Đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên sinh học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 69)

+ Về việc phân phối nội dung:

- Đa số ý kiến cho rằng, khi đã sử dụng mạng nhƣ một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho việc dạy học thì tất cả các nội dung lý thuyết và kiểm tra đánh giá đều có thể đƣợc nghiên cứu, thảo luận qua mạng. Đặc biệt là với các nội dung cần có sự hợp tác để hiểu rõ hơn.

- Đối với nội dung bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành có ý kiến nhận định, đây là nội dung có thể khai thác và bổ sung kiến thức qua mạng dựa trên nghiên cứu các nguồn học liệu trực tuyến. Thể hiện rõ ở các nội dung về di triền học hiện đại, kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và những nội dung đổi mới chƣơng trình SGK sắp tới do tính mở và cập nhật thƣờng xuyên.

- Các nội dung trong chuyên đề cần chia nhỏ thành nhiều bài học tránh tình trạng có nội dung quá dài, còn nội dung khác thì quá ngắn. Đồng thời cân đối và phân chia thời gian cho mỗi bài học hợp lý hơn.

+ Thiết kế các khâu của quá trình dạy học:

- Phần lớn ý kiến khảo nghiệm cho rằng, đối với việc kiểm tra đánh giá qua mạng là tƣơng đối hợp lý ở các khâu của khóa tập huấn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng hình thức đánh giá trực tuyến sự chuyên cần và hoàn thành yêu cầu của ngƣời học thông qua các sản phẩm, các vấn đề đƣợc giải quyết. Còn đối với việc đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng ngƣời học sau mỗi khóa học thì cần tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp. Vì có nhƣ vậy mới đảm bảo tính trung thực, kháchquan, đánh giá chính xác đối tƣợng có đạt đƣợc mục tiêu của chƣơng trình hay khóa học đặt ra hay không.

- Cấu trúc nội dung tập huấn là tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên cần thiết kế thêm một chuyên đề về đào tạo kỹ năng Internet và E-learning hoặc có thể tổ chức tập huấn hƣớng dẫn tự bồi dƣỡng qua mạng trực tiếp trƣớc khi tiến hành bồi dƣỡng trực tuyến. Nhằm hƣớng dẫn cho ngƣời học mới biết phƣơng pháp học qua mạng.

Đánh giá tính hợp lý của cấu trúc bài dạy đƣợc thể hiện trong hình 3.4.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính khoa học của mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học, có thể thấy mô hình này bƣớc đầu đáp ứng đƣợc công tác bồi dƣỡng giáo viên, thể hiện qua:

(1) Mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học có tính khả thi, có ý nghĩa tác động tích cực khi triển khai mô hình thực tế đáp ứng yêu cầu bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên Sinh học.

(2) Mô hình đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc, các tiêu chí dạy học hiện đại và dạy học Sinh học. Hợp lý trong bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học phổ thông.

(3) Cấu trúc các khóa tập huấn trực tuyến đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý và bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học phổ thông.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:

1.1. Hình thức bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Do đó, cần thiết phải xây dựng mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học.

1.2. Mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học phổ thông gồm hệ thống các nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung bồi dƣỡng; nguyên tắc, tiêu chí, thiết kế bài giảng và quy trình vận hành mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học.

1.3. Opigno là phần mềm quản lý khóa học nguồn mở, đáp ứng tốt các yêu cầu trong việc tổ chức và quản lý khóa bồi dƣỡng giáo viên trực tuyến. Đây là một giải pháp phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam.

1.4. Hai chuyên đề bồi dƣỡng giáo viên Sinh học: Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra môn Sinh học; Kỹ năng xây dựng câu hỏi và bài tập cho giáo viên dạy phần di truyền học đã đƣợc thiết kế và vận hành trên website http://họcđểdạy.vn để làm cơ sở khảo nghiệm mô hình đã đề xuất.

1.5. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính khoa học của mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học và khắc phục đƣợc các hạn chế của hình thức bồi dƣỡng trực tiếp.

2. Đề nghị

Đề tài là một hƣớng nghiên cứu mới trong đổi mới hình thức bồi dƣỡng giáo viên Sinh học phổ thông. Tuy nhiên, với tính chất, mức độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên còn nhiều vấn đề mà tác giả chƣa thể đi sâu làm rõ. Qua đây, chúng tôi có một số đề nghị nhƣ sau:

1. Cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về hình thức tổ chức tập huấn trực tuyến cho giáo viên Sinh học nói riêng và giáo viên phổ thông nói chung, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và nâng cao hiệu quả dạy học.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu triển khai mô hình bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên Sinh học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo phổ thông cũng nhƣ đào tạo Đại học.

3. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình đã xây dựng để áp dụng bồi dƣỡng giáo viên Sinh học phổ thông và đào tạo giáo sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới, tạo tiền đề hƣớng tới tập huấn trực tuyến giáo viên các môn khoa học khác qua mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục, trang 30.

2. Bộ GD&ĐT (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

3. Phạm Khắc Chƣơng (1997), Jan Amos Komenxki, Ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb Giáo dục, trang 132.

4. Dự án phát triển GDTrH – Bộ GD&ĐT (2010), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập.

5. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng CNTT&TT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội, trang 172.

6. Đặng Vũ Hoạt chủ biên (2006), Lí luận dạy học đại học, Nxb ĐHSP Hà Nội, trang 175.

7. Nguyễn Văn Hiền (2009), Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy Sinh học, Luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phƣơng pháp dạy học Sinh học, ĐHSP Hà Nội, trang 170.

8. Nguyễn Vinh Hiển (2015) Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Nxb Giáo dục.

9. Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục”,

Tạp chí Giáo dục số 161 kỳ 2 tháng 4 năm 2007, trang 14 - 15.

10. Nguyễn Danh Nam (2007), “Các mức độ ứng dụng E - learning ở trƣờng ĐHSP”, Tạp chí Giáo dục số 175, trang 41 - 43.

11. Nguyễn Danh Nam (2009), “Một số nguyên tắc thiết kế nội dung cho E- Learning”, Tạp chí dạy và họcngày nay số 2 năm 2009, trang 26 - 29.

12. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2005), Giáo trình giáo dục học, Nxb ĐHSP, Hà Nội, trang 135; 254.

13. Hoàng Phê (1993), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

14. Nguyễn Duy Phƣơng, Dƣơng Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2003), Bài giảng nhập môn Internet và E - learning, Chương trình đào tạo từ xa, Học viên Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông.

15. Ngô Quang Sơn (2009), “Xây dựng website trong dạy học”, Tạp chí thiết bị giáo dục số 42 năm 2009, trang 27 - 29.

16. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Đỗ Hƣơng Trà, “Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học”, Tạp khoa học ĐHQG Hà Nội, tập 31 số 1 năm 2015, trang 44-51.

18. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, trang 251.

19. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên) và tập thể tác giả(2002), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 244.

Tiếng Anh

20. Usage statistics for Opigno LMS,

https://www.drupal.org/project/usage/opigno_lms, ngày 18/4/2016. 21. Victoria L. Tinio, ICT in Education

http://www.apdip.net/publications/iespprimers/eprimer-edu.pdf, ngày 25/02/2016. Website 22. https://h5p.org 23. http://opigno.org 24. https://vi.wikipedia.org

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò thực trạng sử dụng Internet trong bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên Sinh học phổ thông

I. Phiếu thăm dò đối với giáo viên

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VIỆC SỬ DỤNG INTERNET TRONG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Kính mong thầy (cô) bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi trong phiếu.

Thông tin cá nhân:

Họ tên: ...

Đơn vị: ...

Vui lòng đánh dấu tích (x) vào ô đƣợc chọn: 1. Thầy (cô) có có thƣờng xuyên truy cập mạng Internet không?  Không bao giờ  Thỉnh thoảng  Thƣờng xuyên  Ngày nào cũng truy cập 2. Những việc thầy (cô) thƣờng làm khi truy cập Internet là gì? (sắp xếp theo thứ tự mức độ thƣờng xuyên từ 1 đến 6): - Đọc báo, tán gẫu, xem phim, ...

- Tìm kiếm thông tin về bài dạy ...

- Download giáo án, bài giảng điện tử. ...

- Trao đổi thông tin với thầy, cô khác và học sinh ...

- Sử dụng e-mail ...

- Các hoạt động khác: ...

3. Đia chỉ diễn đàn tập huấn chuyên môn mà thầy (cô) biết? Địa chỉ website:...

...

4. Thầy (cô) có thƣờng xuyên sử dụng mạng Internet trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn không?

 Không bao giờ  Thỉnh thoảng khi cần

 Thƣờng xuyên  Tùy thuộc vào từng bài.

5. Thầy (cô) sử dụng Internet trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nhƣ thế nào?

 Tìm, download thông tin, tƣ liệu.

 Trao đổi giáo án, thông tin về bài dạy với thầy, cô khác  Bố sung, cập nhật thông tin, kiến thức

 Tham gia dạy học trực tuyến

 Phƣơng án khác: ...

6. Thầy (cô) có thƣờng xuyên tìm kiếm thông tin, hình ảnh, video,... cho hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn của mình ở trên mạng Internet không?

 Không bao giờ  Thỉnh thoảng

 Thƣờng xuyên  Tùy thuộc vào yêu cầu

7. Theo thầy (cô) việc sử dụng mạng Internet trong bồi dƣỡng chuyên môn có đem lại hiệu quả không?

 Không đem lại hiệu quả  Có hiệu quả thấp

 Rất hiệu quả  Hiệu quả tùy nội dung và cách sử dụng.

8. Trong bồi dƣỡng chuyên môn trực tuyến thầy (cô) thƣờng truy cập vào website nào?

... ...

9. Khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng. Thầy (cô) thƣờng gặp phải những khó khăn gì? (có thể chọn nhiều phƣơng án)

 Quá nhiều thông tin không liên quan

 Ít thông tin bằng tiếng Việt

 Thông tin có giá trị sử dụng thấp.  Không có biết truy cập Internet.  Không gặp khó khăn.

10. Theo thầy (cô), đối với giáo viên hiện nay việc có kỹ năng sử dụng, khai thác máy tính và mạng Internet một cách hiệu quả có cần thiết không?

 Không cần thiết  Chƣa cần thiết

 Cần thiết  Rất cần thiết

 Tùy điều kiện và hoàn cảnh.

11. Thầy (cô) mong muốn điều gì khi sử dụng Internet trong bồi dƣỡng chuyên môn Sinh học?

 Có nhiều tƣ liệu hơn nữa đƣợc cung cấp.

 Có Website giành riêng cho bồi dƣỡng chuyên môn trên mạng.  Có thêm nhiều thông tin khoa học

 Ý kiến khác: ...

12. Thầy (cô) từng đƣợc học về mạng Internet và cách khai thác mạng Internet chƣa?

 Chƣa đƣợc học

 Đƣợc học qua hƣớng dẫn của bạn bè  Đƣợc học cơ bản về cách sử dụng qua

 Đƣợc học trong trƣờng học tài liệu hƣớng dẫn

13. Thầy (cô) đã nghe đến thuật ngữ E - learning hay học trực tuyến chƣa?

 Chƣa nghe bao giờ  Đã nghe nhắc đến một vài lần

 Đã đƣợc tiếp xúc  Đã từng tham gia.

14. Thầy (cô) có ủng hộ việc bồi dƣỡng chuyên môn trực tuyến không?

 Ủng hộ  Không ủng hộ  Trung lập

 Ý kiến khác: ...

B. Phiếu thăm dò đối với cán bộ quản lý giáo dục

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG INTERNET

TRONG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Kính mong thầy (cô) bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi trong phiếu.

Thông tin cá nhân:

Họ tên: ... Đơn vị: ... Vui lòng đánh dấu tích (x) vào ô đƣợc chọn:

1. Thầy (cô) có thƣờng xuyên sử dụng Internet cho hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên không ?

 Không bao giờ  Thỉnh thoảng

 Thƣờng xuyên  Theo yêu cầu cấp trên.

2. Hoạt động giành nhiều thời gian nhất khi truy cập mạng Internet phục vụ cho tập huấn giáo viên là gì? (có thể chọn nhiều phƣơng án)

 Cập nhất kiến thức, nâng cao trình độ.  Trao đổi thông tin, thống kê số liệu.

 Tìm kiếm thông tin liên quan đến chỉ đạo, quản lý bồi dƣỡng giáo viên.  Các hoạt động khác: ...

3. Thầy (cô) đã nghe đến thuật ngữ E - learning hay học trực tuyến chƣa?

 Chƣa nghe bao giờ  Đã nghe nhắc đến một vài lần

 Đã đƣợc tiếp xúc  Đã từng tham gia.

4. Thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về kỹ năng tự học của giáo viên hiện nay?

 Kém  Trung bình

 Khá  Tốt

5. Những khó khăn khi triển khai tập huấn trực tuyến cho giáo viên?

(có thể chọn nhiều phƣơng án)

 Ít thông tin bằng tiếng Việt  Cƣớc phí truy cập Internet cao  Quá nhiều thông tin liên quan  Lí do khác:………..

8. Theo thầy (cô) bồi dƣỡng giáo viên trực tuyến có cần thiết với giáo viên không?

 Cần thiết  Không cần thiết

 Rất cần thiết  Tùy địa phƣơng, tùy điều kiện

10. Theo thầy (cô) trở ngại lớn nhất để bồi dƣỡng trực tuyến giáo viên là gì?

(có thể chọn nhiều phƣơng án)

 Chi phí đầu tƣ ban đầu quá lớn

 Chƣa có quy trình, hƣớng dẫn cụ thể.  Không đảm bảo đƣợc chất lƣợng.  Thiếu bài giảng trực tuyến.

 Thiếu cơ sở pháp lý.

 Ý kiến khác ...

11. Theo thầy (cô) có thể bồi dƣỡng giáo viên trực tuyến đƣợc không?

 Không  Tùy bài

 Ý kiến khác ...

12. Thầy (cô) từng đƣợc học về mạng Internet và cách khai thác mạng Internet chƣa?

 Chƣa đƣợc học

 Đƣợc học qua hƣớng dẫn của bạn bè  Đƣợc học cơ bản về cách sử dụng qua

 Đƣợc học trong trƣờng học tài liệu hƣớng dẫn

13. Thầy (cô) có ủng hộ việc bồi dƣỡng chuyên môn trực tuyến không?

 Ủng hộ  Không ủng hộ

 Trung lập  Ý kiến khác ...

Phụ lục 2.

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN

Khóa học: KỸ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC

1. Mục tiêu

Sau khi sau khi hoàn thành khóa tập huấn học viên phải phải đạt đƣợc những yêu cầu sau:

- Học viên nhận thức đƣợc mức độ quan trọng của Quy trình biên soạn đề kiểm tra trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn học.

- Xây dựng đƣợc bảng mô tả tiêu chí dánh giá kết quả học tập môn Sinh học theo 6 mức độ của Bloom thành các tiêu chí đánh giá theo mục tiêu dạy học môn Sinh học.

- Biết cách sắp xếp câu hỏi trong ma trận đề.

- Phân tích đƣợc tính khoa học, hợp lí của ma trận đề kiểm tra môn Sinh học. - Phân tích đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa các bƣớc trong quy trình biên soạn đề kiểm tra.

- Biết cách phân tích, đánh giá ma trận đề kiểm tra.

- Vận dụng đƣợc kết quả phân tích, đánh giá để chỉnh sửa câu hỏi trong đề.

2. Đối tƣợng và số lƣợng cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên sinh học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 69)