Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn (vật lí 10) (Trang 63)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đối tƣợng của TNSP là học sinh khối 10 cơ bản trƣờng THPT Lê Thánh Tông và THPT Vũ Văn Hiếu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Ở các lớp TN, GV dạy theo giáo án chúng tôi đã soạn, các giáo án này có vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, nhằm góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của ngƣời học. Còn các lớp ĐC dạy theo giáo án mà GV đã soạn và thƣờng dùng.

Các bài giảng TN thuộc chƣơng " Các định luật bảo toàn" bao gồm: Bài 23: Động lƣợng. Định luật bảo toàn động lƣợng.

Bài 24: Công và công suất

Các tiết học đƣợc tiến hành theo đúng tiến độ của phân phối chƣơng trình do sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh quy định.

3.3. Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Công tác chuẩn bị thực nghiệm sư phạm

Điều tra, khảo sát đặc điểm, tình hình dạy học Vật lí ở các lớp 10 của hai trƣờng THPT Lê Thánh Tông và THPT Vũ Văn Hiếu. Tìm hiểu thông tin qua trao đổi với GV chủ nhiệm cũng nhƣ giáo viên đang giảng dạy môn Vật lí và căn cứ vào kết quả học tập môn vật lí học kì I của các lớp.

Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi đã tiến hành chọn ra các lớp TN và ĐC có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lƣợng học tập tƣơng đƣơng nhau. Số HS đƣợc khảo sát trong đợt TNSP gồm 150 HS ở 04 lớp học, trong đó có 02 lớp (75 HS) thuộc nhóm TN và 02 lớp (75 HS) thuộc nhóm ĐC, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Số liệu học sinh các nhóm TN và ĐC

Trƣờng Lớp

số

Kết quả môn Vật lí học kì I

Giỏi - Khá Trung bình Yếu kém

THPT Vũ Văn Hiếu 10A1 - TN 40 13 32,5% 20 50% 7 17,5% 10A2 - ĐC 40 13 32,5% 19 47,5% 8 20% THPT Lê Thánh Tông 10A2 - TN 35 10 28,6% 19 54,3% 6 17,1% 10A3 - ĐC 35 9 25,7% 20 57,2% 6 17,1% Chọn GV cộng tác trong quá trình TNSP ở hai trƣờng:

+ Cô Phạm Thị Thảo - GV Vật Lí trƣờng THPT Vũ Văn Hiếu + Cô Nguyễn Thị Thúy - GV Vật lí trƣờng THPT Lê Thánh Tông

- Soạn thảo đề kiểm tra kết quả học tập của HS sau khi học chƣơng “Các định luật bảo toàn” (Phụ lục 5).

3.3.2. Lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm

- TNSP đƣợc tiến hành song song giữa lớp ĐC và lớp TN.

- Sắp xếp lịch dạy các tiết thực nghiệm sƣ phạm theo đúng tiến độ của phân phối chƣơng trình:

Bảng 3.2: Lịch giảng dạy các tiết thực nghiệm sƣ phạm ở các lớp đã chọn Trƣờng Lớp Bài 23: Động lƣợng. Định

luật bảo toàn động lƣợng Bài 24: Công và công suất

Vũ Văn Hiếu

10A1 Tiết 2 ngày: 11/02/2015 Tiết 1 ngày: 26/02/2015 10A2 Tiết 3 ngày: 11/02/2015 Tiết 3 ngày: 26/02/2015

Lê Thánh Tông

10A2 Tiết 4 ngày: 22/01/2015 Tiết 1 ngày: 29/01/2015 10A3 Tiết 3 ngày: 22/01/2015 Tiết 4 ngày: 29/01/2015 - Lên kế hoạch kiểm tra kết quả học tập của HS sau khi học chƣơng “Các định luật bảo toàn”.

3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch

- Thực hiện các tiết dạy theo kế hoạch. Tiến hành quan sát hoạt động của GV và HS trong các tiết học ở các lớp TN và các lớp ĐC theo các nội dụng:

* Hoạt động dạy học của GV

+ Tiến trình lên lớp, phân phối thời gian cho các hoạt động của tiết dạy. + Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, các biện pháp đƣợc sử dụng trong từng bƣớc của tiến trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS.

* Hoạt động học tập của HS

+ Số lƣợng HS xin phát biểu ý kiến, tinh thần hợp tác nhóm, khả năng làm việc độc lập của HS, mức độ tập trung trong giờ học.

+ Khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết tình huống học tập.

- Trao đổi với các giáo viên cộng tác sau mỗi tiết học ở các lớp TN và ĐC để thu thập những nhận xét về các tiết học đó.

- Thu thập nhận xét của HS sau các tiết học ở các lớp thực nghiệm.

- Tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề, trong cùng một thời gian.

- Phân tích, đánh giá và xử lí kết quả TNSP.

3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Để đánh giá tính tích cực của HS chúng tôi dựa vào những biểu hiện của tính tích cực nhận thức theo lý luận của GS.TSKH. Thái Duy Tuyên và dựa vào kết quả học tập của HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đƣa ra hai tiêu chí đánh giá: đánh giá định tính và đánh giá định lƣợng.

* Tiêu chí đánh giá định tính gồm 2 tiêu chí:

Tiêu chí về thái độ, hành vi và hứng thú (dựa vào dấu hiệu bên ngoài): + HS hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập (thể hiện ở chỗ giơ tay

phát biểu ý kiến, ghi chép, thái độ học tập…).

+ Đa số HS đúng giờ trong các giờ học, làm việc nhóm và HS tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.

+ Đa số HS luôn lắng nghe, đóng góp ý kiến trong các giờ học và các buổi thảo luận nhóm.

+ Đa số HS thƣờng xuyên chia sẻ thông tin mới từ những nguồn khác nhau. HS sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, tự giác thực hiện nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc bằng mọi cách, hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch…

Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong):

+ Phần lớn HS tích cực sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

+ Đa số HS tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy đƣợc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ.

* Tiêu chí đánh giá định lượng

Nhƣ chƣơng 1 đã trình bày, kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng, có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức. Vì vậy để đánh giá định lƣợng về tính tích cực của HS chúng tôi đánh giá căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của học sinh. Chúng tôi đƣa ra tiêu chí về phát huy tính tích cực là: điểm kiểm tra có 80% HS đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 25% HS đạt điểm khá, giỏi.

Dựa trên kết quả thu đƣợc cả về mặt định tính và định lƣợng sẽ cho phép đánh giá tính tích cực nhận thức của HS trong dạy học theo tiến trình đã xây dựng, qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã đƣa ra.

3.3.4.2. Phân tích diễn biến giờ dạy TNSP theo tiến trình đã đề xuất

Trong khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã áp dụng tiến trình dạy học mà đề tài đã đề xuất để xây dựng 2 kiến thức cho HS. Đó là kiến thức về định luật bảo toàn động lƣợng và định nghĩa công trong trƣờng hợp tổng quát. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành phân tích diễn biến giờ học về định luật bảo toàn động lƣợng, sau đó chúng tôi so sánh với diễn biến của giờ học còn lại để thấy rõ tính tích cực của HS đƣợc nâng lên qua từng giờ học.

Giai đoạn 1: Làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu

Sau khi quan sát thí nghiệm GV làm với 2 bi va chạm trên mặt bàn, HS đã hình dung đƣợc thí nghiệm GV giới thiệu (thí nghiệm 2 bi va chạm với nhau trên rãnh thẳng). Tuy nhiên các em chƣa chủ động trong việc hoạt động nhóm theo kĩ thuật động não để dự đoán hiện tƣợng. Đa số các nhóm mới chỉ đƣa ra đƣợc một dự đoán là 2 bi cùng chuyển động về phía trƣớc, có 2 nhóm đƣa đƣợc thêm dự đoán: bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động về phía trƣớc và bi 1 chuyển động ngƣợc về phía sau, bi 2 chuyển động về phía trƣớc. Đến khi GV cho các nhóm tiến hành thí nghiệm để kiểm tra thì nhiều em đã phát hiện ra dự đoán nào là đúng nhƣng lại không hiểu vì sao hai bi không chuyển động nhƣ dự đoán đã chọn. Khi đƣợc GV khích lệ thì một số em đã chủ động thắc mắc về nguyên nhân hai bi chuyển động ngƣợc chiều nhau sau va chạm.

Hình 3.1:HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán

Đến giờ dạy TN thứ hai về định nghĩa công trong trƣờng hợp tổng quát, HS đã làm quen với việc đề xuất dự đoán nên đã sôi nổi thảo luận nhóm hơn và nêu dự đoán của nhóm qua sơ đồ tƣ duy. Các em chủ động, trung thực tiến hành thí nghiệm kiểm tra và tất cả các nhóm đã xác định đƣợc mâu thuẫn giữa kiến thức về công đã biết với kiến thức mới về cách tính công trong trƣờng hợp tổng quát chƣa biết.

Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề

* Đề xuất giả thuyết

GV cho HS đề xuất giả thuyết về nguyên nhân hai bi chuyển động ngƣợc chiều nhau sau va chạm. Ban đầu HS còn rụt rè, lúng túng, không đƣa ra đƣợc giả thuyết. Sau khi đƣợc sự động viên của GV, cho các em hoạt động nhóm để trao đổi, thảo luận với nhau thì các nhóm đã bƣớc đầu đƣa ra đƣợc giả thuyết về nguyên nhân hai bi chuyển động ngƣợc chiều nhau sau va chạm. Đến khi GV hệ thống lại những giả thuyết này bằng sơ đồ tƣ duy thì đa số HS đã hình dung đƣợc những giả thuyết đƣa ra. Để HS hiểu rõ hơn giả thuyết đƣợc lựa chọn, GV tiếp tục sử dụng phiếu học tập KWL phát cho HS để các em làm rõ những kiến thức đã biết về động lƣợng, những kiến thức muốn biết thêm và cuối cùng rút ra đƣợc kiến thức đã học đƣợc từ giả thuyết đƣợc chọn.

Hình 3.2: Nhóm HS thực hiện phiếu KWL Hình 3.3: Phiếu KWL của một HS

Sau khi nhận phiếu học tập KWL, HS còn lúng túng chƣa biết cách thực hiện thế nào. GV hƣớng dẫn tỉ mỉ cho HS cách ghi phiếu thì HS bắt đầu xác định đƣợc nội dung thực hiện ở phiếu. GV tiếp tục sử dụng sơ đồ tƣ duy để gợi ý HS biến đổi kiến thức đã biết để hoàn thành cột L. Đƣợc sự hƣớng dẫn của GV, HS tích cực biến đổi và 2/3 lớp học đã hoàn thành tốt phiếu học tập KWL, hiểu đƣợc giả thuyết đã đề xuất.

Đến tiết TN thứ hai về xác định công trong trƣờng hợp tổng quát, HS đã quen với việc đề xuất giả thuyết, hoạt động nhóm với kĩ thuật khăn phủ bàn nên khi GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm và khích lệ thi đua giữa các nhóm thì các em hăng say, tích cực hoạt động, tất cả các nhóm đều đề xuất đƣợc nhiều giả thuyết trên khăn phủ bàn của nhóm mình và thời gian hoạt động nhóm nằm trong dự kiến ban đầu của GV.

* Kiểm tra giả thuyết

GV yêu cầu HS đƣa ra phƣơng án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết thì HS còn ít chú ý, không hào hứng lắm, không khí lớp trầm. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn để thảo luận đƣa ra phƣơng án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết không khí lớp học sôi nổi hơn, qua trao đổi với nhau các em cũng đã đề xuất đƣợc một số phƣơng án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết. Nhƣng khi hoạt động nhóm HS còn lúng túng làm mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Hình 3.4: HS hoạt động nhóm theo kĩ Hình 3.5 Khăn phủ bàn của một nhóm HS thuật khăn phủ bàn

GV lựa chọn phƣơng án thí nghiệm kiểm tra phù hợp với điều kiện thực hiện của lớp. GV hƣớng dẫn HS cách sử dụng phần mềm phân tích băng hình trên máy vi tính để kiểm tra giả thuyết theo nhóm. Hầu hết các nhóm đều tiến hành đƣợc theo hƣớng dẫn của GV.

Hình 3.6: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết

Khi học đến bài thứ hai HS đã quen với sự có mặt của máy chiếu và thiết bị thí nghiệm trong giờ học nên HS đã hăng hái xung phong phát biểu ý kiến, số lƣợng HS giơ tay đề xuất phƣơng án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết nhiều hơn. Có HS đề xuất phƣơng án thí nghiệm chƣa chính xác nhƣng vẫn giơ tay. Khi đƣợc làm TN kiểm tra giả thuyết: A = F.s.cosα thì tất cả các nhóm chủ động thực hiện thí nghiệm một cách trung thực, chính xác.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, vận dụng kết quả

GV cho HS đánh giá tính đúng sai của giả thuyết và rút ra kết luận. Qua thí nghiệm kiểm tra HS đã đánh giá đƣợc tính đúng đắn của giả thuyết lựa chọn. Từ đó HS rút ra đƣợc kết luận về định luật bảo toàn động lƣợng của hệ cô lập.

GV phát phiếu bài tập để HS vận dụng định luật vừa xây dựng giải quyết bài toán đƣợc đặt ra. Phần lớn HS đều hoàn thành đƣợc bài tập đƣợc giao. Khi GV liên hệ bài tập vừa làm với chuyển động va chạm mềm trong thực tiễn thì HS thấy ngạc nhiên và đã chăm chú quan sát. Một số HS đã xây dựng đƣợc biểu thức của định luật bảo toàn động lƣợng cho trƣờng hợp va chạm mềm. Khi GV làm thí nghiệm về chuyển động bằng phản lực thì HS tập trung chú ý quan sát và lắng nghe. Nhiều HS đã giải thích đƣợc hiện tƣợng và liên hệ với những chuyển động bằng phản lực trong thực tiễn cuộc sống.

Đến bài định nghĩa công trong trƣờng hợp tổng quát thì HS đã sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài. Hầu hết HS đã đánh giá đƣợc giả thuyết và rút ra đƣợc công thức tính công trong trƣờng hợp tổng quát là: A = F.s.cosα . Cả lớp đã vận dụng đƣợc công thức để hoàn thành bài tập GV giao.

Nhƣ vậy chúng tôi thấy rằng, nếu HS đƣợc GV hƣớng dẫn xây dựng kiến thức theo phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, trong đó có vận dụng sự hỗ trợ của một số kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật KWL, sơ đồ tƣ duy...) kết hợp với sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của HS (hoạt động nhóm, động viên khích lệ, khen chê...) hợp lí sẽ làm cho quá trình dạy học có tính trực quan hơn, kích thích đƣợc hứng thú học tập của HS từ đó có thể góp phần nâng cao TTC của HS.

3.3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Đối chiếu với các tiêu chí đã xây dựng ở trên, qua quan sát và ghi chép ở các giờ học của lớp TN và lớp ĐC trong quá trình TNSP, căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của HS chúng tôi đánh giá kết quả TNSP nhƣ sau:

* Về mặt định tính

Đánh giá về thái độ, hành vi và hứng thú (dựa vào dấu hiệu bên ngoài)

+ Đại đa số HS đã mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến của mình trƣớc tập thể. Các em tích cực xung phong phát biểu xây dựng bài, lớp học trở nên sôi nổi.

Hình 3.8: HS chưa tự tin phát biểu lúc đầu Hình 3.9: HS tích cực phát biểu hơn lucs sau

+ Phần lớn HS đã tự giác, tập trung học tập, có ý thức ghi chép bài đầy đủ. Khi đại diện nhóm khác báo cáo kết quả thảo luận các em chú ý lắng nghe, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài.

+ Hầu hết HS đã tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi để đi đến thống nhất ý kiến của cả nhóm. HS nghiêm túc trong khi báo cáo kết quả thảo luận của nhóm (Ví dụ: khi hoạt động nhóm có vận dụng sơ đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn (vật lí 10) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)