Cấu trúc nội dung và khả năng vận dụng THTT trong dạy học chủ đề ỘMáu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 45 - 47)

9. Luận điểm đưa ra bảo vệ

2.1. Cấu trúc nội dung và khả năng vận dụng THTT trong dạy học chủ đề ỘMáu

2.1. Cấu trúc nội dung và khả năng vận dụng THTT trong dạy học chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ được sắp xếp trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 8 thuộc mạch nội dung kiến thức phần ỘCon người và sức khỏeỢ. So với chương trình cũ thì nội dung phần này không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, chương trình mới đã chú trọng nhiều hơn về chức năng và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của máu và hệ tuần hoàn, các kiến thức mang tắnh thực tế và ứng dụng đã được đề cập chi tiết hơn: xử lý các tình huống tai biến, đột quỵ; đo huyết áp; khả năng miễn dịch của con người trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại.... Chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ gồm ba nội dung chắnh:

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của máu và hệ tuần hoàn. - Bảo vệ hệ tuần hoàn và một số bệnh phổ biến về máu và hệ tuần hoàn

- Miễn dịch: bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể; vaccine. Yêu cầu cần đạt của ba nội dung nêu trên bao gồm:

* Về kiến thức

- Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương). Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tắch được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

- Nêu được vai trò bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể trong hệ miễn dịch của cơ thể, vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thắch được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh.

- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh. Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. Giải thắch được ý nghĩa của truyền máu, cho máu và tuyên truyền cho người khác.

- Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

* Về kỹ năng

- Quan sát mô hình/hình vẽ/sơ đồ khái quát hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn.

- Thực hành được: Cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; Băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; Đo huyết áp.

- Thực hiện được dự án/bài tập: Điều tra huyết áp của HS trong trường. Điều tra bệnh cao huyết áp/tiểu đường tại địa phương.

- Tìm hiểu được phong trào hiến máu ở địa phương.

* Về thái độ

- HS có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, có thái độ đúng, tham gia tắch cực vào các phong trào hoạt động xã hội bổ ắch tại địa phương.

Như vậy việc được sắp xếp trong môn Khoa học tự nhiên cùng với các môn học như vật lý, hóa học, thì môn Sinh học nói chung cũng như chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ nói riêng có vai trò quan trọng góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HS. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Thông qua các hoạt động học tập bộ môn, họ dần hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Từ sự phân tắch cấu trúc và nội dung, chúng tôi nhận thấy chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể người Ộcó rất nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ với các tình huống xảy ra trong thực tiễn và ngay trong cuộc sống của HS. Đây là cơ hội để GV sưu tập và sử dụng các THTT trong dạy học và thông qua giải quyết các THTT sẽ giúp các em hình thành và phát triển NLGQVĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 45 - 47)