4.9.1. Sách giáo khoa
1. Sách giáo khoa là phương tiện dạy học quan trọng của dạy học Vật lí ở trường phổ thông
Nó có hai chức năng:
a) Là phương tiện làm việc của học sinh (sách giáo khoa là nguồn kiến thức, phương tiện củng cố kiến thức, kĩ năng của học sinh).
b) Là phương tiện hỗ trợ giáo viên hiểu và thực hiện chương trình dạy học đã quy
định.
Trong sách giáo khoa, các nội dung học tập của bậc học được trình bày có hệ
thống, phù hợp với chương trình quốc gia về bộ môn, đảm bảo các yêu cầu như: Tính khoa học của nội dung, tính trực quan, tính vừa sức, tính logic của việc trình bày và có mối liên hệ hữu cơ với các môn học khác.
Sách giáo khoa cần đảm bảo các yêu cấu đặc thù của bộ môn như: Phải mô tả các thí nghiệm 'Vật lí, xây dựng các kết luận khoa học từ lí thuyết hoặc thực nghiệm, nêu các ứng dụng cơ bản của Vật lí trong kĩ thuật và đời sống, sử dụng hợp lí các công cụ
kĩ năng kĩ xảo cần thiết.
2. Sách giáo khoa được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học
a) Sử dụng sách giáo khoa để đảm bảo trình độ xuất phát ban đầu (học sinh sử
dụng sách giáo khoa để tự ôn tập các kiến thức cũ trước khi học bài mới), tạo động cơ
học tập, đặt vấn đề nghiên cứu tài liệu mới...
b) Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa trong quá trình học bài mới dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh làm việc với sách giáo khoa trong một khoảng thời gian ngắn của quá trình xây dựng kiến thức mới, ví dụ: đọc một định nghĩa, xem một hình vẽ, một sơđồ, đồ thị hay các số liệu trong một bảng...; Học sinh tự lực làm việc với sách giáo khoa để tự lĩnh hội các kiến thức mới...
c) Sử dụng sách giáo khoa để củng cố các kiến thức, kĩ năng đã thu được, giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá kiến thức...;
d) Sử dụng sách giáo khoa ở giai đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc giáo viên ra các bài tập ở cuối chương, hoặc giao cho học sinh làm một báo cáo khoa học mà sách giáo khoa là một nguồn tài liệu...
3. Cần bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự lực làm việc với sách giáo khoa thông qua các hoạt động
a) Tắt thông tin,
b) Tiếp nhận thông tin (đọc đoạn văn, xem hình vẽ, tra cứu các bảng số liệu... ), c) Định hình thông tin (gia công thành các ý, đánh dấu các ý quan trọng... ), di Chế
biến thông tin theo mục đích đặt ra, e) Vận dụng thông tin...