Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 38)

9. Luận điểm đưa ra bảo vệ

1.3.4. Phương pháp khảo sát

- Dùng phiếu khảo sát với hình thức trắc nghiệm khách quan (phụ lục 1.1 và 1.2).

1.3.5. Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng THTT của GV Sinh học ở trường THCS

* Về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của HS: 100% GV đều được tham gia tập huấn. Trong đó mức độ thường xuyên tham gia tập huấn chiếm tới 83,3%. Tuy nhiên về mức độ hữu ắch của các nội dung tập huấn liên quan tới đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực của HS tương đối thấp. Có tới 70% GV thấy nội dung tập huấn ắt hiệu quả. Chỉ có10% GV thấy rất hữu ắch. Thậm chắ có 6,6% GV cho rằng tập huấn không thiết thực. Như vậy việc tập huấn cho GV mặc dù được thực hiện thường xuyên song kết quả đạt được sau mỗi đợt tập huấn chưa cao. Các nội dung tập huấn còn chung chung, chưa chuyên sâu hoặc chưa sát với thực tế

nên GV chưa quan tâm thực hiện. Do đó, GV ắt chú trọng đến việc phát triển NL GQVĐ nói riêng cũng như NL khác nói chung.

* Về việc sử dụng THTT trong dạy học Sinh học ở trường THCS

Bảng 1.4. Mức độ sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học của GV THCS

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Số lượng 5 21 4

Tỷ lệ % 16.7 70 13.3

Khi khảo sát về mức độ sử dụng THTT trong dạy học Sinh học ở trường THCS cho thấy 16.7% GV thường xuyên áp dụng THTT khi dạy học Sinh học, 70% GV có áp dụng nhưng không thường xuyên. 13.3% GV không sử dụng THTT trong dạy học. Điều này chứng tỏ việc sử dụng THTT trong dạy học Sinh học ở trường THCS chưa thực sự phổ biến. Thậm chắ, có GV chưa từng áp dụng THTT trong dạy học.

Bảng 1.5. Vận dụng tình huống thực tiễn vào các khâu của bài học Giới thiệu bài Nghiên cứu bài

mới Củng cố, luyên tập Hướng dẫn học ở nhà Số lượng 12 6 11 1 Tỷ lệ % 40 20 36.7 3.3

Số liệu Bảng 1.5 cho thấy, việc sử dụng THTT trong dạy học Sinh học chủ yếu được các GV vận dụng trong hai khâu: giới thiệu bài và củng cố luyện tập. Số liệu khảo sát cho thấy số GV sử dụng THTT ở hai khâu nói trên chiếm tới 76.7%. Trong khi đó khâu nghiên cứu bài mới chỉ đạt 20%. Còn lại là hướng dẫn về nhà đạt tỷ lệ thấp nhất với 3.3%. Điều này đã chỉ rõ cần phải tăng cường sử dụng THTT trong hai khâu nghiên cứu bài mới và tự học ở nhà.

Cùng với khảo sát việc áp dụng THTT trong các khâu của bài giảng, chúng tôi cũng tìm hiểu mức độ rèn luyện NL GQVĐ cho HS THCS thông qua việc sử dụng THTT (Bảng 1.6)

Bảng 1.6. Mức độ rèn luyện NL GQVĐ cho HS THCS thông qua việc sử dụng tình huống thực tiễn

Các mức độ của NL GQVĐ Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Mức 1 (GV tạo THTT, gợi mở và dẫn dắt học sinh vào

THTT. GV chủ động gợi ý các phương án để HS lựa chọn. Sau đó HS giải thắch cho sự lựa chọn của mình)

80 20 0

Mức 2 (Thông tin trong tình huống đã cho được cung cấp đầy đủ. HS chỉ cần tìm các phương án giải quyết

và xác định phương án giải quyết vấn đề phù hợp.) 73.3

23.3 3.4

Mức 3 (HS tự nghiên cứu, phân tắch thông tin trong tình huống và thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần.)

33.3 43.3 23.3

Mức 4 (GV chỉ cung cấp thông tin, HS tự phát hiện và gọi tên THTT, phân tắch và xác định vấn đề cần giải quyết, lập kế hoạch triển khai, tự nghiên cứu, tìm tòi cách giải quyết và tự đánh giá, rút ra kết luận.)

26.7 33.3 40

Kết quả ở bảng trên cho thấy mỗi mức độ rèn luyện NL GQVĐ được GV thực hiện trong thực tế dạy học môn Sinh học rất khác nhau.

+ Mức 1 (GV tạo THTT, gợi mở và dẫn dắt học sinh vào THTT. GV chủ động gợi ý các phương án để HS lựa chọn. Sau đó HS giải thắch cho sự lựa chọn của mình.) và Mức 2 (Thông tin trong tình huống đã cho được cung cấp đầy đủ. HS chỉ cần tìm các phương án giải quyết và xác định phương án giải quyết vấn đề phù hợp). Hai mức này được thực hiện thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 80% và 73.3%. Trong khi các mức còn lại (mức 3 và mức 4) được vận dụng thường xuyên chỉ đạt đến 33.3% và 26.7%. Ở mức 4 có tới 40% GV tham gia khảo sát chưa bao giờ sử dụng. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với ba mức độ còn lại. Như vậy hiện nay rèn luyện NL

GQVĐ cho HS THCS đã được GV quan tâm, chú trọng. Song rèn luyện NL này ở mức độ cao ắt khi được chú ý.

Để tìm hiểu những khó khăn dẫn đến GV chưa sử dụng rộng rãi THTT trong dạy học Sinh học, chúng tôi đã đưa ra một số khó khăn chung nhất mà GV thường gặp phải để thăm dò ý kiến. Kết quả thu được như sau (Bảng 1.7):

Bảng 1.7. Nguyên nhân gây khó khăn khi thiết kế và sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học

Nguyên nhân Mức độ (%) Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng lớn

Năng lực và kinh nghiệm của GV 16.7 30 53.3

Nội dung của chủ đề dạy học 76.6 23.4 0

Thời gian hoạt động 60 23.3 16.7

Thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo 13.4 46.6 40

Ý thức học tập của HS 20 43.3 36.7

Khó khăn khác:... 63.3 33.3 3.4 Theo các số liệu trình bày trong bảng 1.7, nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đễn việc thiết kế và sử dụng THTT trong dạy học Sinh học xuất phát từ GV, HS và thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo. Về phắa GV là do sự hạn chế về năng lực và kinh nghiệm, còn về phắa HS là do ý thức học tập. Điều này chứng tỏ sự đầu tư của GV cho mỗi bài dạy ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy học. Đồng thời sự hợp tác, chủ động và tắch cực của HS cũng đóng vai trò quan trọng khi triển khai các nội dung học tập. Thiếu thiết bị dạy học, thiết bị không đồng bộ và thiếu các tài liệu tham khảo chuyên sâu cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng THTT trong dạy học. Các nguyên nhân khác bao gồm: nội dung dạy học, thời gian hoạt động, hay sĩ số lớp, đặc điểm địa phương... thường ắt hoặc không gây ảnh hưởng.

Cuối cùng, khi được hỏi ý kiến đề xuất đối với việc sử dụng THTT trong dạy học Sinh học ở trường THCS hiện nay, nhiều GV bày tỏ mong muốn được tham gia tập huấn chuyên sâu về quy trình lựa chọn, thiết kế và vận dụng THTT vào dạy học. Bên cạnh đó cần có bộ tài liệu được xây dựng đầy đủ, khoa học về các THTT liên quan đến các nội dung dạy học Sinh học để GV có thể tham khảo và vận dụng. Đặc biệt là các giáo án hay, các bài dạy mới, sáng tạo.

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy sử dụng THTT để phát triển NL GQVĐ cho HS THCS đã được GV vận dụng trong quá trình dạy học. Dù vậy, vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế. Một số GV chưa chú trọng quan tâm đến vấn đề đánh giá năng lực, các đánh giá vẫn nặng về kiến thức. Mặt khác, sự nhận thức về THTT và NL GQVĐ còn nhiều hạn chế. Phần lớn GV đã được tập huấn, bồi dưỡng song số lần được tham gia và nội dung chuyên sâu còn rất ắt. Việc sử dụng THTT vào dạy học hầu như chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ, mở rộng kiến thức, giới thiệu vào nội dung bài hoặc củng cố luyện tập. Chưa có sự triển khai cụ thể THTT trong hoạt động dạy kiến thức mới. GV còn gặp khó khăn khi thiết kế và vận dụng THTT trong dạy học.

1.3.6. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và hiệu quả của việc sử dụng THTT của HS THCS. của HS THCS.

* Về mức độ tiếp xúc và mức độ hứng thú của HS đối với THTT được sử dụng trong học tập Sinh học (Bảng 1.8, Bảng 1.9):

Bảng 1.8. Mức độ tiếp xúc với tình huống thực tiễn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Số lượng 90 76 24 22

Tỷ lệ % 42.5 35.8 11.3 10.4

Bảng 1.9. Mức độ hứng thú của HS với tình huống thực tiễn

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng

thú

Số lượng 53 94 41 24

1.3.7. Phân tắch nguyên nhân của thực trạng

Từ sự phân tắch kết quả khảo sát nêu trên, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân như sau:

- Việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện đồng bộ, chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới PPDH. Do vậy, quan niệm của GV về dạy học vẫn chịu áp lực lớn từ việc thi cử và đánh giá kiến thức, chưa chú trọng đánh giá NL của HS.

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV chưa thực sự hiệu quả. Hiểu biết của GV về các PPDH, kiểm tra đánh giá, NL chưa đầy đủ, dẫn đến việc thờ ơ, lúng túng trong thực hiện.

- Chương trình và sách giáo khoa chưa thay đổi, hệ thống kiến thức gắn với thực tiễn còn ắt. Các tài liệu về THTT chưa nhiều, số lượng TH chưa phong phú nên hầu hết GV và HS chưa có kênh thông tin để tham khảo phục vụ dạy học.

- Vận dụng THTT để phát triển NL GQVĐ cho HS đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, vốn văn hóa sâu rộng và am hiểu những vấn đề thực tế liên quan tới lĩnh vực môn học. Mặt khác cũng luôn phải đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức, kĩ năng mới nhằm xử lắ thông tin và xây dựng các tình huống. Song thực tế trình độ và năng lực của GV chưa đáp ứng được những yêu cầu này.

- Cơ sở vật chất và phương tiện học tập chưa được trang bị đầy đủ ở các trường THCS: thư viện, SGK, tài liệu tham khảo, tạp chắ, internet... nên chưa tạo được điều kiện để HS tự trang bị kiến thức lắ thuyết và thông tin liên quan trước khi đến lớp.

- Đây là một phương pháp khoa học nhưng đang được ứng dụng theo hình thức kinh nghiệm của từng GV, chưa được các nhà quản lắ giáo dục tổng kết và đưa vào trong các chương trình huấn luyện nâng cao về PPDH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng kết một số kết quả nghiên cứu cơ sở lắ luận về THTT và những vấn đề về NL GQVĐ. Qua tham khảo các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra các khái niệm về: THTT, NL, NL GQVĐ cũng như mối quan hệ giữa THTT với NL GQVĐ trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Thực trạng sử dụng THTT trong dạy học môn Sinh học để phát triển NL GQVĐ cho HS THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tất cả những nội dung đã đề cập ở trên là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi đề xuất biện pháp phát triển NL GQVĐ cho HS có hiệu quả nhất bằng sử dụng THTT để dạy học chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ cho HS THCS.

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THCS TRONG DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ ỘMÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CƠ THỂ NGƯỜIỢ

2.1. Cấu trúc nội dung và khả năng vận dụng THTT trong dạy học chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ được sắp xếp trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 8 thuộc mạch nội dung kiến thức phần ỘCon người và sức khỏeỢ. So với chương trình cũ thì nội dung phần này không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, chương trình mới đã chú trọng nhiều hơn về chức năng và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của máu và hệ tuần hoàn, các kiến thức mang tắnh thực tế và ứng dụng đã được đề cập chi tiết hơn: xử lý các tình huống tai biến, đột quỵ; đo huyết áp; khả năng miễn dịch của con người trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại.... Chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ gồm ba nội dung chắnh:

- Chức năng, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của máu và hệ tuần hoàn. - Bảo vệ hệ tuần hoàn và một số bệnh phổ biến về máu và hệ tuần hoàn

- Miễn dịch: bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể; vaccine. Yêu cầu cần đạt của ba nội dung nêu trên bao gồm:

* Về kiến thức

- Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương). Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tắch được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

- Nêu được vai trò bạch cầu, kháng nguyên, kháng thể trong hệ miễn dịch của cơ thể, vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thắch được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh.

- Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh. Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. Giải thắch được ý nghĩa của truyền máu, cho máu và tuyên truyền cho người khác.

- Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

* Về kỹ năng

- Quan sát mô hình/hình vẽ/sơ đồ khái quát hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn.

- Thực hành được: Cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; Băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; Đo huyết áp.

- Thực hiện được dự án/bài tập: Điều tra huyết áp của HS trong trường. Điều tra bệnh cao huyết áp/tiểu đường tại địa phương.

- Tìm hiểu được phong trào hiến máu ở địa phương.

* Về thái độ

- HS có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, có thái độ đúng, tham gia tắch cực vào các phong trào hoạt động xã hội bổ ắch tại địa phương.

Như vậy việc được sắp xếp trong môn Khoa học tự nhiên cùng với các môn học như vật lý, hóa học, thì môn Sinh học nói chung cũng như chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ nói riêng có vai trò quan trọng góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HS. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Thông qua các hoạt động học tập bộ môn, họ dần hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Từ sự phân tắch cấu trúc và nội dung, chúng tôi nhận thấy chủ đề ỘMáu và hệ tuần hoàn của cơ thể người Ộcó rất nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ với các tình huống xảy ra trong thực tiễn và ngay trong cuộc sống của HS. Đây là cơ hội để GV sưu tập và sử dụng các THTT trong dạy học và thông qua giải quyết các THTT sẽ giúp các em hình thành và phát triển NLGQVĐ.

2.2. Thiết kế và sử dụng THTT trong dạy học chủ đề ỘMáu và tuần hoàn của cơ thể ngườiỢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người ở trường trung học cơ sở​ (Trang 38)