Rèn luyện tác phong làm việc khoa học

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ doc (Trang 32 - 34)

1. Tác phong làm việc khoa học

Tác phong làm việc phá hợp với quy luật khách quan được quy định trong quá trình làm việc gọi là tác phong làm việc khoa học. Tác phong làm việc khoa học thể

hiện ở cách suy nghĩ, xem xét và xử lí khoa học các vấn đề phải tiếp xúc, giải quyết; Mọi việc làm đều có chủ đích, có kế hoạch với hệ thống phương pháp, phương tiện thiết bị hợp lí và đạt hiệu quả cao.

Tác phong làm việc khoa học của học sinh không chỉ biểu hiện qua việc giải các bài toán Vật lí, làm thí nghiệm, tổ chức quá trình học tập trên lớp là cả hoạt động ngoài giờ học, ở nhà và công tác xã hội. Rõ ràng, việc rèn luyện những phẩm chất và thói quen về cách làm việc khoa học không chỉ cần thiết trong quá trình xây dựng, chiếm lĩnh tri thức mà điều quan trọng là chuẩn bị cho họ tham gia vào quá trình sản xuất và hoạt động xã hội.

2. Rèn luyện tác phong làm việc khoa học

Trong dạy học Vật lí, giáo viên có thể rèn luyện tác phong làm việc cho học sinh ở

mọi khâu, mọi lúc. Cần có yêu cầu kế hoạch và hướng dẫn cách ghi chép, cách quan sát, thu thập số liệu, tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả... tức là rèn luyện cho học sinh cách tác động đến hiện thực theo phương pháp khoa học, loại bỏ tính tuỳ tiện, đại khái, hiệu suất thấp. Rèn luyện thói quen tiếp cận các vấn đề thực tế một cách thận trọng, có suy nghĩ cân nhắc đầy đủ, không giải quyết máy móc, phiến diện.

Cần thiết cho họe sinh thấy rằng, Vật lí học đòi hỏi sự trung thực, tính khách quan tôn trọng sự thật. Các số liệu thực hành, kết quả các phép đo, các phép tính toán phải

đảm bảo chính xác và trung thành với thực tế. Điều đó mới cho phép tính được các giá trị gần đúng, số liệu có tính khách quan, giúp cho việc khái quát đúng đắn để rút ra các kết luận đầy đủ.

3. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về Vật lí

Rèn luyện kĩ năng của họe sinh trong học tập Vật lí

Kĩ năng được hiểu là kiến thức trong hành động, là khả năng của con người thực hiện các hoạt động nhất định dựa trên việc sử dụng các kiến thức và kĩ xảo đã có Trong quá trình nhận thức Vật lí, học sinh luôn thực hiện các thao tác chân tay, các thao tác tư duy, các hành động nhận thức. Do vậy, giáo viên phải có kế hoạch rèn luyện thường xuyên, bằng cơ sởđịnh hướng hành động, bằng hoạt động tự lực của học sinh, cụ thể cần hình thành được ở học sinh những kĩ năng cơ bản như:

a) Quan sát, giải thích các hiện tượng Vật lí.

b) Mô tả, giải thích cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của các dụng cụ thiết bị kĩ thuật.

c) Lập kế hoạch thí nghiệm; Bố trí, lắp ráp, tiến hành thí nghiệm; Quan sát, đo ghi chép số liệu; Đánh giá về mặt Toán học các kết quả thu được.

d) Biểu diễn bằng đồ thị các kết quảđo; Giải thích các đồ thịđã có sẵn, đưa vào đồ

thịđó để biểu thị những sự phụ thuộc hàm số.giữa các đại lượng Vật lí.

- Giải các bài toán Vật lí, giải thích ý nghĩa Vật lí của các kết quả thu được.

4. Rèn luyện kĩ xảo của học sinh trong học tập Vật lí

Kĩ xảo được hiểu là các hành động, thao tác mà các hợp phần của nó do luyện tập

đã trở thành tựđộng hoá. Ởđây cần rèn luyện cho học sinh những kĩ xảo thực nghiệm, kỹ xảo áp dụng các phương pháp Toán học, cụ thể như:

a) Sử dụng đúng đắn các dụng cụ do: cân, thước, lực kế, nhiệt kế, ampe kế, vôn kế. b) Sử dụng đúng đắn các trang bị phụ trợ: cốc, bình, giá đỡ, các nguồn điện, các dây nối...

http://www.ebook.edu.vn

c) Lập được các mạch điện đơn giản theo sơ đồ và các thiết bị thực nghiệm như

hình vẽ.

d) Tính toán với các đại lượng biến đổi, tính các đại lượng trung bình. e) Giải hệ phương trình đơn giản.

g) Sử dụng bội số và ước số của các đơn vị của các đại lượng Vật lí.

5. Rèn luyện các thói quen của học sinh trong học tập Vật lí

Trong quá trình dạy học Vật lí cần rèn luyện ở học sinh các thói quen về các cách thức, trình tự thực hiện các hành động trong việc giải các bài tập và trong việc tiến hành các thí nghiệm, cụ thể là:

a) Cân nhắc các điều kiện đã cho.

b) Phân tích nội dung bài toán Vật lí; Biểu diễn tình huống Vật lí trên hình vẽ. c) Lập các phương trình mà từđó có thể tìm được đại lượng cần tìm.

d) Chuyển đổi tất cảđơn vịđo về một hệ thống đơn vị của các đại lượng Vật lí. e) Phân chia hợp lí các phép tính, chú ý đến độ chính xác của đại lượng.

g) Kiểm tra việc giải theo các đơn vịđo và xem xét kết quả bằng số. h) Xác định mục đích thí nghiệm, đại lượng Vật lí cần đo.

i) Lập kế hoạch theo tiến trình thí nghiệm; Lựa chọn thiết bị cho các thí nghiệm. k) Chuẩn bị mẫu báo cáo các thí nghiệm trước khi bắt dầu đo.

l) Vẽđồ thị trên giấy kẻ li.

m) Xem xét sai số khi xử lí các kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)