Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 45)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

* Kết quả điều tra HS:

Chúng tôi tiến hành khảo sát 387 HS lớp 12 ở 09 trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long. Sau khi phân tích số liệu, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Một là, về mức độ yêu thích mơn lịch sử, chúng tơi đưa ra câu hỏi: Em có thích học lịch sử khơng? Có 12,4 % HS trả lời rất thích; 50,6% HS trả lời bình thường 22,5%

thích học và 14,5 % HS khơng thích học lịch sử. Kết quả trên cho thấy, phần lớn các em HS ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thái độ bình thường với mơn lịch sử, coi đó là mơn phụ và khơng quan tâm. Tuy nhiên, cũng từ q trình điều tra, chúng tơi thấy cũng có nhiều HS vẫn thích lịch sử nhưng do PPDH của thầy cơ chưa thu hút, hấp dẫn, HS chưa có PP học hiệu quả trong khi kiến thức lịch sử lại khó nhớ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học lịch sử của HS.

Hai là, để đánh giá giờ học lịch sử, chúng tơi đã đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về giờ học lịch sử lớp em?”. Kết quả chúng tôi thu được là: 12,9 % HS trả lời hay,

hấp dẫn; 59,6% HS trả lời bình thường; 27,5% cho rằng tẻ nhạt. Và để kiểm tra độ khách quan về PPDH mà GV thường sử dụng trong DHLS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Trong các giờ học lịch sử, GV thường sử dụng PPDH nào?, đa số HS chọn PP thuyết trình (82,9%) và đọc cho HS chép (83,4%), cịn PP nhóm chỉ có 7,9% GV sử dụng thường xuyên. Như vậy, ở các trường THPT thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, PP nhóm chưa được GV sử dụng thường xuyên, chỉ có một số ít GV thực sự tâm huyết làm được. Có lẽ cũng vì ngun nhân này mà chất lượng DHLS ở các trường THPT thành phố Hạ Long chưa cao, HS không hứng thú với việc học lịch sử.

Ba là, để tìm hiểu về thái độ của các em đối với hoạt động nhóm trong giờ học

lịch sử, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Em có hứng thú với giờ học lịch sử TCHĐN khơng? Kết quả thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra thái độ của học sinh trong giờ học lịch sử có tổ chức hoạt động nhóm

Thái độ Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú

Số lượng 221 148 18

Tỉ lệ 57,1 38,2 4,7

Có đến 57,1% HS hứng thú đối với các giờ học Lịch sử có tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, có 38,2% HS bình thường, chỉ có 4,7% HS khơng hứng thú với tiết học lịch sử TCHĐN. Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát cho thấy đây là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này khẳng định ưu thế của PPDH lịch sử theo nhóm.

Tuy nhiên, cũng xuất phát từ thực tế dạy học và tâm lí HS, nhiều khi các em cũng ngại hoạt động, sức ỳ lớn vì các em đã học năm cuối cấp. Hơn nữa đây cũng là thời điểm mà việc lựa chọn khối thi đã khá rõ ràng nên các em chỉ tập trung cho các môn thi đại học, không chú ý đối với môn phụ, nhất là các em lựa chọn tổ hợp các môn khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp.

Đối với những HS lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội để tốt nghiệp, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 45 HS với câu hỏi: Em có thật sự quan tâm đến việc học lịch sử

khơng? Vì sao? Có tới 37 HS (82,2%) cho rằng thi trắc nghiệm theo hình thức thi và

cách tính điểm hiện nay thì khơng cần học nhiều cũng đỗ nên cũng không quan tâm đến việc học mơn phụ. Chỉ có 08 HS (17,8%) thi khối có mơn Lịch sử thì tích cực học và quan tâm đến môn học, nhưng các em lại tỏ ra khá rụt rè, không tự tin.

Bốn là, để kiểm tra nhận thức của HS về TCHĐN, chúng tôi đặt ra một số câu

hỏi: Theo em làm việc nhóm có nghĩa là gì? (38,7% HS chọn là mỗi người đóng góp một ý kiến để cùng hồn thành cơng việc chung; 28,8% HS chọn là nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên sau đó tổng hợp lại); Theo em, làm việc nhóm có tác

dụng gì?(100% HS lựa chọn là để phát huy được trí tuệ của tập thể; Tạo thói quen làm

việc cho mỗi người; Giải quyết công việc hiệu quả hơn); Theo em yếu tố tác động lớn

mỗi thành viên, 24,8% HS lựa chọn PP và hình thức hoạt động nhóm); Theo em để thực hiện phân cơng cơng việc trong hoạt động nhóm cần? Đa số HS cho rằng cần tập trung vào các cá nhân xuất sắc, tích cực); Trong hoạt động nhóm vai trị của giáo viên

như thế nào? (76,5 % HS cho rằng GV có vai trị quan trọng, khơng có HS phủ nhận

vai trị của GV); Theo em, trong học tập, hoạt động nhóm có hiệu quả khơng? (77,5 % HS đồng ý là hiệu quả và rất hiệu quả). Kết quả này cho thấy HS đã có những nhận thức nhất định về TCHĐN, tuy nhiên nhận thức của các em chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc TCHĐN trong DHLS ở các trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Năm là, để tìm hiểu về những khó khăn của HS khi học tập LS, chúng tôi đưa

ra câu hỏi: Trong khi học mơn lịch sử em thấy có những khó khăn gì? Kết quả thu được là 82,4% cho rằng có nhiều sự kiện, khó nhớ; 85,6 % cho là PPDH chưa thu hút, hấp dẫn; 84,3 % cho là chưa có PP học hiệu quả; 16,7% cho là chưa dám trình bày quan điểm cá nhân vì nhút nhát. Kết quả này cho thấy, khó khăn lớn nhất của các em là PPDH chưa thu hút, hấp dẫn người học và các em chưa có PP học tập hiệu quả. Nhưng đa số các em mạnh dạn, linh hoạt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng PP nhóm trong DHLS ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

* Kết quả điều tra GV:

Chúng tôi tiến hành khảo sát 21 giáo viên dạy Lịch sử ở 09 trường THPT trên địa bàn thành phố Hạ Long và kết quả thu được như sau:

Một là, trong phần thông tin cá nhân, chúng tôi điều tra để biết được thời gian

công tác của GV ở các trường THPT thành phố Hạ Long. Từ thực tế điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy, 18 GV (85,7%) giảng dạy môn Lịch sử ở thành phố Hạ Long có tuổi nghề từ 10 năm trở lên. Như vậy, nhìn chung GV đã có nhiều kinh nghiệm trong dạy học.

Hai là, để tìm hiểu về mức độ sử dụng các PPDH của GV, chúng tôi đưa ra câu

hỏi: Trong DHLS, Thầy (cô) sử dụng những phương pháp dạy học sau đây ở mức độ

như thế nào? Kết quả thu được là: PP thuyết trình có đến 85,7% GV thường xun sử

dụng; PP đọc cho HS chép vẫn chiếm tỉ lệ cao với 65,7% GV sử dụng thường xuyên; 57,6% GV sử dụng công nghệ thông tin thường xuyên trong dạy học; Các PP khác được sử dụng ở mức độ thấp hơn, trong đó PP nhóm chỉ có 14,3% GV thường xuyên

áp dụng, mà chủ yếu áp dụng với khối 10 và 11. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực hợp tác của HS, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng thi THPT quốc gia ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, để kiểm tra mức độ nhận thức của GV về TCHĐN trong DHLS, chúng

tôi đưa ra câu hỏi: Theo Thầy (cô), bản chất của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy

học là gì?; Thầy (cơ) cho biết mục đích chính của việc tổ chức hoạt động nhóm là gì?; Thầy (cơ) cho biết các yếu tố để tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả? (Kết quả xem phụ

lục 1e). Dựa trên kết quả thu được chúng tôi thấy, nhiều GV cũng đã nhận thức được bản chất, mục đích và các yếu tố để TCHĐN hiệu quả. Tuy nhiên nhận thức của GV chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc.

Bốn là, để kiểm tra về nhận thức của GV về sự cần thiết của việc TCHĐN trong

DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Quan điểm của Thầy (cô) về tầm quan trọng của việc tổ

chức hoạt động nhóm trong DHLS ở trường THPT. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về nhận thức của GV về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng

cần thiết

Sô lượng 6 11 4 0

Tỉ lệ % 28,6 52,4 19,0 0

Từ thực tế điều tra khảo sát cho thấy, 81,0 % GV đã nhận thức được những lợi ích của việc TCHĐN trong DHLS. Tuy nhiên GV chỉ chủ yếu tiến hành khi có hoạt động kiểm tra sư phạm, hoặc khi gặp bài dài, khó dạy. Do GV sợ mất thời gian, không tổ chức và quản lí được lớp học và ngại đánh giá kết quả cũng như tiến trình làm việc nhóm của HS.

Cùng với quá trình dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy nhiều nội dung thảo luận mà GV lựa chọn chưa phải là nội dung trọng tâm của bài; Khi TCHĐN nhiều khi cịn mang tính hình thức; Có nội dung thảo luận lại là kiến thức được ghi rất rõ trong SGK, chỉ cần đọc là HS cũng thấy, nội dung của các nhóm khơng phù hợp, khơng đồng đều về mức độ, yêu cầu, có nhóm quá dễ lại có nhóm nội dung quá khó. Đặc biệt khi đánh giá, GV cũng chỉ đánh giá qua loa, nhiều khi là đánh giá theo kiểu “hợp tác xã” nghĩa là đánh giá dựa trên kết quả chung của cả nhóm cho nhanh mà khơng đánh giá được sự

tích cực, tính trách nhiệm của từng thành viên, vì có HS rất tích cực, có HS lại chưa tích cực. Do đó khơng kích thích được HS tham gia làm việc nhóm trong các tiết học tiếp theo.

Năm là, để kiểm tra cách thức chia nhóm của GV trong TCHĐN, chúng tôi đưa

ra câu hỏi: Cách thức chia nhóm của Thầy (cơ) trong giờ học trên lớp như thế nào?. Kết quả thu được là 42,9 % GV chủ yếu chia nhóm theo bàn, 33,3 % chia nhóm theo dãy, chỉ có 14,3 % GV chia nhóm ngẫu nhiên, 9,5 % GV chia nhóm có chủ đích. Như vậy, việc chia nhóm chưa linh hoạt, thường là theo nhóm bàn hay theo dãy cố định vì sợ mất thời gian, ngại xoay bàn ghế, hay sợ HS hoạt động nhóm gây mất trật tự ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Bên cạnh đó, khó khăn mà GV gặp phải khi TCHĐN là khơng quản lí được giờ học, khó phân chia nhóm hợp lí cả về nhiệm vụ giữa các nhóm, GV chưa kết hợp được nhuần nhuyễn các dạng tổ chức dạy học theo nhóm… Do đó khơng phát huy hết được ưu thế của hoạt động nhóm và chưa phát huy hết được khả năng của từng cá nhân, cũng như không phát triển được năng lực cho từng cá nhân.

Sáu là, để kiểm tra về thái độ của HS trong giờ học lịch sử có TCHĐN, chúng

tơi đưa ra câu hỏi: Thầy cô cho biết thái độ của HS khi tham gia hoạt động nhóm?. Kết quả thu được là: 52,4 % GV cho là HS hứng thú; 38,1 % GV cho là bình thường; 9,5% GV cho là khơng hào hứng. Như vậy rõ ràng nhiều HS ở các trường THPT ở Hạ Long cảm thấy hào hứng với giờ học lịch sử có TCHĐN. Đây là điều thuận lợi để chúng tơi tiến hành tổ chức thực nghiệm hình thức TCHĐN trong DHLS ở trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và là điều kiện thuận lợi để triển khai việc TCHĐN trong DHLS ở đây.

1.2.4. Nhận xét chung về thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở các trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

1.2.4.1. Về ưu điểm, thuận lợi

Qua thực tế khảo sát cho thấy, 81,0% GV lịch sử ở các trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc TCHĐN trong dạy học. 14,3% GV đã mạnh dạn tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. HS dù không chú trọng môn lịch sử nhưng các em vẫn có xu hướng thích tìm hiểu về lịch sử. Đặc biệt, các em thích thú với các giờ học lịch sử có TCHĐN

(57,1% HS cảm thấy hứng thú trong giờ học lịch sử có TCHĐN). Ngồi ra, các em ln được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện học tập, có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại và rất nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng như khả năng tiếp thu nhanh, linh hoạt trong các hoạt động. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PP DHLS.

1.2.4.1. Về hạn chế, khó khăn và nguyên nhân

HS ở thành phố Hạ Long được sinh ra trong những gia đình khá giả nên nhiều em mang tính thực dụng. Hơn nữa, môi trường mà các em sống là một thành phố du lịch phát triển, tiếp xúc với nhiều yếu tố văn hóa nên hầu hết các em chỉ đầu tư nhiều cho việc học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu... mà ít chú trọng học các mơn xã hội như lịch sử.

Số lượng HS thật sự yêu thích, quan tâm đến việc lịch sử lại chưa nhiều, có tới 82,2 % số HS được phỏng vấn ở lớp học ban khoa học xã hội chưa thật sự chú ý đến học lịch sử. HS vẫn giữ thói quen thụ động trong học lịch sử.

Trong DHLS, GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, chưa biết cách tạo hứng thú và lôi kéo HS chú ý trong các giờ học lịch sử bởi PP mà các thầy cô sử dụng vẫn chủ yếu là thuyết trình. Mặc dù cũng có một số GV tiến hành đổi mới PPDH, sử dụng PP TCHĐN nhưng chưa thật sự thường xuyên và do đó hiệu quả dạy học chưa cao. Đây là một thực tế đáng buồn đối với việc DHLS ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính sau:

* Về phía GV:

- Phần kiến thức được trang bị về TCHĐN trong dạy học còn hạn chế mặc dù đã được tiếp cận với việc TCHĐN nhiều năm nay.

- Kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm còn yếu nên nhiều khi ngại TCHĐN. Vì đây là hoạt động địi hỏi GV phải thật sự có chun mơn sâu và năng lực sư phạm tốt để nhận xét, đánh giá các nhóm HS và giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình TCHĐN.

- GV chưa thật sự đầu tư cho chun mơn, cịn ngại học hỏi đồng nghiệp. Thường thì GV hay áp dụng PP này đối với HS đầu cấp, các em cịn tích cực học tập, chưa quá áp lực về việc thi cử, còn chú ý đến nhiều môn học chứ chưa học tập trung vào khối thi như lớp 12. Cũng có GV do ngại đầu tư cho việc đổi mới, tổ chức hình thức và PPDH, bởi khi TCHĐN, GV phải làm việc kế hoạch nhiều hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn nên nhiều giờ học GV vẫn dạy theo kiểu truyền thụ một chiều.

- Bên cạnh đó nhiều GV chưa được qua các lớp bồi dưỡng về tổ chức dạy học theo nhóm. Nhiều GV tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách báo, truyền thông và học hỏi đồng nghiệp nên sự tiếp cận chưa đầy đủ, vẫn đang trong q trình tìm tịi, thử nghiệm nên kĩ năng TCHĐN cịn hạn chế, chưa tuân theo những nguyên tắc cơ bản của dạy học nhóm, cịn cắt xén, áp dụng mang tính hình thức, khó ổn định và điều khiển lớp học. Vì vậy chủ yếu GV vẫn sử dụng PP thuyết trình và đọc cho HS chép.

- Nhiều GV cịn ơm đồm kiến thức, chưa biết lựa chọn kiến thức cơ bản để làm rõ nội dung trọng tâm của bài và chưa biết lựa chọn PPDH phù hợp.

* Về phía HS:

Nhận thức và khả năng làm việc nhóm của nhiều em cịn yếu. Nhiều HS quen ỷ lại vào thầy cơ, bạn bè nên khơng tích cực trong hoạt động nhóm; Khả năng diễn đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)