Nguyên nhân của thực trạng Đề xuất biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn (vật lí 10) (Trang 37 - 40)

8. Bố cục của luận văn

1.6. Nguyên nhân của thực trạng Đề xuất biện pháp khắc phục

* Nguyên nhân của thực trạng:

- GV đã đƣợc tiếp cận với các KTDH tích cực cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ qua các đợt tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn của Sở giáo dục tổ chức. Tuy nhiên đôi khi GV còn chậm đổi mới, không muốn áp dụng những phƣơng pháp mới mà chỉ muốn đi theo lối mòn cũ đã quen thuộc nên GV chỉ áp dụng những điều này trong các tiết thao giảng hoặc có đoàn kiểm tra cần thể hiện. - Cũng có khi do GV chƣa hiểu sâu sắc về các kĩ thuật dạy học tích cực, phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ, sợ việc vận dụng chúng sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến quá trình giảng dạy trên lớp.

- Một số GV còn nặng về truyền tải nội dung kiến thức, quá cứng nhắc trong việc đảm bảo theo khung phân phối chƣơng trình, chƣa có sự linh động mềm dẻo trong quá trình giảng dạy để phát huy đƣợc hết tính tích cực của HS.

- Một số GV trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế hoặc chƣa tâm huyết với nghề, có tâm lí ngại vất vả. Không đầu tƣ cho việc chuẩn bị một tiết dạy cẩn thận, thiết kế bài học theo hƣớng phát huy tính tích cực của học sinh.

- HS chƣa đƣợc học nhiều theo phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ, việc tiếp cận với các kĩ thuật dạy học tích cực với các em còn hạn chế nên các em vẫn chƣa thích ứng tốt với phƣơng pháp dạy học mới đƣợc đƣa ra.

- Đa số học sinh quen học với phƣơng pháp dạy học truyền thống mà giáo viên hay áp dụng do đó chƣa có thói quen tích cực tham gia tìm tòi khám phá, chƣa chủ động tham gia giải quyết vấn đề trong bài học.

- Một bộ phận học sinh còn bị ảnh hƣởng nhiều từ các tác động chƣa tốt của môi trƣờng, xã hội, gia đình… nên bị phân tán tƣ tƣởng trong quá trình học tập, chƣa xác định rõ mục đích, động cơ của mình trong học tập nói chung cũng nhƣ học môn Vật lí nói riêng.

- Việc dạy và học còn nặng về vấn đề thi cử nên chƣa chú trọng nhiều đến việc rèn luyện tƣ duy, phát huy tính tích cực nhận thức trong học tập của HS.

* Đề xuất biện pháp khắc phục

- Tăng cƣờng các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là về phƣơng pháp giảng dạy hiện đại cũng nhƣ việc vận dụng các kĩ thuật mới vào quá trình giảng dạy.

- Chú trọng hơn các tiết dạy có vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực nhận thức cho học sinh. Không chỉ áp dụng những điều này trong các tiết dạy thao giảng dự giờ mà nên áp dụng ngay cả trong các tiết học hàng ngày trên lớp để học sinh tạo đƣợc thói quen học tập, làm việc với phƣơng pháp mới, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề của bài học.

- Dạy và học ngoài việc bồi dƣỡng kiến thức cần quan tâm đến phát triển các kĩ năng cơ bản, năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, tính tự lực tích cực...ở học sinh.

Kết luận chƣơng 1

Sau khi nghiên cứu lý luận về kĩ thuật dạy học tích cực, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, tính tích cực chúng tôi nhận thấy rằng:

Kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tƣ duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những phƣơng pháp dạy học thực sự có hiệu quả trong hệ thống các phƣơng pháp dạy học tích cực đang đƣợc hƣớng tới hiện nay. Phƣơng pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh, hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

TTC là một phẩm chất vốn có của con ngƣời trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con ngƣời không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, sáng tạo nền văn hóa ở mỗi thời đại, cải biến môi trƣờng tự nhiên. Nếu vận dụng đƣợc một số KTDH tích cực trong dạy học PH&GQVĐ và có tác động thêm các biện pháp phát huy tính tích cực của HS thì hiệu quả giảng dạy sẽ rất cao, dễ dàng thực hiện các mục tiêu của phƣơng pháp dạy học tích cực đặt ra. Sự kết hợp này sẽ giúp HS phát huy đƣợc hết năng lực nhận thức, năng lực tƣ duy khoa học và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Thực tế dạy học trên địa bàn thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh mà chúng tôi tìm hiểu thì việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học cũng chƣa thật sự đƣợc chú trọng nhiều.

Từ cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn trên đây chúng tôi nhận thấy ý tƣởng về vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là có cơ sở khoa học và thật sự cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi xây dựng tiến trình ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƢƠNG "CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chương các định luật bảo toàn (vật lí 10) (Trang 37 - 40)