8. Dự kiến bố cục của luận văn
3.4.2. Đánh giá định tính
3.4.2.1. Về khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong giờ học
Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là các kỹ năng thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá, xem xét các vấn đề, khả năng lập luận, ... Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm. Học sinh hứng thú trong giờ học Toán bởi vì các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn. Học sinhh tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn bởi vì trong quá trình nghe giảng theo cách rèn luyện TDPB, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,... của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn bởi vì trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò được được nhiều hơn và thường xuyên khuyến khích điều đó. Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức, quan điểm của chính mình.
Kết quả của việc thực nghiệm không chỉ được đáng giá thông qua việc đánh giá kết quả của tiết dạy thực nghiệm, thông qua kết quả bài kiểm tra mà còn thông qua quan sát đánh giá việc tiếp thu xử lý tình huống trên lớp, thông qua việc học của các em trên lớp. Qua đợt thực nghiệm chúng tôi thấy giữa HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt khá lớn. Nếu như các em lớp đối chứng khi giải các bài về BĐT thường chỉ đưa 1 một cách giải và chưa đánh giá được sự tối ưu của lời giải, đồng thời còn khá lúng túng khi phát hiện sai lầm cũng như chưa biết cách tìm ra nguyên nhân sai lầm. Còn đối với các em lớp thực nghiệm thì đã có sự tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tập hàng ngày. Khi GV đưa một bài toán về BĐT các em đã biết phân tích và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó đưa ra nhiều lời giải khác nhau cho một bài toán. Sự phát hiện lời giải không chỉ ở các em học khá giỏi mà các em học trung bình, trung bình khá cũng tìm ra cách giải và rất hứng thú khi học phần này. Sự tiến bộ của các em còn thể hiện rõ ở việc tự tin khi đánh giá cách đó có là tối ưu không, biết nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng cách. Một điều quan trọng nữa đối với các em lớp thực nghiệm các em đã đánh giá được lời giải của một bài toán khi GV đưa ra có đúng hay không và nếu sai thì đã tự tin chỉ ra sai lầm trong lời giải đó. Đặc biệt khi GV đưa ra các bài tập về BĐT thì các em đã tự tin hơn nhiều khi đưa ra lời giải và lời giải đó đa số là đúng và chỉ rất ít bài giải là sai.
Trong quá trình dạy theo dõi học sinh ở lớp thực nghiệm, HS đã tự tin và tiến bộ hơn rất nhiều. Cụ thể đứng trước một bài toán thì HS đã biết vận dụng các KN TDPB để giải quyết nhanh bài toán. Việc phân tích của các em nhanh hơn và ở nhiều góc độ hơn, việc suy luận và phán đoán hướng giải cũng tốt hơn nhiều, hiệu quả hơn nhiều. Khi được yêu cầu giải thích về các bước làm về cách trình bày thì các em đã giải thích rõ ràng, dễ hiểu hơn trước kia nhiều. Đặc biệt việc trình bày lời giải trở lên ngắn gọn, súc tích sáng sủa và chặt chẽ hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa là khi làm bài tập các em đã tạo ra thói quen tự đánh giá và điều chỉnh cho đúng, đồng thời luôn tìm cho mình cách làm tối ưu nhất.
3.4.2.1. Kết quả các bài kiểm tra
Điểm của bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ở nhóm thực nghiệm tỷ lệ HS có khả năng TDPB cao hơn hẳn nhóm đối chứng, bài làm
đạt mức giỏi và khá tăng lên đáng kể, tỷ lệ bài làm trung bình và yếu giảm. Còn ở nhóm đối chứng thì bài làm của HS trước và sau thực nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể.