trị quan trọng trong việc kích thích hứng thú học tập của HS. Để gây hứng thú học tập cho HS, GV phải thiết kế nội dung bài học hay và hấp dẫn rồi nêu vấn đề theo hướng gợi mở để kích thích trí tị mị của HS. Trên cơ sở đó, GV lựa chọn những hình thức và PPDH phù hợp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

TCHĐN trong dạy học là một PPDH hiệu quả để gây hứng thú học tập cho HS. GV cần lựa chọn những kiến thức để TCHĐN một cách đa dạng, phong phú; đồng thời GV cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động nhóm với những nhiệm vụ học tập khác nhau. Sự thay đổi linh hoạt các PPDH và luân chuyển nhóm hoạt động hợp tác sẽ làm cho giờ học không nhàm chán, gây hứng thú học tập, tạo ra sự tích cực cho HS. Tuy nhiên cũng cần chú ý khơng sử dụng q nhiều các PPDH tích cực và không TCHĐN quá nhiều trong một giờ học sẽ làm cho giờ học mang tính hình thức, HS thấy mệt mỏi, dẫn đến kết quả sẽ không như mong đợi.

Ngoài ra, để gây hứng thú cho HS trong học tập, GV có thể xây dựng kế hoạch thi đua giữa các nhóm hay tổ chức các trị chơi để khám phá tri thức. GV cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, cho điểm cơng bằng, khách quan giữa các nhóm hoặc chỉ cho điểm những nhóm nào hồn thành nhanh nhất, tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, ở trường PT hiện nay, hầu hết HS chưa có hoặc ít có hứng thú với bộ mơn lịch sử, một phần là do GV chưa có PPDH phù hợp để kích thích hứng thú học tập lịch sử của HS.

2.2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh năm 1930 đến năm 1954 ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Xác định đúng nhiệm vụ học tập để thiết kế tổ chức hoạt động nhóm cho phù hợp

Nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ GV cần đặt ra ngay từ khi thiết kế giáo án để đạt được mục tiêu bài học. Trong DHLS, GV chỉ nên tiến hành TCHĐN đối với những nhiệm vụ học tập phức tạp, đòi hỏi huy động sự hiểu biết của nhiều HS hoặc những vấn đề mà có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, HS cần trao đổi để rút ra kết luận chung…

Trên thực tế, hiện nay nhiều GV ở trường các THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh chưa thật sự biết cách chuyển hóa những kiến thức lịch sử cần phân tích, đánh giá, bình luận thành các bài tập hay nhiệm vụ học tập sao cho kích thích được sự hứng thú, tích cực, chủ động của HS trong nhóm. Đây là một việc khơng hề dễ, nó địi hỏi GV phải thật sự đầu tư về chun mơn và u nghề. Bên cạnh đó, có một số GV đã tiến hành xây dựng tình huống học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhưng thiếu tính kế hoạch, cịn mang tính tự phát nên hiệu quả TCHĐN trong DHLS chưa cao.

Để xác định đúng nhiệm vụ TCHĐN, GV cần:

- Căn cứ vào mục tiêu từng bài học cụ thể để xác định mục tiêu của TCHĐN cho từng bài. Vì mỗi bài học lịch sử lại có mục tiêu khác nhau. GV cần xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực của HS và mục tiêu về kĩ năng hoạt động nhóm được thể hiện bằng các kĩ năng hợp tác cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập.

- Căn cứ theo chuẩn kiến thức: Chuẩn kiến thức là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà HS phải đạt được trong bài học. Tuy nhiên, GV có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở chuẩn kiến thức, GV có thể nâng cao kiến thức, nhất là đối với trường chuyên và ở một số lớp có nhiều HS có học lực khá, giỏi tại các trường khơng chun. Từ đó, GV sẽ xác định được mục tiêu của TCHĐN, các kĩ năng

cần rèn luyện, hình thành và thái độ, cũng như năng lực tương ứng theo yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Ngồi ra, GV cịn phải dựa vào văn bản SGK vì đây là tài liệu tham khảo chuẩn, chính thống của cả GV và HS. Trên cơ sở SGK, GV sẽ xác định được mục tiêu hoạt động nhóm phù hợp, tránh đưa ra mục tiêu không liên quan đến SGK. Nếu có nội dung kiến thức ngồi SGK, GV nên cho HS tìm hiểu trước khi đến lớp. Đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như sự nhanh nhạy của HS ở thành phố Hạ Long, GV nên cung cấp cho các em địa chỉ các website đáng tin cậy để các em tự tìm hiểu.

Cần lưu ý rằng, chỉ nên TCHĐN đối với những nhiệm vụ tương đối phức tạp, một cá nhân không thể tự giải quyết mà cần đến sức mạnh đồn kết của tập thể, địi hỏi sự tư duy của nhiều thành viên để hoàn thành hoặc những vấn đề có nhiều HS biết nhưng lại có những ý kiến trái chiều thì nên tổ chức cho HS tranh luận để thống nhất ý kiến.

Trên thực tế, khi TCHĐN trong DHLS, không phải GV nào cũng biết cách xác định mục tiêu cho từng hoạt động và không xác định được nội dung nào cần TCHĐN. GV còn giao nhiệm vụ tùy tiện mà chưa cân đối với từng nội dung bài học nên còn hạn chế trong kết quả đạt được.

Khi TCHĐN trong DHLS Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 trong phần tìm hiểu kiến thức mới, có thể xây dựng một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, xây dựng bài tập thảo luận nhóm theo hướng yêu cầu HS đánh giá,

phân tích, giải thích, nhận xét sự kiện, biến cố lịch sử. Chẳng hạn, GV yêu cầu HS phân tích, nêu ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, chỉ ra tính chất của sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời”, mục IV: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (SGK Lịch sử 12), để làm rõ nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận

nội dung sau:

- Nhóm 1,2: Phân tích ngun nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và chỉ ra nguyên quan trọng nhất? Giải thích?

- Nhóm 3,4: Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và chỉ ra ý nghĩa quan trọng nhất? Giải thích?

- Nhóm 5,6: Phân tích bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám? Bài học nào Đảng ta có thể vận dụng để giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 49 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)