Các thiết bị cho phòng thí nghiệm Vật lí có thể bao gồm:
1. Các thiết bị chuyên dùng cho nội thất: ổ cắm và hệ thống điện, nước, các thiết bị
che tối, hệ thống màn ảnh, đồ gỗ dùng làm việc cho giáo viên và học sinh, giá bảo quản dụng cụ, chân dung các nhà khoa học và các bảng, biểu mẫu (Bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, bảng hệ thống các đơn vịđo lường Vật lí hệ Sĩ).
2. Bộ các thiết bị kĩ thuật, dụng cụ Vật lí: Các loại đèn chiếu, máy ghi âm, má' thu hình, đầu video, hệ thống kiểm tra kiến thức (máy kiểm tra kiến thức nếu có ) máy vi tính...
3. Các thiết bị dùng để tiến hành các thí nghiệm thực hành (các thí nghiệm trực diện, các thí nghiệm thực hành...), các thiết bị, thậm chí những trò chơi kĩ thuật nhằm giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong đời sống và khoa học kĩ thuật.
4. Các thiết bị bổ trợ: Các thiết bị bổ trợđể tiến hành thí nghiệm biểu diễn (chúng không phải là những đối tượng quan sát chính) chẳng hạn như: các nguồn nước, các máy khuếch đại, máy phát dao động âm tần, bơm chân không...
5. Các ấn phẩm in với các tranh học tập, phim đèn chiếu, phim nhựa hoặc băng video, đĩa VCD học tập...
6. Tủ sách Vật lí và tài liệu về phương pháp, sách, tạp chí tham khảo cho giáo viên và học sinh, các sách tra cứu...
Theo sự phát triển của các nhiệm vụ dạy học Vật lí ở từng giai đoạn, sự hoàn thiện không ngừng nội dung và chương trình giảng dạy, các tiến bộ khoa học kĩ thuật và tự động học, phòng thí nghiệm Vật lí và chức năng của nó ngày càng được hoàn thiện và hiện đại hoá.
http://www.ebook.edu.vn CHƯƠNG 6 BÀI TẬP VẬT LÍ 5.1. TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 6.1.1. Tác dụng của bài tập Vật lí 1. Các tác dụng của việc sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí
a) Giúp cho việc ôn tập củng cố và mở rộng kiến thức, kĩ năng cho học sinh; b) Bài tập có thể là khởi đầu kiến thức mới;
c) Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, phát triển thói quen vận dụng kiến thức một cách khái quát;
d) Phát triển năng lực tự lực làm việc của học sinh; e) Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh;
g) Dùng để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh.
Giải các bài toàn Vật lí được xem như mục đích, là phương pháp dạy học.
Ngày nay trong thực tiễn dạy học Vật lí, người ta ngày càng chú ý tăng cường các bài toán Vật lí vì chúng đóng vai trò quan trọng trong dạy học và giáo dục học sinh
đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề (hay là một câu hỏi) cần
được giải đáp nhờ lập luận logic, suy luận Toán học hay thực nghiệm Vật lí trên cơ sở
sử dụng các định luật và các phương pháp của Vật lí học là bài toán Vật lí.
Bài toán Vật lí, hay đơn giản gọi là các bài tập Vật lí, là một phần hữu cơ của quá trình dạy học Vật lí vì nó cho phép hình thành và làm phong phú các khái niệm Vật lí, phát triển tư duy Vật lí và thói quen vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế.
2. Các bài tập Vật lí được sử dụng trong các trường hợp sau
a) Đề xuất vấn đề học tập hay tạo ra tình huống có vấn đề.
b) Thông báo kiến thức mới (mà trong giờ lí thuyết chưa có điều kiện đề cập đầy
đủ).
c) Hình thành kỹ năng và thói quen thực hành. d) Kiểm tra kiến thức học sinh.
e) Củng cố, khái quát hoá và ôn tập kiến thức.
g) Thực hiện các nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp, làm quen học sinh với các thành tựu khoa học kỹ thuật và các phương hướng phát triển kinh tế, khoa học của đất nước.
h) Phát triển năng lực sáng tạo ở học sinh.
Về phương diện giáo dục, giải các bài tập Vật lí sẽ giúp hình thành các phẩm chất cá nhân của học sinh như tình yêu lao động, trí tò mò, sự khéo léo, khả năng tự lực hứng thú đối với học tập, ý chí và sự kiên trì đạt tới mục đích đặt ra (lời giải của bài toán).
Ví dụ: Tạo ra tình huống có vấn đề nhờ bài 'tập Vật lí khi hình thành kiến thức về
"sự dẫn nhiệt" có thể đưa ra bài toán "Tại sao khi tiếp xúc với các vật bằng kim loại ở
trong phòng lại cảm thấy chúng lạnh hơn các đồ vật bằng gỗ?" hoặc về "Sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào áp xuất"có thể đặt ra câu hỏi "Làm thế nào để nước trong bình sôi khi làm lạnh bình đựng nó".
Trong thực tế dạy học, nhiều khi người học hiểu và nắm được nội dung lí thuyết, song họ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc giải các bài toán. Chẳng hạn, học sinh có thê nhắc lại các định luật, quy tắc, công thức nhưng không biết vận dụng chúng như thế nào để giải một bài toán Vật lí. Vì vậy việc rèn luyện, hướng dẫn học sinh giải các bài tập Vật lí là đặc biệt quan trọng, có thể nói là biện pháp rất có hiệu quả để phát triển tư duy Vật lí cho học sinh Thực tế chứng tỏ
rằng, ý nghĩa Vật lí của các định lí, quy tắc, các định luật trở nên thực sự dễ hiểu chỉ
sau khi học sinh sử dụng chúng nhiều lần để giải các bài tập. Chẳng hạn, học sinh nhiều khi đồng nhất quan hệ Toán học với quan hệ Vật lí. Ví dụ: Khi phân tích công thức
IU U
R= , học sinh thường cho rằng đối với đoạn mạch đã cho, nếu tăng hiệu điện thế thì điện trở của mạch điện cũng tăng theo!
Trong dạy học, các bài tập Vật lí đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Vì nhiều bài toán đã thể hiện mối liên hệ giữa Vật lí với cuộc sống, với kĩ thuật và thực tiễn sản xuất.
Giải các bài tập Vật lí cũng là một phương pháp đơn giản để kiểm tra, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng và thói quen thực hành, cho phép mở rộng, làm sâu sắc các kiến thức đã học. Mặt khác, khi giải các bài tập Vật lí học sinh phải vận dụng các kiến thức Toán học, Hoá học hoặc của các bộ môn khác. Vì vậy, bài tập Vật lí cũng là một công cụđể thực hiện mối quan hệ liên môn.
Sử dụng các định luật Vật lí, đặc biệt các định luật bảo toàn sẽ tạo cơ hội hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh, phát triển tư duy biện chứng,
đồng thời với tư duy logic hình thức.
Với lí do như vậy, trong chương trình và sách giáo khoa Vật lí hiện nay ở cá( cấp học quỹ thời gian dành cho giải bài tập Vật lí cũng tăng lên. Các nghiên cứ khoa học về vấn đề này cung chiếm một vị trí đáng kể.