Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 84 - 89)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Thực nghiệm sư phạm

2.3.1. Mục đích của thực nghiệm

- Kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức các hình thức tổ chức học tập nhóm trong DHLS ở các trường THPT thành phố Hạ, tỉnh Quảng Ninh.

- Bổ sung, điều chỉnh để hồn thiện các nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm ra giải pháp đúng đắn, thích hợp để vận dụng các hình thức TCHĐN vào DHLS ở các trường THPT.

2.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 12 trường THPT

- Địa bàn thực nghiệm: Chúng tơi lựa chọn 02 trường thực nghiệm là THPT

Hịn Gai và THPT Vũ Văn Hiếu trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh để thực nghiệm. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn 02 trường trên làm đối tượng thực nghiệm vì đây là 02 trường tích cực đổi mới PPDH, thầy cơ giáo yêu nghề, chịu khó học hỏi, HS tích cực, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được việc triển khai hoạt động nhóm nói riêng và đổi mới PPDH nói chung. Hơn nữa đối tượng HS ở hai trường có sự chênh lệch về khả năng nhận thức. Vì vậy kết quả thu được mang tính khách quan, toàn diện hơn.

2.3.3. Nội dung tiến hành thực nghiệm

Chúng tơi lựa chọn 01 bài trong chương trình Lịch sử 12 THPT (chương trình cơ bản).

Tên bài thực nghiệm Vị trí Dạng bài

Phong trào cách mạng 1930-1931

Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm

1945, bài 14 (tiết 1)

Nghiên cứu kiến thức mới

Để đảm bảo chương trình dạy học, chúng tôi tiến hành thực nghiệm giờ học vào thời gian chính khóa của nhà trường, theo đúng tiến độ chương trình và thời gian 1 tiết học. Kế hoạch bài học thực nghiệm được thiết kế dựa trên cơ sở vận dụng các hình thức TCHĐN trong DHLS ở trường THPT ở trên.

2.3.4. Kết quả thực nghiệm

* Về định tính:

- Đối với GV tham gia thực nghiệm: Khi tiến hành phỏng vấn GV tham gia dạy thực nghiệm trực tiếp về sự cần thiết của tổ chức dạy học nhóm trong dạy học lịch sử 12 thì 100% GV cho rằng cần thiết. Điều này cho thấy GV ở các trường THPT ở thành phố Hạ Long đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong DHLS.

- Đối với HS: Theo kết quả điều tra về thái độ của 80 HS các lớp thực nghiệm trong các giờ học lịch sử có sử dụng PP TCHĐN thì có 57 HS (71,2%) hứng thú, 20 HS (25,0%) HS bình thường và chỉ có 3 HS (3,8%) khơng hứng thú. Kết quả này cho thấy, bước đầu việc tổ chức DHLS theo nhóm đã có tác động tốt đến việc dạy và học của GV và HS, làm cho giờ học trở nên hiệu quả, HS học tập tích cực hơn, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.

Theo kết quả điều tra về hiệu quả học tập mà TCHĐN mang lại sau khi tiến hành thực nghiệm ở 80 HS thì có 42 HS (52,5 %) đồng ý đây là PP rất có hiệu quả, 32 HS (40,0%) cho rằng có hiệu quả, 6 HS (7,5%) là bình thường. Kết quả này cho thấy, TCHĐN trong DHLS đem lại hiệu quả tốt cho HS trong học tập, làm giảm tình trạng học thụ động, truyền thụ một chiều từ phía GV. Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em chủ động khám phá, lĩnh hội tri thức nên HS dễ nhớ và hiểu lịch sử hơn, biết phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử. Trên cơ sở đó các em sẽ làm được các dạng bài thông hiểu, vận dụng để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia.

* Về định lượng:

Kết quả thực nghiệm được phản ánh thông qua bài kiểm tra cụ thể. Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả bài và tổng hợp như sau:

Bảng 2.1. Kết quả các bài kiểm tra sau khi thực nghiệm ở trường THPT Vũ Văn Hiếu

Lớp Số bài Điểm Điểm TB 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 35 0 1 2 3 6 15 2 4 2 6,17 ĐC 36 2 3 2 9 4 11 3 2 0 5,81

ở trường THPT Vũ Văn Hiếu (%) Lớp Số bài Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN (12A5) 35 0,0 2,9 5,7 8,6 17,1 42,9 5,7 11,4 5,7 ĐC (12A2) 36 5,6 8,3 5,6 25,0 11,1 30,5 8,3 5,6 0,0

Như vậy, giữa lớp thực nghiệm (35 HS) và lớp đối chứng (gồm 36 HS), cùng một đề kiểm tra nhưng kết quả thu được có sự khác nhau:

Ở nhóm thực nghiệm, điểm yếu kém (<5 điểm) có 3 bài (8,6 %), điểm trung bình có 9 bài (25,7%), điểm khá có 15 bài (42,8%), điểm giỏi (>=8) có 8 bài (22,9%). Ở nhóm đối chứng, điểm yếu kém có 7 bài (19,4%), điểm trung bình có 13 bài (36,1%), điểm khá có 11 bài (30,6%), điểm giỏi có 5 bài (13,9%).

Kết quả trên cho thấy, số HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: 65,7% >44,5 %, chênh lệch 21,2%. Ngược lại, số HS có điểm trung bình và yếu ở nhóm thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng: 34,3%< 55,5%. Kết quả điểm trung bình ở nhóm thực nghiệm là 6,17, cao hơn so với kết quả 5,81 ở nhóm đối chứng.

Bảng 2.3. Kết quả các bài kiểm tra sau khi thực nghiệm ở trường THPT Hòn Gai Lớp Số bài Điểm Điểm TB 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN (12B1) 45 0 0 5 2 10 19 1 4 4 6,82 ĐC (12 B2) 45 3 5 1 14 2 15 5 0 0 5,6

ở trường THPT Hòn Gai (%) Lớp Số bài Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0,0 0,0 11,1 4,5 22,2 42,2 2,2 8,9 8,9 ĐC 45 6,8 11,1 2,2 31,1 4,4 33,3 11,1 0,0 0,0 Giữa các lớp thực nghiệm (45 HS) và lớp đối chứng (45 HS), cùng một đề kiểm tra nhưng kết quả thu được có sự khác nhau:

Ở nhóm thực nghiệm, điểm yếu kém (<5 điểm) có 5 bài (11,1%), điểm trung bình có 12 bài (26,7%), điểm khá có 19 bài (42,2%), điểm giỏi có 9 bài (20,0%). Ở nhóm đối chứng, điểm yếu kém có 9 bài (20,0%), điểm trung bình có 16 bài (35,6%), điểm khá có 15 bài (33,3%), điểm giỏi có 5 bài (11,1%).

Kết quả trên cho thấy, số HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: 62,2% >44,4 %, chênh lệch 17,8%. Ngược lại, số HS có điểm trung bình và yếu ở nhóm thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng: 37,8%<55,6%. Kết quả điểm trung bình ở nhóm thực nghiệm là 6,82, cao hơn so với kết quả 5,6 ở nhóm đối chứng.

Căn cứ vào số liệu tổng hợp về số điểm kiểm tra và tỉ lệ điểm kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở cả hai trường THPT Hịn Gai và THPT Vũ Văn Hiếu, chúng tơi minh họa bằng biểu đồ sau để xem xét một cách trực quan hơn về kết quả các biện pháp mà chúng tơi đã tiến hành:

Hình 2.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM 21.2 42.5 26.3 10 12.4 32.1 35.7 19.8 Lớp TN Lớp ĐC

Biểu đồ cho thấy có sự chênh lệch tỷ lệ điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Ở nhóm khá, giỏi lớp thực nghiệm có tỷ lệ cao hơn; Ở nhóm trung bình, yếu kém tỷ lệ lớp đối chứng cao hơn.

Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề ra trong luận văn đã được kiểm chứng và cho phép chúng tôi kết luận rằng PP mà chúng tôi đã đề ra và thực hiện hồn tồn mang tính khả thi trong việc DHLS 12 (phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954) ở 02 trường THPT ở THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mà chúng tơi chọn thực nghiệm. Từ đó chúng tơi cho rằng, biện pháp mà chúng tơi đề ra có thể áp dụng được rộng rãi tại các trường THPT ở THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

* *

*

Như vậy, nội dung cơ bản của chương 2 là xây dựng các biện pháp sư phạm cụ thể để TCHĐN trong DHLS ở các trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Các biện pháp được xây dựng một cách có hệ thống và giữa các biện pháp có mối quan hệ hỗ trợ nhau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả TCHĐN trong DHLS ở THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Trong đó biện pháp thứ nhất là cơ sở cho các biện pháp sau. Vì dù đổi mới PPDH hay lựa chọn hình thức TCHĐN nào thì cũng phải xác định đúng nhiệm vụ học tập để thiết kế bài học cho phù hợp. Trên cơ sở, xác định đúng nhiệm vụ học tập thì GV mới có thể xây dựng quy trình TCHĐN với hình thức TCHĐN cụ thể và lựa chọn kĩ thuật dạy học cũng như phối hợp nhuần nhuyễn các hoạt động với các hình thức tổ chức dạy học phù hợp để thực hiện có hiệu quả. Sản phẩm của HS thể hiện hiệu quả của PPDH mà GV sử dụng. Sau khi HS đã giải quyết xong vấn đề, GV cần hướng dẫn HS báo cáo sản phẩm của nhóm sao cho hấp dẫn, thu hút người nghe. Cuối cùng, GV phải tổ chức đánh giá để thẩm định chất lượng của sản phẩm và để rút kinh nghiệm cho những lần hoạt động nhóm tiếp theo, đồng thời khuyến khích HS tích cực hoạt động nhóm trong học tập.

Sau khi đề xuất các biện pháp TCHĐN, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 02 trường THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, kết quả ban đầu đạt được tương đối khả quan. Điều này cho thấy, biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn là hồn tồn khả thi, có thể áp dụng rộng rãi tại các trường THPT ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)