Những vấn đề cơ bản về quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho

giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế ho h i ng n ng h ph n h a ho gi o vi n tr ng trung h ơ s

Kế hoạch bồi dƣỡng là khâu đầu tiên của chu trình quản lí hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS, giúp cho Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ động triển khai hoạt động bồi dƣỡng giáo viên trên địa bàn và Hiệu trƣởng trƣờng THCS, giáo viên chủ động tham gia bồi dƣỡng và tự tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa.

Để có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực giáo viên về dạy học phân hóa Phòng Giáo dục - Đào tạo phải thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Phân tích những yêu cầu mới của chƣơng trình dạy học 2018 đối với năng lực dạy học của giáo viên THCS. Phân tích bối cảnh nhà trƣờng, tình hình đội ngũ GV, nhu cầu bồi dƣỡng của đội ngũ giáo viên.

Xác định mục tiêu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS: Cần chỉ ra hoạt động bồi dƣỡng nhằm vào đối tƣợng nào, bồi dƣỡng để ngƣời tham dự bồi dƣỡng thu nhận đƣợc những kiến thức, kỹ năng và có thái độ nhƣ thế nào.

Lựa chọn nội dung bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS: Xác định nội dung cần bồi dƣỡng là cơ sở cho việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên của các cấp quản lý, cơ sở để xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dƣỡng của mỗi GV. Việc bồi dƣỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực thiết kế chủ đề/chuyên đề dạy học tự chọn theo hƣớng phân hóa; phân loại

năng lực học sinh; thiết kế và tổ chức bài học theo hƣớng phân hóa; đánh giá kết quả dạy học phân hóa cho giáo viên THCS.

Sắp xếp thời gian thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS: Hiệu trƣởng căn cứ vào thời gian làm việc của giáo viên, sắp xếp thời gian bồi dƣỡng hợp lý mà vẫn đảm bảo công tác giảng dạy hiệu quả.

Xác định các phƣơng thức tổ chức bồi dƣỡng dạy học phân hóa cho giáo viên nhƣ bồi dƣỡng qua mạng, bồi dƣỡng trực tiếp và tự bồi dƣỡng của giáo viên; Dự kiến các biện pháp thực hiện triển khai lớp học và hình thức hiện mục tiêu bồi dƣỡng; Kế hoạch mời báo cáo viên tham gia bồi dƣỡng, chuẩn bị tài liệu học liệu phục vụ bồi dƣỡng; huy động các nguồn lực đảm bảo hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo viên; Kế hoạch giám sát đánh giá kết quả hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên và dự kiến những điều chỉnh kế hoạch nếu có.

Xác định thời gian, địa điểm tổ chức bồi dƣỡng và chế độ chính sách cho giáo viên. Việc xác định thời gian, địa điểm tổ chức bồi dƣỡng và chế độ chính sách cho giáo viên là việc làm rất cần thiết. Giúp cho Ban tổ chức, báo cáo viên, CBGV tham gia bồi dƣỡng năng cao năng lực DHPH chủ động bố trí sắp xếp công việc để tham gia bồi dƣỡng. Lãnh đạo phòng GD&ĐT và BGH các đơn vị trƣờng chủ động, ƣu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dƣỡng để khích lệ tinh thần tự bồi dƣỡng của giáo viên đem lại hiệu quả cao cho các đợt bồi dƣỡng.

1.4.2. Tổ hứ th hiện i ng n ng h ph n h a ho gi o vi n tr ng trung h ơ s

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS do Trƣởng phòng làm trƣởng ban và thành viên là các cán bộ, chuyên viên của phòng, hiệu trƣởng hoặc hiệu trƣởng cốt cán của trƣờng THCS do phòng Giáo dục - Đào tạo trực tiếp quản lý.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên khi tham gia tổ chức bồi dƣỡng từ ngƣời chỉ huy đến ngƣời điều hành và các chuyên viên chịu trách nhiệm phục vụ, giám sát hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THCS về dạy học phân hóa.

Xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS dựa trên xác định yêu cầu năng lực dạy học phân hóa của giáo viên thực

hiện chƣơng trình giáo dục THCS 2018; khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên và kết quả đánh giá năng lực dạy học phân hóa của giáo viên THCS; xin ý kiến của các bên liên quan về chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên.

Xây dựng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS và cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng để thực hiện hoạt động bồi dƣỡng giáo viên.

Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên THCS về năng lực dạy học phân hóa, lập danh sách giáo viên tham gia bồi dƣỡng.

Chuẩn bị tài liệu bồi dƣỡng, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS. Các hình thức phƣơng pháp bồi dƣỡng phải đa dạng hóa nhằm thu hút đƣợc sự tham gia của giáo viên.

Lựa chọn báo cáo viên thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo viên: Báo cáo viên phải có năng lực chuyên môn về dạy học phân hóa và am hiểu về chƣơng trình dạy học ở trƣờng THCS theo chƣơng trình GDPT 2018, có kiến thức, kỹ năng về bồi dƣỡng giáo viên.

Huy động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa giáo viên THCS.

Chuẩn bị các điều kiện để triển khai hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS.

Dự kiến các sản phẩm đạt đƣợc của hoạt động bồi dƣỡng và xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả bồi dƣỡng giáo viên THCS về dạy học phân hóa và dự kiến điều chỉnh kế hoạch bồi dƣỡng nếu có.

Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đối với giáo viên THCS tham gia bồi dƣỡng giáo viên về năng lực dạy học phân hóa và chế độ đối với cáo cáo viên trực tiếp bồi dƣỡng.

1.4.3. Chỉ đ o ho t động i ng n ng h ph n h a ho gi o vi n tr ng trung h ơ s

Để chỉ đạo thực hiện bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS. Hiệu trƣởng cần:

Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS là những tác động của chủ thể quản lý cấp Phòng và cấp trƣờng đến các giáo viên tham

gia bồi dƣỡng và lực lƣợng liên đới bằng các mệnh lệnh, làm cho báo cáo viên, giáo viên tham gia bồi dƣỡng thực hiện đúng với kế hoạch, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học phân hóa ở trƣờng THCS. Giúp mỗi cá nhân thực hiện đúng với nhiệm vụ đƣợc phân công trong quá trình bồi dƣỡng. Tạo động lực để cho báo cáo viên, học viên tích cực hoạt động bồi dƣỡng dƣới nhiều hình thức khác nhau: biện pháp cầm tay chỉ việc, tƣ vấn, hƣớng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thƣởng, kể cả trách phạt, tự bồi dƣỡng của giáo viên vv…

Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên thông qua thực hiện đa dạng hóa phƣơng pháp,hình thức tổ chức bồi dƣỡng, kết hợp chắt chẽ giữa học với hành, bồi dƣỡng với tự bồi dƣỡng của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng. Chỉ đạo phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tƣợng bồi dƣỡng.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS và thực hiện chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng bám sát khung năng lực dạy học phân hóa của giáo viên THCS và đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục THCS 2018.

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, cán bộ quản lý về dạy học phân hóa ở trƣờng THCS theo chƣơng trình giáo dục THCS 2018.

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hƣớng dẫn bồi dƣỡng theo hình thức trực tuyến, trực tiếp và tài liệu hƣớng dẫn tự bồi dƣỡng cho giáo viên THCS về dạy học phân hóa.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dƣỡng của giáo viên THCS đảm bảo tính nghiêm túc, tính chuyên cần và tích cực tự bồi dƣỡng nhằm biến quá trình bồi dƣỡng thành quá trình tự bồi dƣỡng.

Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS theo chƣơng trình giáo dục THCS 2018.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và đặc điểm trình độ của giáo viên THCS vùng miền. Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dƣỡng và

phản hồi thông tin tới học viên tham gia bồi dƣỡng và cán bộ quản lý Phòng Giáo dục - Đào tạo, báo cáo viên.

Chỉ đạo điều chỉnh chƣơng trình, nội dung, kế hoạch bồi dƣỡng khi cần thiết có những diễn biến thay đổi sao cho phù hợp với thực tế và đạt đƣợc mục tiêu bồi dƣỡng đặt ra.

1.4.4. Kiểm tra đ nh gi kết qu i ng n ng h ph n hóa cho giáo viên tr ng trung h ơ s

Để thực hiện tốt kế hoạch bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS, Trƣởng phòng Giáo dục - Đào tạo cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai hoạt động bồi dƣỡng. Đánh giá chính xác, khách quan các kết quả bồi dƣỡng.

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của trƣởng Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dƣỡng nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng và kích thích giáo viên THCS tự bồi dƣỡng để hoàn thiện năng lực.

Các nội dung kiểm tra cần hƣớng tới:

Kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dƣỡng, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học phân hóa ở trƣờng THCS.

Kiểm tra công tác phân công, phân nhiệm, chuẩn bị của báo cáo viên cho việc thực hiện nội dung bồi dƣỡng; công tác biên soạn tài liệu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho học viên, thiết kế bài giảng, các phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dƣỡng.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin vv.. Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dƣỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dƣỡng của mỗi giáo viên THCS và mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên.

Kiểm tra về mức độ phù hợp của nội dung, chƣơng trình và hình thức tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa ở trƣờng THCS do Phòng Giáo dục - Đào tạo triển khai.

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên tham gia bồi dƣỡng về hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở trƣờng THCS để hoàn thiện quá trình bồi dƣỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dƣỡng đạt đƣợc ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dƣỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở cho giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở

1.5.1. Những ếu tố hủ quan

* N ng tổ hứ , qu n ủa Phòng Gi o ụ - Đào t o

Năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS của Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có năng lực lập kế hoạch bồi dƣỡng, xác định mục tiêu, nội dung bồi dƣỡng, xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên, lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dƣỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dƣỡng và đánh giá kết quả bồi dƣỡng một cách khách quan, công bằng.

Quan trọng nhất là Phòng Giáo dục - Đào tạo phải đánh giá đúng năng lực của giáo viên THCS về dạy học phân hóa, trên cơ sở đó xác định đúng mục tiêu, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng. Nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên phải sát thực đáp ứng nhu cầu bồi dƣỡng của đa số giáo viên trên địa bàn, các phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng phải phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực, tự giác của giáo viên trong hoạt động bồi dƣỡng.

* N ng ủa o o vi n

Năng lực của báo cáo viên đƣợc mời tham gia bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả bồi dƣỡng. Báo cáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS, có phƣơng pháp kĩ năng bồi dƣỡng, hiểu về phong cách học tập của ngƣời lớn để lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng phù hợp với năng lực hiện có của giáo viên.

* Th i độ ủa gi o vi n tham gia i ng

Nhu cầu, năng lực tự bồi dƣỡng của giáo viên THCS: Nếu xác định đúng nhu cầu bồi dƣỡng cho GV của từng bộ môn sẽ đảm bảo việc bồi dƣỡng GV thiết thực, có hiệu quả. Mặt khác hoạt động bồi dƣỡng biết phát huy đƣợc vai trò tự giác tích cực

Giáo viên THCS - đối tƣợng tham gia bồi dƣỡng phải có nhận thức đúng về mục tiêu bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên, tự giác tích cực, chủ động tham gia vào quá trình bồi dƣỡng để hoàn thiện năng lực, tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về dạy học phân hóa.

1.5.2. C ếu tố khách quan * Chính s h gi o ụ

Chính sách của Nhà nƣớc, của địa phƣơng đối với giáo viên khi tham gia bồi dƣỡng và chính sách đầu tƣ cho hoạt động bồi dƣỡng giáo viên; sự quan tâm các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội đối với hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS. Các chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên tham gia bồi dƣỡng nếu thực hiện tốt sẽ có tác dụng tạo động lực để giáo viên tích cực bồi dƣỡng biến quá trình bồi dƣỡng thành quá trình tự bồi dƣỡng.

* Các ngu n

Các điều kiện về nguồn lực phục vụ bồi dƣỡng giáo viên: nếu không có đủ tài liệu bồi dƣỡng cho từng GV hoặc phòng ốc, trang thiết bị phục vụ các lớp bồi dƣỡng thiếu, thô sơ sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả bồi dƣỡng. Bên cạnh đó là những cơ chế chính sách cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng DHPH.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên THCS cần phải hoàn thiện những năng lực dạy học để tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong đó có năng lực dạy học phân hóa. Năng lực dạy học phân hóa của giáo viên bao gồm: Năng lực phân loại học sinh theo nhóm đối tƣợng; năng lực thiết kế, tổ chức bài học theo hƣớng phân hóa; năng lực đánh giá kết quả dạy học phân hóa; năng lực phát triển chuyên đề/chủ đề dạy học theo hƣớng tự chọn, phân hóa.

Bồi dƣỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên THCS nhằm giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học nâng cao chất lƣợng dạy học phát triển năng lực học sinh. Hoạt động bồi dƣỡng thực hiện các nội dung: Bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu đặc điểm tâm lý, năng lực học tập của học sinh và phân loại học sinh; bồi dƣỡng năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)