8. Cấu trúc luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo
ở trƣờng trung học cơ sở
1.3.1. Ch ơng trình gi o ụ trung h ơ s mới và u ầu về n ng h ph n h a đối với gi o vi n
i) Chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở 2018
Mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học và THCS (gọi tắt là Giáo dục cơ bản) bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tƣơng lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.
Theo TT 32/2018/TT-BGD ĐT: “Chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã đƣợc hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phƣơng pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hƣớng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”[7].
Kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh có khả năng tự học, đạt đƣợc những phẩm chất và năng lực thiết yếu, nhất là các năng lực chung, thấy rõ sở trƣờng, năng lực của mình để tự tin tham gia cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên.
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phƣơng.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên đƣợc xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí đƣợc xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí. Học sinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn
trong việc tiếp tục học các môn này. Chƣơng trình hai môn học này đƣợc thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.
Chƣơng trình chú trọng tính thiết thực của các nội dung dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cùng với hoạt động tƣ vấn trƣờng học để giúp học sinh học xong trung học cơ sở có thể chọn con đƣờng học lên theo giáo dục nghề nghiệp hoặc trung học phổ thông, góp phần thực hiện yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở, vì vậy vấn đề phân hóa và dạy học phân hóa rất có ý nghĩa đối với giáo viên và học sinh THCS.
Kế thừa các thành tựu đổi mới giáo dục trong những năm qua, các phƣơng pháp phát huy tính tích cực của ngƣời học vẫn sẽ tiếp tục đƣợc sử dụng trong cấp trung học cơ sở. Hƣớng tới xây dựng, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua các chƣơng trình môn học và hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp. Tăng cƣờng thực hành, luyện tập ứng dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn để bƣớc đầu có thể định hƣớng, xác định nghề nghiệp trong tƣơng lai. Để thực hiện các mục tiêu trên tất yếu giáo viên THCS phải sử dụng dạy học phân hóa.
Chƣơng trình GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chƣơng trình và sự tiến bộ của học sinh để hƣớng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chƣơng trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Điều đó yêu cầu giáo viên phải phân hoại đƣợc học sinh theo năng lực.
Trong Chƣơng trình GDPT 2018, phẩm chất và năng lực của ngƣời học đƣợc hình thành và phát triển bằng hai con đƣờng:
- Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học. - Thông qua phƣơng pháp giáo dục.
Để phát triển năng lực của ngƣời học, thực hiện nội dung và phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng dạy học phân hoá:
Dạy học phân hoá là định hƣớng thiết kế nội dung và phƣơng pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hƣớng nghề nghiệp của các đối tƣợng HS khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của
mỗi HS. Dạy học phân hoá ở trung học cơ sở cần chú trọng cả phân hoá trong (phân hoá vi mô) và phân hoá ngoài (phân hoá vĩ mô).
Phân hoá trong thể hiện chủ yếu qua định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục, nhấn mạnh tính tích cực hoá hoạt động của ngƣời học, khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, và qua định hƣớng về đánh giá kết quả giáo dục, nhấn mạnh bảo đảm sự tiến bộ của từng HS.
Phân hoá ngoài thể hiện ở các môn học tự chọn, các chủ đề, chuyên đề học tập lựa chọn theo nguyện vọng. Ở cấp trung học cơ sở, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp, chƣơng trình GDPT 2018 thiết kế một số môn học và HĐGD theo các chủ đề, tạo điều kiện cho HS lựa chọn những học phần hoặc chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
ii) Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên về năng lực dạy học phân hóa
Để thực hiện dạy học phân hóa ở trƣờng THCS có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có các năng lực sau đây:
(1) Tìm hiểu nhận diện năng lực học sinh
Xác định đặc điểm, năng lực, trình độ của học sinh lựa chọn mục tiêu, nội dung dạy học; hình thức tổ chức, phƣơng pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học, phƣơng pháp đánh giá phù hợp với đối tƣợng học sinh.
(2) Lập kế hoạch và tổ chức dạy học phân hóa
Xác định mục tiêu dạy học theo 3 cấp độ: Biết; Hiểu và vận dụng; Phân tích, tổng hợp - đánh giá.
Thiết kế nội dung và nhiệm vụ học tập của học sinh theo từng nhóm năng lực, đồng thời thiết kế các nội dung học tập cho phù hợp với phong cách học tập đa dạng của học sinh.
Thiết kế hệ thống tài liệu học tập.
Lựa chọn vận dụng phƣơng pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học theo tiếp cận năng lực cá nhân và năng lực nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Thu thông tin phản hổi từ học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học hiệu quả. (3) Đánh giá kết quả dạy học phân hóa
Thiết kế công cụ đánh giá có tính phân loại năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt ở học sinh.
Xây dựng hồ sơ đánh giá học sinh sau mỗi bài học Tổ chức đánh giá và phân tích kết quả đánh giá
Xây dựng kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lƣợng dạy học
(4) Phát triển chƣơng trình dạy học theo hƣớng phân hóa và tổ chức dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Phát triển các chuyên đề, chủ đề dạy học tự chọn phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
Tổ chức các chuyên đề, chủ đề dạy học tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lƣợng dạy học phát triển năng lực ngƣời học.
1.3.2. Mụ ti u, nội ung i ng n ng h ph n h a ho gi o vi n tr ng trung h ơ s
1.3.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực của dạy học phân hóa cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
Hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS nhằm giúp giáo viên:
Vận dụng đƣợc những kiến thức, kỹ năng về dạy học phân hóa để phát triển chƣơng trình dạy học môn học và chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng, thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và dạy học phân hóa nói riêng.
Có kỹ năng về phân loại năng lực học sinh và nhóm năng lực học sinh làm cơ sở để thiết kế, tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh.
Biết thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các mức độ năng lực trong quá trình dạy học và kết thúc quá trình dạy học.
Có năng lực phát triển các chuyên đề, chủ đề tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Có thái độ tích cực đối với dạy học phân hóa, coi dạy học phân hóa là một trong những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ tất yếu của ngƣời giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Từ đó khắc phục những khó khăn vƣợt qua những rào cản để hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dƣỡng nhằm đạt đƣợc mục tiêu là nâng cao năng lực dạy học phân hóa.
1.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
i) Bồi dƣỡng năng lực phân loại đối tƣợng học sinh
Bồi dƣỡng cho giáo viên các kỹ năng, phƣơng pháp nghiên cứu để đánh giá năng lực học sinh và phân loại học sinh theo từng nhóm năng lực. Các phƣơng pháp có thể sử dụng bao gồm quan sát học sinh tham gia hoạt động; nghiên cứu sản phẩm các bài làm và kết quả hoạt động của học sinh; nghiên cứu đặc điểm tƣ duy của học sinh qua sử dụng trắc nghiệm vv…Sau khi có kết quả khảo sát đánh giá năng lực, giáo viên cần có kỹ năng phân nhóm năng lực học sinh: Giỏi, khá, trung bình; yếu; kém.
ii) Bồi dƣỡng năng lực thiết kế bài học theo hƣớng phân hóa cho giáo viên Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng xác định mục tiêu dạy học phân hóa: Xác định mục tiêu chung và phân cấp mục tiêu theo các nhóm trình độ năng lực của học sinh.
Bồi dƣỡng kỹ năng thiết các nội dung hoạt động học tập tƣơng ứng với các cấp độ mục tiêu đề ra.
Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học để đạt đƣợc mục tiêu dạy học phân hóa.
Bồi dƣỡng kỹ năng thiết kế hệ thống bài tập theo từng nhóm trình độ học tập của học sinh và xây dựng công cụ phản hồi thông tin về mức độ tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của học sinh theo từng nhóm trình độ.
iii) Bồi dƣỡng năng lực tổ chức dạy học phân hóa cho giáo viên
Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng về lựa chọn vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học phân hóa cho giáo viên; kỹ năng tổ chức hoạt động học theo nhóm năng lực; kỹ năng bao quát và phẩn hồi thông tin; kỹ năng thực hiện cá biệt hóa hoạt động cá nhân của học sinh vv…
iv) Bồi dƣỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học phân hóa cho giáo viên
Bồi dƣỡng năng lực xác định chuẩn, tiêu chí đánh giá theo hƣớng phân hóa năng lực học sinh; năng lực thiết kế công cụ đánh giá; năng lực lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức đánh giá; năng lực thu thập thông tin, phản hồi về kết quả học tập của học sinh; năng lực sử dụng kết quả học tập để điều chỉnh quá trình dạy học theo hƣớng phân hóa vv..
v) Bồi dƣỡng năng lực phát triển chuyên đề dạy học theo hƣớng tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển năng lực ngƣời học.
Bồi dƣỡng năng lực thiết kế chủ đề/chuyên đề dạy học tự chọn theo hƣớng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Bồi dƣỡng năng lực tổ chức chuyên đề/ chủ đề dạy học tự chọn phát triển năng lực học tập của học sinh.
1.3.3. u trình i ng n ng h ph n h a ho gi o vi n tr ng trung h ơ s
* Bƣớc 1: Khảo sát đánh giá năng lực giáo viên về dạy học phân hóa.
Để quá trình bồi dƣỡng năng lực DHPH đạt hiệu quả cao thì việc khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên về dạy học phân hóa là rất quan trọng. Quá trình khảo sát đánh giá năng lực của giáo viên về dạy học phân hóa sẽ giúp cho việc xác định đúng đắn nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên THCS.
Có thể sử dụng hình thức khảo sát bằng phiếu hỏi hoặc xin ý kiến chuyên gia để đánh giá đƣợc năng lực dạy học phân hóa của GV. Để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng phù hợp với thực tế hiện nay.
* Bƣớc 2: Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên THCS.
Việc khảo sát nhu cầu BD năng lực dạy học phân hóa của GV có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: Xây dựng mẫu phiếu thăm dò nhu cầu bồi dƣỡng năng lực DH cho toàn bộ CBQL, GV nhà trƣờng; Phát và thu phiếu thăm dò để lấy thông tin phản hồi; Lập bảng tổng hợp và xử lý thông tin để chọn ra lĩnh vực BD có nhu cầu cấp thiết nhất, nhiều nhất; Lập biểu XĐ nhu cầu thực tế BD năng lực DH cho GV nhà trƣờng trong từng giai đoạn hoặc từng năm trên cơ sở tổng hợp nhu cầu BD của GV, dự kiến cần đạt theo từng giai đoạn…
* Bƣớc 3: Phân tích kết quả khảo sát xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên.
Từ việc phân tích kết quả khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên THCS xây dựng chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng nâng cao NLDHPH cho GV phải đảm bảo độ sát thực tế và phù hợp với GV trên dịa bàn thành phố Hà Giang.
* Căn cứ xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng cho giáo viên
- Căn cứ pháp lý: hệ thống các văn bản pháp lí của Đảng, Nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT về bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ GV.
- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV trên địa bàn: điểm mạnh, điểm yếu.
* Bƣớc 4: Xây dựng đội ngũ báo cáo viên và chuẩn bị tài liệu, các điều kiện bồi dƣỡng.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL, Giáo viên của ngành giáo dục thành phố; căn cứ vào kết quả của các đợt bồi dƣỡng tập huấn chuyên môn cấp phòng do phòng GD&ĐT thành phố tổ chức ; Phòng GD&ĐT lựa chọn đội ngũ báo cáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của tập huấn BDNLDH phân hóa.
Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên, phân công việc chuẩn bị các tài liệu bồi dƣỡng và đặc biệt lƣu ý khi xây dựng tài liệu bồi dƣỡng phải căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu để xây dựng bộ tài liệu bồi dƣỡng sát với nhu cầu của giáo viên, tránh tình trạng lan man không đúng chủ đề, nhu cầu bồi dƣỡng
* Bƣớc 5: Lập danh sách giáo viên tham gia bồi dƣỡng và tổ chức hoạt động bồi dƣỡng.
Phòng GD&ĐT yêu cầu các đơn vị trƣờng THCS lập danh sách giáo viên tham gia bồi dƣỡng và nhu cầu nội dung bồi dƣỡng của từng giáo viên sau đó tổng hợp, phân loại các nội dung cần bồi dƣỡng theo nhu cầu; để sắp xếp các lớp bồi dƣỡng cho phù hợp.
- Tổ chức bồi dƣỡng:
Muốn kế hoạch bồi dƣỡng đặt ra đƣợc thực thi, có hiệu quả đòi hỏi ngƣời CBQL phòng GD&ĐT và các đơn vị trƣờng học phải tổ chức tổ chức tốt hoạt động bồi dƣỡng NLDH phân hóa cho GV, triển khai một cách hợp lý trên cơ sở kế hoạch đặt ra, đồng thời vừa làm vừa điều chỉnh kịp thời.
Quán triệt nâng cao ý nghĩa của việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa đến đội ngũ CBGV để họ có mục tiêu và động cơ thực hiện.
Tổ chức cho đội ngũ GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn: Phân công