1. Đối với một giáo viên, việc chuẩn bị kế hoạch thường tiến hành theo trình tự
a) Lập kế hoạch cho cả năm.
b) Lập kế hoạch giảng dạy cho từng chương. c) Soạn bài cho từng giờ lên lớp.
Kế hoạch dài hạn, kế hoạch giảng dạy cho năm học, một chương, một học kì là những nét lớn khái quát có nội dung rất quan trọng, giúp cho giáo viên xác định phương hướng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy học.
2. Muốn kế hoạch có chất lượng giáo viên cần chuẩn bị
a) Nghiên cứu kĩ chương trình mình sẽ dạy, sách giáo khoa và tài liệu có liên quan, trước hết để nắm được tư tưởng chủ đạo, tinh thần nhất quán đối với môn học, thấy
được các điểm đổi mới trong sách.
Đây là vấn đề rất quan trọng vì sách giáo khoa án định kiến thức thống nhất cho cả
nước. Nếu có điều kiện nghiên cứu cả chương trình lớp dưới và lớp trên thì có thể
tranh thủ tận dụng kiến thức cũ để học sinh không phải học lại hoặc hạn chế vấn đề
thuộc lớp trên.
b) Nghiên cứu tình hình thiết bị, tài liệu của trường và của bản thân mình.
Công việc này rất quan trọng đối với giáo viên Vật lí bởi vì thí nghiệm có tính quyết định sự thành công của bài dạy. Thấy được tình hình trang thiết bị, giáo viên mới có kế hoạch mua sắm bổ sung, có kế hoạch tìm hiểu, lắp ráp, sử dụng hay chuẩn bị các mẫu đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm hay cho học sinh làm.
c) Nghiên cứu tình hình lớp học sinh được phân công dạy về các mặt: Trình độ
kiến thức về toán lí, tinh thần thái độ, hoàn cảnh, kĩ năng thực hành ở các năm trước. d) Nghiên cứu bản phân phối các bài dạy của Bộ để chủ động về thời gian trong suốt quá trình dạy.
3. Sau khi chuẩn bị, ta sẽ có thể lập kế hoạch dạy học dài hạn gồm các điểm sau a) Xác định yêu cầu chương trình đối với năm học hay một chương (kế hoạch của chương);
http://www.ebook.edu.vn cấp kiến thức cơ bản. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng. - Phát triển tư duy sáng tạo. - Giáo đục tư tưởng tỉnh cảm. b) Dự kiến kế hoạch thời gian: có thể kẻ thành bảng với các cột như sau: THỜI GIAN ĐỀ
TÀI THÍ NGHIỆM BÀI TẬP CHO HS
TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ KIẾN CẢI TIẾN Tên Có Sửa Chưa Giỏi Kém TB
Ở cột một ghi thứ tự các tiết theo bảng phân phối chương trình của Bộ giáo dục và thời gian tức ngày, tháng theo năm học.
Cột hai đủ rộng để ghi đề mục các bài dạy.
Cột ba ghi tên các thí nghiệm trong bài dạy cần xác định chính xác có sửa, chưa có thí nghiệm đó.
Cột "bài tập" ghi số bài tập lấy ởđâu và chọn ba loại đối tượng khá kém và trung bình.
Cột "tài liệu ghi những tài liệu cần tìm cho học sinh.
Cột cuối cùng ghi dự kiến cải tiến chung cho cả năm hay chương, học kì.
c) Đánh giá tình hình tài liệu thiết bị
Đặt kế hoạch dự trù mua sắm, sửa chữa, làm mới các thí nghiệm, mô hình sơ đồ
d) Chỉ tiêu giúp đỡ học sinh
- Đánh giá tình hình học sinh, phân loại đối tượng, có kế hoạch tiếp tục điều tra về
hoàn cảnh tinh thần thái độ và năng lực của học sinh trong từng thời gian: chương, học kì, năm học.
- Dự kiến biện pháp thống kê điểm.
- Chỉ tiêu biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, lập nhóm ngoại khoá...
e) Tự bồi dưỡng của giáo viên
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tự phát hiện tôn những vấn đề còn thiếu sót chưa vững vàng về kiến thức, về phương pháp để có kế hoạch tự bồi dưỡng như: Học thêm, nghiên cứu tài liệu, đi thực tế, xuống nhà máy...
Tóm lại kế hoạch không nên viết quá chi tiết vụn vặt nhưng phải dự kiến đủ những công việc định làm trong thời gian giảng dạy. Việc lập kế hoạch năm học thường là khó đối với giáo viên mới, có thể lập kế hoạch từng chương để công việc được cụ thể
hơn.
Kế hoạch lập ra là để phấn đấu thực hiện, vì thế giáo viên cần giữ một bản để theo dõi công việc thực của mình.