Tư duy phản biện (Critical thinking)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông (Trang 25)

8. Dự kiến bố cục của luận văn

1.3. Tư duy phản biện (Critical thinking)

1.3.1. Quan niệm về tư duy phản biện và các mức độ của tư duy phản biện Quan niệm về tư duy phản biện

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1997), phê phán là “vạchra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án” [20, tr.1205]; phản biện là “đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình đó được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi; hoặc đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình đó được đưa ra bảo vệ trước hội đồng thẩm định”[20, tr.1188].

Trong quá trình tìm hiểu về “Critical thinking” chúng tôi nhận thấy có một số tác giả sử dụng thuật ngữ “tư duy phản biện” cho cụm từ “Critical thinking” thay vì dùng thuật ngữ “tư duy phê phán”. Thuật ngữ TDPB được dùng thay cho TDPP bởi lẽ các nhà nghiên cứu đã cho rằng, phê phán chỉ xem xét mặt tiêu cực, mà không mang ý nghĩa đánh giá cho những cái tốt của hiện tượng, sự vật: “Phê phán là từ chỉ hành động chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này không bao hàm ý nghĩa “đánh giá”. Đánh giá là phải nhìn nhận cả các giá trị, các kết quả đạt được bên cạnh những thiếu sót và tồn tại”[4].Tuy nhiên, những

nhà nghiên cứu khác vẫn sử dụng thuật ngữ TD phê phán cho cụm từ “Critical thinking” như Phan Thị Luyến [16], Trần Vui [29], [13],…

Với quan điểm TDPB không chỉ phê phán ở mặt tiêu cực, mà còn phê phán tích cực, chúng tôi dùng thuật ngữ TDPB cho cụm từ “ Critical thinking ”. Dưới đây là một số giải thích cũng như một số quan niệm của các tác giả:

TDPB là tư duy có suy xét, cân nhắc để quyết định hợp lý khi hiểu hoặc thực hiện một vấn đề (J. B. Baron và R. J. Sternberg [9]).

TDPB là khả năng phân tích thực tế, tổng quan và tổ chức các ý tưởng, ủng hộ các ý kiến, đưa ra sự so sánh, rút ra kết luận, đánh giá những lập luận và giải quyết vấn đề (Chance, 1986).

TDPB là cách lập luận đòi hỏi phải chứng minh một cách đầy đủ để những người có lòng tin và cả những người không có lòng tin đều bị thuyết phục (Tama, 1989).

TDPB là suy nghĩ một cách có lý tập trung vào việc giải quyết vấn đề nhằm tạo được niềm tin hoặc hành động (Ennis, 1993)[37].

TDPB là sự quyết định một cách cẩn thận và có tính toán việc liệu có chấp nhận, bác bỏ hoặc tạm ngừng đánh giá (Moore & Parker, 1994).

TDPB là loại tư duy có mục đích, được trình bày một cách lôgic và hướng tới thực hiện mục tiêu. Tư duy đó bao gồm giải quyết vấn đề, đưa ra những kết luận chính xác, có hệ thống, tính đến những khả năng có thể xảy ra (Halpern, Diane F. 1996).

Theo Richard Paul, có hai điểm cốt yếu trong TDPB: (i)TDPB không chỉ là suy nghĩ mà là suy nghĩ tự cải thiện; (ii) Những cải thiện này có từ những KN trong việc dùng những tiêu chuẩn bởi một cách đánh giá tư duy thích hợp. Nói ngắn gọn, đó là sự tiến bộ trong suy nghĩ.

Ngoài ra, TDPB là tư duy đang thẩm định chính mình” (Center for Critical Thinking, [30]). TDPB là năng lực suy nghĩ về tư duy của mình theo cách như

sau: nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu của nó; và do đó, tổ chức lại tư duy trong hình thức đã được cải thiện [30].

Có lẽ định nghĩa của Beyer (1995) là đơn giản nhất: “TDPB … nghĩa tạo ra các phán đoán có cơ sở” [32]. Về cơ bản, Beyer xem TDPB là việc sử dụng các tiêu chí để phán đoán tính chất của điều gì, từ lúc thực hiện đến kết luận của một bài nghiên cứu.

Theo Phan Thị Luyến, TDPB (TDPP) là tư duy có suy xét, cân nhắc, đánh giá và liên hệ mọi khía cạnh của các nguồn thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, dựa trên những tiêu chuẩn nhất định để tìm ra những thông tin phù hợp nhất nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.

TDPB là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

TDPP là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, xu hướng, ý tưởng, giả thuyết từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin và lý lẽ nhằm mục đích xác định đúng - sai, tốt - xấu, hay - dở, hợp lý - không hợp lý, nên - không nên và rút ra quyết định, cách ứng xử của mỗi cá nhân [21, tr.75].

Theo chúng tôi, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về TDPB nhưng ta vẫn nhận ra được những nét chung nhất, đó là: TDPB là cách suy nghĩ có chủ định của con người tích cực vận dụng trí tuệ vào việc phân tích dựa trên bằng chứng, kinh nghiệm, quan điểm và niềm tin xác đáng để đánh giá và giải thích dẫn đến một phán đoán, hay kết luận về một hiện tượng hoặc vấn đề.

Phát triển tư duy phản biện ở học sinh: Là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện khả năng phản biện của học sinh.

Bốn giai đoạn phát triển của tư duy phản biện

(1) Giai đoạn đầu tiên: có thể trả lời các câu hỏi, có thể bày tỏ sự đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng không thể giải thích đầy đủ lý do. Về mặt diễn đạt, không thể viết một câu hoàn chỉnh.

(2) Giai đoạn thứ hai: bạn đã đưa ra được một vài nhận định, có thể diễn đạt bằng lời nói và bằng văn bản với các câu hoàn chỉnh.

(3) Giai đoạn thứ ba: trên cơ sở của giai đoạn thứ hai, không chỉ có thể đưa ra lý do, mà còn đưa ra các ví dụ và bằng chứng cụ thể để đặt câu hỏi có ý nghĩa.

(4) Giai đoạn thứ tư: dựa trên giai đoạn thứ ba, bạn có thể thực hiện tư duy phản biện trong các tình huống khác nhau và phát triển thói quen suy nghĩ như vậy.

Các mức độ của tư duy phản biện

Theo Rasiman [44], tác giả đã nghiên cứu khả năng TDPB dựa vào việc giải quyết vấn đề toán học trong giáo dục Toán, đã chia năng lực TDPB thành các mức độ như sau:

+ Mức 0 - học sinh không có khả năng phản biện (LCTA - 0) + Mức 1 - học sinh có ít khả năng phản biện (LCTA - 1) + Mức 2 - học sinh có năng lực phản biện (LCTA - 2) + Mức 3 - học sinh có năng lực phản biện tốt (LCTA - 3)

Việc phân chia này đã được tác giả nghiên cứu dựa trên cách thức mà người học giải quyết vần đề và được làm rõ thông qua các biểu hiện được trình bày như bảng dưới đây:

Mức độ Diễn giải Biểu hiện

LCTA-0 - HS không có khả năng phản biện.

- HS không thể giải quyết được vấn đề.

- HS không xác định được các dữ kiện trong vấn đề.

- HS không xác định chính xác và rõ ràng các kiến thức trong định nghĩa, định lý hay dữ kiện có thể được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề và cuối cùng HS không thể lập được kế hoạch

Mức độ Diễn giải Biểu hiện

dựa trên kiến thức điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề.

- Việc GQVĐ của HS được thực hiện dựa trên các khái niệm và ý tưởng trong các hình thức của các định nghĩa, khái niệm, định lý.. Việc thực hiện này không rõ ràng, không chính xác, và không có chiều sâu. HS gặp khó khăn trong việc thực hiện GQVĐ.

- Cách thức GQVĐ cũng kém chính xác và còn nhiều mơ hồ. LCTA-1 - HS có ít khả năng phản biện. - HS xác định được vấn đề, các dữ kiện trong vấn đề.

- HS thể hiện các điều kiện tiên quyết của kiến thức chưa được chính xác và rõ ràng; kế hoạch đề ra vẫn chưa được hợp lý. - HS còn mơ hồ và thiếu chính xác trong việc đánh giá các lập luận logic được sử dụng trong việc kiểm tra các bước GQVĐ.

LCTA-2 - HS có năng lực phản biện.

- HS xác định được tình huống có vấn đề. - HS thể hiện các điều kiện tiên quyết của kiến thức một cách rõ ràng, hợp lý và chính xác. HS có thể đề ra một kế hoạch GQVĐ dựa trên các dữ kiện nhất định.

Mức độ Diễn giải Biểu hiện

đề, tuy nhiên cách lập luận đưa ra sẽ ít sâu sắc, thiếu cẩn thận, đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc GQVĐ.

LCTA-3 - HS có năng lực phản biện tốt. - HS xác định được rõ ràng tình huống có vấn đề. - HS có thể giải quyết các vấn đề một cách hợp lý và chính xác, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Khi giải quyết vấn đề, HS biết sử dụng các công thức GQVĐ một cách phù hợp, trong quá trình tính toán có thể thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng và chính xác.

1.3.2. Một số biểu hiện đặc trưng của tư duy phản biện

Đã có một số nghiên cứu về biểu hiện đặc trưng của TDPB. Chẳng hạn theo Beyer. K. Barry thì các đặc trưng của TDPB là:

- Không có thành kiến (biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, biết xem xét các quan điểm khác nhau và sẽ thay đổi quan điểm khi suy luận cho thấy phải thay đổi);

- Biết vận dụng các tiêu chuẩn (cần phải có các điều kiện được thỏa mãn nhất định để một phát biểu trở thành có thể tin cậy được);

- Có khả năng tranh luận (đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ, biết nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ);

- Có khả năng suy luận (có khả năng rút kết từ một hoặc nhiều chi tiết (để làm được điều này cần phải thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu));

- Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau (cần tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau);

- Áp dụng các thủ thuật tư duy khác nhau như đưa ra phán đoán, thiết lập các giả định, đặt câu hỏi [32]…

Mathew Lipman (2003) đã liệt kê 10 đặc điểm quen thuộc của TDPB [35] là: - Sử dụng các bằng chứng một cách am hiểu, không thiên lệch;

- Sắp xếp và diễn giải các ý tưởng một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu; - Phân biệt giữa các suy diễn logic có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được;

- Đưa ra phán đoán khi không có đủ các bằng chứng để có thể kết luận; - Nỗ lực để dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với các phương án hành động trước khi quyết định chọn phương án nào;

- Vận dụng các kỹ thuật giải quyết vấn đề thích hợp vào các tình huống mới hay lĩnh vực khác;

- Lắng nghe cẩn thận các ý tưởng của người khác;

- Tìm kiếm các cách tiếp cận khác thường cho các vấn đề phức tạp;

- Hiểu những khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; thường xuyên hỏi quan điểm của người khác và nỗ lực để hiểu cả những giả định và hàm ý của họ;

- Và, nhận ra được những sai lầm trong quan điểm của người khác, những thiên lệch có thể trong các quan điểm đó và nguy cơ của việc định giá các bằng chứng một cách sai lệch do ảnh hưởng của các quan tâm cá nhân.

Matthew Lipman (2003) cũng đưa ra 10 đặc điểm đặc biệt hơn của người có TDPB [35]:

- Hiểu biết sự khác biệt giữa suy luận và cố gắng suy luận có lý; - Hiểu các ý kiến biểu lộ các mức độ khác nhau của sự tin cậy;

- Nhìn thấy và phân biệt được nét khác biệt trong sự tương đồng, không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài;

- Có thể dựng lại cấu trúc không chính thức của vấn đề đã được trình bày trong cách thức mà kỹ thuật chính thức có thể được dùng để giải quyết chúng; hiểu sự khác biệt giữa thắng và thua trong sự tranh cãi và có chân lý;

- Nhận thức rằng các vấn đề trong thực tiễn có thể có nhiều hơn một giải pháp và những giải pháp đó khác nhau về một vài phương diện và có thể khó chọn ra giải pháp tốt nhất;

- Có khả năng lược bỏ các câu chữ hay lý lẽ ít liên quan;

- Nhạy cảm với sự khác nhau giữa sự có thể chấp nhận được và sức mạnh của một niềm tin;

- Có thể trình bày lại các quan điểm khác nhau mà không thay đổi cường điệu hay tô vẽ thêm;

- Nhận thức rằng sự hiểu biết của cá nhân luôn luôn là hạn chế cho nên với một thái độ không quan tâm tìm hiểu và học hỏi thì thường xuyên là phải lầm lẫn.

Từ đó, Matthew (2003) cũng đi sâu phân tích để đưa ra một số đặc điểm bản chất của TDPB [35] như sau:

- Sản phẩm của TDPB là các phán đoán, hơn nữa là các phán đoán tốt, một phán đoán tốt là kết quả của sự xem xét đến tất cả mọi vấn đề liên quan, bao gồm cả chính phán đoán đó, một phán đoán tốt phải là sản phẩm của một tiến trình tư duy thuần thục về kỹ năng và có sử dụng các thủ thuật và công cụ hỗ trợ thích hợp;

- TDPB là loại TD dựa vào tiêu chuẩn; TDPB là loại tư duy tự điều chỉnh, nghĩa là, việc phát hiện ra những mâu thuẫn, thiếu căn cứ, nhầm lẫn trong tiến trình tư duy của mình và sửa chữa tất cả các lỗi là một mục tiêu của TDPB;

- TDPB thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh, nghĩa là phải: nhận thức được các tình huống ngoại lệ hay khác thường; nhận thức được các giới hạn

đặc biệt, các biến cố, các rào cản của suy luận có lý (những thành kiến, định kiến); nhận thức được tính tổng thể và nhạy cảm với những cái đặc biệt và đơn nhất; nhận thức được các dấu hiệu không điển hình; nhận thức được rằng có một số thuật ngữ có thể có sự thay đổi về nghĩa khi chuyển sang bối cảnh khác hay lĩnh vực khác.

Theo Raymond S.Nickerson (1987) [36, tr.409-441] thì một số đặc trưng của TDPB là: sử dụng chứng cứ một cách khéo léo và không thiên lệch; tổ chức lại các tư tưởng và phát biểu chúng một cách súc tích, gắn kết; phân biệt các luận suy có hiệu lực và các luận suy không có hiệu lực về mặt logic; không vội vàng phán đoán khi chưa đủ bằng chứng để đưa ra một quyết định nào đó; hiểu biết sự khác nhau giữa việc suy luận và hợp lý hóa; nỗ lực tiên liệu những hệ quả có thể có trước khi đưa ra hành động; nhìn ra những sự giống nhau và tương đồng ẩn sâu trong các vấn đề; có thể học hỏi một cách độc lập và có một hứng thú lâu bền trong việc thực hiện điều đó; áp dụng những kĩ thuật giải quyết vấn đề trong những lĩnh vực khác với các lĩnh vực đã được học; có thể gỡ bỏ những điều không thích hợp của một lập luận bằng lời nói và diễn đạt nó bằng những ngôn từ chính xác hơn; có thói quen nghi ngờ một cách tích cực về các quan điểm của chính mình và nỗ lực hiểu cả hai giả định có tính phê phán đối với những quan điểm đó và những ẩn ý của các quan điểm; nhận thức được sự thật là sự hiểu biết của mình luôn luôn bị giới hạn; nhận ra khả năng sai lầm của chính các ý kiến của mình, nhận ra các tình huống có thể chứa đựng thành kiến trong các ý kiến đó, nhận biết được sự nguy hiểm của việc xem xét các chứng cứ theo ý chủ quan cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học bất đẳng thức ở trường trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)