Quy trình sử dụng THTT trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 53)

9. Luận điểm đưa ra bảo vệ

2.2.2. Quy trình sử dụng THTT trong dạy học

2.2.2.1. Các nguyên tắc sử dụng THTT trong dạy học

* Lựa chọn THTT phù hợp với đối tượng HS và nội dung dạy học: Trong lớp học, GV là người nắm rõ nhất khả năng nhận thức, năng lực và trình độ của HS. Vì thế việc lựa chọn tình huống phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp vối đối tượng. GV có thể điều chỉnh để tăng hoặc giảm độ khó của tình huống phù hợp với nội dung khi cần thiết nhằm đạt được hiệu quả. Trong một bài học số lượng tình huống cần vừa phải, không lạm dụng THTT để tránh nội dung bài học dàn trải và phân tán sự chú ý của HS

* Đưa ra THTT đúng thời điểm thắch hợp: Có thể sử dụng THTT trong bài học theo các mục đắch khác nhau. GV lựa chọn thời điểm thắch hợp để vào bài mới, củng cố bài học hoặc chuẩn bị cho bài sau...để tình huống phát huy được sức hấp dẫn đối với HS và tiết học đạt hiệu quả tốt.

* Phát huy vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV: Thực hiện đổi mới PPDH, phát huy tắnh tắch cực của HS, dạy học lấy người học làm trung tâm, HS thông qua hoạt động tắch cực, chủ động của chắnh mình, tự mình khám phá tìm ra tri thức. Như vậy, GV phải người chỉ đạo, hướng đẫn, tổ chức, làm trọng tài, cố vấn cho HS. GV có thể đưa ra gợi ý bằng các câu hỏi dẫn dắt, phân tắch, khắch lệ HS khi thực hiện hoạt động học tập.

* Sử dụng linh hoạt các PPDH: GV có thể sử dụng kết hợp nhiều PPDH khác nhau như kể chuyện, đóng vai, hoạt động nhóm...Tùy vào điều kiện cụ thể về thời gian, trình độ HS, nội dung tình huống mà GV lựa chọn kết hợp hình thức làm việc cá nhân, thảo luận nhóm hoặc cả lớp.

* Dành thời gian thắch hợp để HS suy nghĩ, thể hiện năng lực và phát huy tắnh sáng tạo: GV không làm thay mà nên yêu cầu HS phát biểu ý kiến và khuyến khắch HS bảo vệ quan điểm đã đưa ra. GV có thể hỏi lại HS những điều chưa sáng tỏ sau khi trình bày để HS hiểu rõ hơn tình huống. Vì tình huống luôn chứa chướng ngại

nhận thức nên phải có thời gian nhất định để HS suy nghĩ. Do đó GV cần quan sát để nhận biết mức độ giải quyết tình huống của HS, linh hoạt trong từng trường hợp để đảm bảo thời gian tiết học. Đảm bảo tối đa cho HS tự lực giải quyết tình huống. Đây là nguyên tắc quan trọng trong mọi PPDH tắch cực. HS được dành thời gian phù hợp để nghiên cứu, không bị áp đặt trong việc đề xuất và thực hiện phương án GQVĐ, được thoải mái nêu ý kiến và trao đổi thảo luận.

2.2.2.2. Quy trình sử dụng THTT trong dạy học

Theo tác giả Trịnh Văn Biều (2005), quy trình sử dụng TH trong dạy học gồm hai giai đoạn: Xây dựng kế hoạch dạy học bằng tình huống và tiến hành dạy học bằng tình huống.

* Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch dạy học bằng THTT: GV đưa ra các các

bước thực hiện và nội dung cụ thể để triển khai nội dung bài học. Đồng thời dự kiến về thời gian cho từng phần nội dung, không gian tiến hành, phương tiện dạy học được sử dụng, phương pháp có thể phối hợp và các phát sinh ngoài ý muốn ảnh hưởng đến việc giải quyết tình huống.

* Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học bằng tình huống: Gồm 5 bước

- Giới thiệu tình huống: GV cung cấp thông tin về tình huống cho HS, nêu rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết. Khi đưa ra tình huống GV cần truyền đạt với phong thái vui vẻ, giọng nói truyền cảm để thu hút HS tập trung vào tình huống.

- Tổ chức, điều khiển lớp hoạt động để đưa ra cách giải quyết tình huống: Bằng các hình thức hoạt động khác nhau như làm việc độc lập từng HS, làm việc nhóm hoặc thảo luận toàn lớp để HS tìm phương án giải quyết tình huống.

- Giải quyết tình huống: HS trình bày phương án giải quyết tình huống. GV nên khuyến khắch HS trình bày ý tưởng theo quan điểm của mình để HS được thể hiện những gì đã suy nghĩ trước đó.

- Kết luận: Sau khi HS trình bày cách giải quyết tình huống, GV hướng dẫn cả lớp đặt ra câu hỏi đối với vấn đề mà HS đã trình bày và thảo luận toàn lớp nhằm xem xét các cách giải quyết tối ưu nhất.

- Khẳng định và củng cố: Ở bước cuối cùng này GV có thể tóm tắt hoặc trao đổi với HS để đưa ra cách giải quyết chắnh xác và thuyết phục nhất. Bên cạnh đó xác nhận kiến thức, kĩ năng và phương pháp mà HS cần thu nhận được thông qua tình huống.

Đối với việc sử dụng THTT để phát triển NL GQVĐ trong dạy học chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ, chúng tôi đưa ra 2 giai đoạn với các bước được cụ thể hóa phù hợp với nội dung chủ đề này như sau:

Giai đoạn 1: Bao gồm 5 bước:

Bước 1: Phân tắch mục tiêu của chủ đề học tập, chú trọng mục tiêu phát triển NLGQVĐ cho HS trong chủ đề: GV lựa chọn chủ đề học tập phù hợp. Phân tắch mục tiêu của chủ đề và chú trọng đến việc xác định mục tiêu phát triển NLGQVĐ của chủ đề. Phân tắch mục tiêu phát triển NLGQVĐ cho HS thông qua các vấn đề trọng tâm và gắn với thực tiễn của chủ đề.

Bước 2: Phân tắch nội dung của chủ đề, xác định vấn đề trọng tâm để thiết kế THTT. GV nghiên cứu nội dung để xác định thành phần kiến thức trọng tâm của chủ đề làm cơ sở cho việc xác định các vấn đề đặt ra trong THTT . Mục tiêu của GV khi xây dựng THTT là giúp HS vận dụng các khái niệm để phân tắch các tình huống thực tiễn và đưa ra phương án giải quyết, từ đó hiểu sâu sắc các khái niệm trong chủ đề.

Bước 3: Nghiên cứu, thu thập và lựa chọn các tình huống. GV nghiên cứu, thu thập các dữ liệu thắch hợp và cần thiết từ các nguồn khác nhau. Đối chiếu với mục tiêu học tập, GV lựa chọn các thông tin có thể thiết kế thành THTT ứng với các khâu của quá trình dạy học (khâu nghiên cứu tài liệu mới hay khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức).

Bước 4: Viết THTT và biên tập lại THTT. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã được chọn lọc ở bước 3, GV sắp xếp các dữ liệu và viết bản thảo về THTT, bao gồm: Xác định vấn đề hay sự kiện cần xây dựng; Lựa chọn thông tin phù hợp; Viết bản thảo về THTT. Trong bản thảo cần nếu được các nội dung: Đặt tiêu đề; Viết phần mô tả trường hợp; Viết phần nhiệm vụ; GV xây dựng lời giải và dự kiến lời giải của HS để có định hướng phù hợp.

Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng THTT GV xác định bài tập sẽ được sử dụng ở khâu nào trong quá trình dạy học . Xác định thời gian HS sử dụng bài tập (ở nhà hay lên lớp). Từ đó, soạn kế hoạch bài học có sử dụng bài tập phù hợp.

Giai đoạn 2: Bao gồm 4 bước:

Bước 1. Xác định mục tiêu học tập, chú trọng mục tiêu phát triển NL GQVĐ của HS: GV nêu mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, năng lực của bài học hay chủ đề học tập, chú trọng mục tiêu về NL GQVĐ được phát triển. GV giới thiệu cấu trúc của NL

GQVĐ, GV hướng dẫn logic các bước GQVĐ của một vấn đề học tập. HS xác định mục tiêu học tập.

Bước 2. GV giới thiệu THTT, nêu yêu cầu cần đạt được. HS nhận biết và phân tắch vấn đề trong tình huống, thu thập tài liệu thông tin liên quan; nghiên cứu đề xuất và lựa chọn các giải pháp; thực hiện giải pháp và rút ra kết luận. Khi giới thiệu THTT. GV cần nêu rõ dữ kiện và các yêu cầu. HS nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài tập và thực hiện các bước GQVĐ theo các bước đã nêu.

Bước 3. Thảo luận: Tùy theo nội dung và yêu cầu của hoạt động học tập cũng như thời gian và quy mô lớp học, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm lớn hay nhóm nhỏ. Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến, đưa ra các lập luận chặt chẽ để lắ giải và bảo vệ quyết định của mình.

Bước 4. Tổng kết bài học, đánh giá hoạt động GQVĐ của HS thông qua THTT. Từ kết quả thảo luận, GV chắnh xác hóa kiến thức của bài học. GV đánh giá hoạt động GQVĐ của các nhóm HS theo các tiêu chắ, phân tắch điểm đạt và chưa đạt trong cách thức GQVĐ của các nhóm. Như vậy, thông qua các THTT, HS rèn luyện và phát triển được NL GQVĐ. GV có thể đưaTHTT mới để HS tiếp tục rèn luyện và phát triển được NL GQVĐ.

2.2.2.3. Các mức độ sử dụng THTT dạy học chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và mức độ nhận thức của HS THCS và nội dung của chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ, chúng tôi đề xuất các mức độ sử dụng THTT như sau:

Mức 1: Đây là mức độ thấp nhất trong dạy học bằng THTT. GV đưa ra TH, gợi mở và dẫn dắt HS vào TH, làm xuất hiện nhu cầu giải quyết tình huống ở HS. GV chủ động gợi ý các phương án để HS lựa chọn. Sau đó HS thuyết trình, giải thắch cho sự lựa chọn của mình.

Mức 2: HS tìm cách giải quyết một vấn đề đã được nêu rõ trong tình huống. Thông tin trong tình huống đã cho được cung cấp đầy đủ. HS chỉ cần tìm các phương án giải quyết và xác định phương án GQVĐ phù hợp. GV định hướng và tổ chức cho HS

thực hiện giải quyết tình huống. GV và HS thực hiện cách giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của GV sau đó cùng đưa ra đánh giá.

Mức 3: GV tạo TH còn HS tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS tự nghiên cứu, phân tắch thông tin và thực hiện cách GQVĐ với sự giúp đỡ của GV khi cần. Ở mức độ này HS tự tìm ra tri thức dựa trên TH do GV đưa ra (HS đã chủ động trong việc GQVĐ)

Mức 4: GV chỉ cung cấp thông tin, HS tự phát hiện và gọi tên TH, phân tắch và xác định vấn đề cần giải quyết, lập kế hoạch triển khai, tự nghiên cứu, tìm tòi cách giải quyết và tự đánh giá, rút ra kết luận.

2.2.2.4. Một số THTT gắn với chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

Trên cơ sở nghiên cứu lắ luận về dạy học, chúng tôi xây dựng một số THTT sử dụng trong dạy học chủ đề ỘMáu và tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ như sau:

Bảng 2.1. Một số THTT thuộc chủ đề ỘMáu và tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

TT Tên tình huống Nội dung Định hướng sử dụng

1 Thiếu máu

Sau khi thực hiện xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận Nga bị thiếu máu. Nga nghĩ rằng mình có ắt máu hơn các bạn khác. Em có đồng ý với suy nghĩ của Nga không?

Dạy học phần Máu và môi trường trong

cơ thể

2 Máu đỏ

An bị ngã xước đầu gối. Chỗ xước có một vệt chất lỏng màu đỏ chảy ra. Mẹ An nói ỘCon chảy máu rồi kìaỢ. An liền hỏi mẹ ỘTại sao máu có màu đỏ vậy mẹỢ

Mở rộng, liên hệ nội dung thành phần cấu

tạo của máu.

3

Môi trường trong cơ

thể

Oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của tế bào chuyển đến các tế bào sâu trong cơ thể như tế bào cơ, tế bào não bằng cách nào?

Dạy học phần Môi trường trong cơ thể

4 Máu

loãng

"Lúc cháu 6 tháng tuổi chơi đồ chơi vô tình cắn vào lưỡi làm chảy máu. Vợ chồng tôi không thể cầm được máu cho cháu đành đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, mới biết con bị bệnh không đông máu", anh Trường bùi ngùi chia sẻ về cậu con trai đầu. Với vai trò là bác sĩ, em hãy tư vấn về bệnh máu khó đông cho gia đình a Trường

Mở rộng, liên hệ phần Đông máu

TT Tên tình huống Nội dung Định hướng sử dụng

5 Tiết canh

Mấy ngày têt Thắng thấy nhà nào thịt lợn cũng đánh tiết canh. Thắng thắc mắc làm thế nào để tiết lợn khi chảy ra khỏi mạch không bị đông?

Dạy học và củng cố phần Đông máu 6 Máu lỏng- Máu đông

Máu trong mạch là máu lỏng còn khi chảy ra khỏi mạch lại bị đông.Vì sao như vậy? Em có thể suy nghĩ gì về vấn đề này Dạy học và củng cố phần Đông máu 7 Hiến máu tình nguyện

Ngày 7/4/2018 Bác Hiệp tham gia hiến máu tại trung tâm y tế huyện. Về nhà Bác cho kể Tùng nghe chuyện đi hiến máu. Tùng rất ngạc nhiên vì sao bác sĩ có thể lấy máu của ông vào túi chứa mà máu không bị đông lại? Em hãy giải thắch giúp Hùng?

Dạy học và củng cố phần Đông máu

8 Tiêm

vaccine

Chương trình thời sự có nói đến việc các gia đình chen lấn để xếp hàng cho con tiêm vaccine Pentaxim. Vậy tại sao trẻ nhỏ lại cần tiêm vaccine đến vậy? Dạy học và mở rộng phần Miễn dịch 9 Dịch tả lợn Châu Phi

ỘTheo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi loại lợn, tỷ lệ chết 100%Ợ Hùng lo lắng mình có thể lây nhiễm bệnh này từ lợn?

Mở rộng và liên hệ thực tế phần Miễn

dịch

10 Bệnh Quai bị

Hải từng mắc quai bị lúc 5 tuổi. Năm nay Hải vào lớp 8. Cô giáo xếp Hải ngồi cạnh Trung. Trung đang bị quai bị nên Hải rất lo lắng vì sợ lây bệnh. Em có ý kiến gì về suy nghĩ của Hải?

Mở rộng và liên hệ thực tế phần Miễn

dịch

11 Đại dịch thế kỷ

HIV- Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Hiện tại không có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV ra khỏi cơ thể. Em hãy tuyên truyền cho các bạn trong lớp hiểu đúng về HIV?

Mở rộng và liên hệ phần Miễn dịch

TT Tên tình huống Nội dung Định hướng sử dụng

12 Chó dại

Long bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân. Mẹ Long đưa Long đi tiêm phòng dại thì bà nội ngăn lại. Bà bảo không cần tiêm đâu, con chó vẫn bình thường mà, với lại tiêm về ảnh hưởng đến đầu óc lắm. Em nhận định như thế nào về quan điểm của bà nội Long?

Dạy học và mở rộng phần Miễn dịch

13 Giẫm phải gai

Trên đường đi học về Nam giẫm phải gai nhọn. Mấy hôm sau chỗ gai đâm sưng tấy và bưng mủ trắng. Em có thể giải thắch hiện tượng này cho Nam rõ không? Dạy học phần Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 14 Hạch sưng đau

Thảo nhận thấy mỗi khi bị viêm họng thì nổi hạch ở góc hàm gây sưng, đau. Em hãy giải thắch cho bạn hiện tượng này

Dạy học và mở rộng phần Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

15 Máu

trắng

Gần đây, bé Lạc Lạc (người Trung Quốc) - 3 tuổi thường xuyên bị nôn sau khi uống sữa, mẹ của Lạc Lạc cứ ngỡ dạ dày của bé không tốt nên chỉ ra tiệm mua thuốc cho bé. Nhưng mấy ngày sau tình trạng của bé không hề thuyên giảm mà còn phát sốt. Thấy vậy, cô vội vàng đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé mặc bệnh máu trắng. Em có thể tư vấn thêm cho mẹ Lạc Lạc về căn bệnh này không?

Mở rộng và liên hệ phần Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

16

Nhóm máu của

ai

Bác sĩ lấy máu của 4 bạn: Anh, Nga, Hồng, Dũng. Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 53)