Mục tiêu và nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 49)

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm

ở trường THPT

2.1.1. Mục tiêu

Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định năm 2011, DHLS Việt Nam (1930-1954) cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

Về kiến thức: Nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc

từ sau khi Đảng ra đời cho đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954. Từ đó, giúp HS hiểu rằng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng với những quyết sách đúng đắn mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua thời kì đầy khó khăn, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Trên cơ sở đó, HS hiểu rõ những chuyển biến và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của lịch sử thế giới.

Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS phát triển các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, đánh giá, xem xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong các mối quan hệ không gian và thời gian. Rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn như kĩ năng làm việc với SGK, các nguồn tư liệu, kĩ năng sử dụng bản đồ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh… Và cũng thơng qua đó bồi dưỡng cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS có niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của

Đảng; thấy được sức mạnh quần chúng nhân dân; giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động sản xuất, có tinh thần đấu tranh bảo vệ tổ quốc, có ý thức làm nghĩa vụ cơng dân, thể hiện lịng kính u lãnh tụ; tự hào và thấm nhuần truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Qua đó, HS có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

* Từ năm 1930 đến năm 1945:Đây là quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến tới giành độc lập dân tộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Từ năm 1929 đến năm 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam với những hậu quả hết sức nặng nề. Trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái với chính sách “khủng bố trắng” làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai ngày càng gay gắt. Quần chúng nhân dân muốn vùng dậy đấu tranh. Đúng lúc ấy, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trên thực tế đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Mở đầu là phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là thành lập Xô viết Nghệ -Tĩnh. Thông qua phong trào, Đảng ta đã được tôi luyện và trưởng thành. Phong trào 1930-1931 đã chứng minh đường lối cách mạng do Đảng vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. Phong trào được coi là cuộc diễn tập đầu tiên cho thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong những năm 1936- 1939, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền và đề ra một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động phong trào dân chủ rộng lớn với mục tiêu tạm gác khẩu hiệu “độc lập cho dân tộc”, “ruộng đất cho dân cày” để đòi các quyền dân sinh và dân chủ, cơm áo, hịa bình. Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc vận động cách mạng sâu rộng trong cả nước diễn ra dưới nhiều hình thức đấu tranh phong phú, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đồng thời, phong trào cũng để lại cho Đảng cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Thông qua phong trào, thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền tự do dân chủ. Có thể nói, phong trào cách mạng 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai cho thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong những năm 1939- 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng các nước thuộc địa. Đảng Cộng sản Đông Dương kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Có thể thấy, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng ta là nhân tố có tính chất quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước ta và thế giới, để lại cho lịch sử dân tộc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nơ lệ Nhật - Pháp đồng thời lật đổ cả ngai vàng phong kiến đã từng thống trị hàng nghìn năm trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, một nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á đã ra đời.

* Từ năm 1945 đến năm 1954: Sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và những thành quả mà nhân dân ta vừa giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Vừa mới ra đời, nhà nước Cộng hịa non trẻ đã phải đối mặt với mn vàn khó khăn và thử thách, thù trong giặc ngồi, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Song dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân ta đã đồn kết một lịng, dốc tâm sức xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, diệt “giặc đói”, “giặc dốt”, khắc phục khó khăn về tài chính. Nhờ vậy, chỉ trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đã thốt khỏi tình thế khó khăn.

Khơng từ bỏ dã tâm xâm lược, thực dân Pháp đã quay trở lại Việt Nam với mong muốn cướp nước ta lần nữa. Từ ngày 19/12/1946, nhân dân cả nước phải bước vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay từ đầu, Đảng ta đã đề ra đường lối kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; tích cực xây dựng lực lượng mọi mặt chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài và bước đầu đã giành được các thắng lợi quan trọng. Chiến thắng Việt Bắc thu -đơng năm 1947 đã làm thất bại hồn tồn âm mưu chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt, đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đến năm 1950, ta chủ

động mở chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên và giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu- đông đã làm thay đổi cục diện chiến trường chính Bắc Bộ: thế địch bao vây, phong tỏa đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ cả trong lẫn ngoài, ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Do đó, con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế được mở ra trên nhiều hướng.

Bước sang giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ được đẩy mạnh. Tuy nhiên, lực lượng của

ta cũng trưởng thành về mọi mặt. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945- 1953), thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ “can thiệp sâu”, dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đơng Dương, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp. Pháp -Mĩ đề ra kế hoạch quân sự mới mang tên Nava, âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Trên cơ sở thế và lực sẵn có, ta chủ trương mở cuộc tiến cơng chiến lược trên tồn chiến trường Đơng Dương và giành được những thắng lợi to lớn. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương.

Như vậy, sau gần 9 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp phải chấp nhận sự thất bại nặng nề. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta thắng lợi là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn, sáng tạo; do toàn Đảng, toàn dân, toàn qn ta đồn kết một lịng, dũng cảm chiến đấu; do có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và khơng ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. Thắng lợi này còn do sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ ngày càng to lớn của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa cũng như nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược thắng lợi cịn chứng minh một chân lí: “trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc thuộc địa dù nhỏ bé nhưng nếu biết đồn kết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có sự lãnh đạo của một Đảng Mác- Lênin thì hồn tồn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược”.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm trên đất nước ta, miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi khơng chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với trong nước mà cịn có ý nghĩa quốc tế: giáng đòn nặng nề vào tham

vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh.

Có thể thấy rằng nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tình đồn kết dân tộc, lịng tương thân tương ái… Vì vậy, đối với HS THPT thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, GV cần lựa chọn PP, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để khắc sâu cho các em những kiến thức cơ bản của thời kì lịch sử quan trọng này của dân tộc. Để các em không những hiểu về lịch sử dân tộc mình mà cịn biết u q, trân trọng, biết ơn những công lao to lớn của cha ông đã hi sinh cho độc lập dân tộc; để các em yêu thích việc học lịch sử, biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 ở trường trung học phổ thông thành phố hạ long tỉnh quảng ninh​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)