Phần mềm dạy học, phần mềm mã nguồn mở và E-learning

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên sinh học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 29 - 31)

Phần mềm máy tính (tiếng Anh: Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) đƣợc viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó; Một sản phẩm phần mềm thƣờng bao gồm [24]:

1) Các mô tả về phân tích, thiết kế và chƣơng trình gốc;

2) Mã nguồn phần mềm đƣợc lƣu trữ dạng: Đĩa ghi chƣơng trình chạy đƣợc trên máy vi tính hoặc gói cài đặt trên máy chủ mạng;

3) Các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng.

* Phần mềm dạy học là chƣơng trình ứng dụng chạy trên máy tính đƣợc sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giúp hỗ trợ và làm tăng hiệu quả cho việc dạy và học. Phần mềm dạy học là công cụ và phƣơng tiện hỗ trợ cho nhà quản lý, ngƣời dạy và ngƣời học trong các hoạt động của mình. Hệ thống phần mềm ứng dụng trong dạy và học hiện nay hết sức đa dạng và phong phú đƣợc phát triển trên nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác

nhau và ngày càng trở nên tiện dụng hơn cho ngƣời sử dụng [24].

* Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn đƣợc công bố và sử dụng trên một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, cải tiến và phân phối phần mềm ở dạng chƣa thay đổi hoặc đã thay đổi [24].

* E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dƣới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning [24].

Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại nhƣ máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu đƣợc từ các website, đĩa CD, băng video, audio,… thông qua một máy tính hay tivi; ngƣời dạy và ngƣời học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dƣới các hình thức nhƣ: Thƣ điện tử, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo, video [24],…

Ƣu điểm của E-Learning: Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian; Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian. Ngƣời học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.

Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học.

Tính linh hoạt: Ngƣời học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Tính cập nhật: Nội dung bài học thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với ngƣời học.

Học có sự hợp tác, phối hợp: Ngƣời học có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giảng viên qua các diễn đàn, hội thoại, trực tuyến, thƣ, mạng xã hội,…

Tâm lí dễ chịu: Mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả ngƣời dạy và ngƣời học dần bị xóa bỏ, mọi ngƣời tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm.

Các kỹ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của ngƣời học sẽ đƣợc hoàn thiện không ngừng.

Do đó, khi đến với E-Learning, mọi thành phần, không phân biệt trình độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hƣớng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc ngƣời học).

Nhƣợc điểm: Sự giao tiếp cần thiết giữa ngƣời dạy và ngƣời học bị phá vỡ. Ngƣời học sẽ không đƣợc rèn kĩ năng giao tiếp xã hội.

Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning không thể đáp ứng yêu cầu môn học, không rèn đƣợc cho ngƣời học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên sinh học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 29 - 31)