8. Bố cục của luận văn
1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS
- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
- Kích thích hứng thú qua nội dung của môn học. Nội dung phải mới, liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển những kiến thức và kinh nghiệm mà các em đã có, gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tƣơng lai của các em. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt và suy nghĩ hàng ngày, phải thoả măn nhu cầu nhận thức và thực tiễn của các em.
- Kích thích hứng thú qua PPDH. Để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phải phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau, những phƣơng pháp có tác dụng tốt nhất trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức là: dạy học nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, sử dụng các phƣơng tiện hiện đại, thảo luận, tự học, trò chơi học tập…
- GV xây dựng tình huống có vấn đề khi dạy học và thể hiện đƣợc những tƣ tƣởng sƣ phạm mới.
- Sử dụng các phƣơng tiện dạy học, đặc biệt là những phƣơng tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực của HS và giúp nhà trƣờng đƣa chất lƣợng dạy học lên một tầm cao mới.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: Cá nhân, nhóm, tập thể lớp, làm việc trong vƣờn trƣờng, phòng thí nghiệm…tổ chức tham quan, các hoạt động nội khoá, ngoại khoá đa dạng.
Ngoài ra, có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS qua các biện pháp: + Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thƣởng khi có thành tích học tập tốt. + Luyện tập dƣới các hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách cƣ xử giữa GV và HS. + Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập.