- Đánh giá tính khả thi: Mức độ khả thi trở lên của mô hình đạt tỷ lệ khá cao với 78,1%, đa số các ý kiến khảo nghiệm đều cho rằng, đây là một hƣớng tiếp cận mới về mặt hình thức tổ chức bồi dƣỡng giáo viên nói chung và giáo viên Sinh học nói riêng, thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Đánh giá về tính khả thi
- Về ý nghĩa tác động, nhiều ý kiến cho rằng đây là mô hình rất hay trong việc bồi dƣỡng trực tuyến cho giáo viên Sinh học. Ý nghĩa của mô hình là khắc phục đƣợc những hạn chế của hình thức bồi dƣỡng tập trung, thể hiện ở:
- Khắc phục những hạn chế do tính chất định biên về mặt thời gian, không gian, số ngƣời tham dự của một khóa tập huấn tập trung.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào thiết kế bài giảng, sử dụng công cụ quản lý bài giảng linh hoạt, thân thiện, dễ sử dụng với đa số giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Về nội dung bồi dƣỡng không còn mang tính đồng loạt, chỉ xuất phát từ nhu cầu của công tác quản lý, chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu của giáo viên do đó sẽ phát huy hứng thú, tính tích cực của ngƣời học.
- Khắc phục tình trạng thiếu đội ngũ giảng viên cốt cán ở các cơ sở giáo dục địa phƣơng do không bị giới hạn về mặt địa lý và tổ chức đƣợc trên quy mô lớn.
- Nguồn học liệu phong phú hơn và đƣợc cập nhật liên tục, khắc phục đƣợc tình trạng thiếu tài liệu ở cơ sở.
- Thay đổi hoàn toàn về hình thức so với bồi dƣỡng tập trung, trực tiếp, theo bậc (giảng viên cốt cán cấp tỉnh, cốt cán cấp tỉnh bồi dƣỡng cho cốt cán cấp huyện hoặc đại trà cho giáo viên ở địa phƣơng,..). Hình thức bồi dƣỡng theo bậc dẫn đến nội dung bồi dƣỡng bị rơi rụng, “tam sao thất bản”.
- Kiểm tra đánh giá đƣợc sản phẩm đầu ra một cách tự động, giúp thực hiện đƣợc công tác quản lý chất lƣợng bồi dƣỡng giáo viên.
- Phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của ngƣời học.
Ý nghĩa tác động khi triển khai mô hình thể hiện ở hình 3.2.
Tuy nhiên, bên cạnh các ƣu điểm nêu trên, một số ý kiến không đồng ý hoặc trung lập cho rằng, mô hình này còn gặp nhiều trở ngại, bởi những lý do khách quan sau:
- Nhận thức của các nhà quản lý giáo dục ở địa phƣơng: Nhận thức không tới, chỉ đạo không quyết liệt, sợ tốn kém,… Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng đây lại là trở ngại lớn nhất để mô hình đƣợc triển khai hiệu quả.
- Nhận thức của một bộ phận giáo viên chƣa quan tâm đến việc tự bồi dƣỡng chuyên môn cho bản thân.
- Một bộ phận giáo viên còn hoài nghi về chất lƣợng tập huấn chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu của họ mà chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, chỉ phục vụ nhu cầu quản lý và giải ngân của các dự án.
- Thiếu hoặc có nhƣng không đủ mạnh những ràng buộc mang tính pháp lý trong việc bồi dƣỡng giáo viên, ví dụ: nếu không bồi dƣỡng thì cũng “không chết ai”;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao nhƣng thiếu kỹ năng soạn bài giảng trực tuyến;
- Mô hình chỉ thích hợp triển khai từ cấp Phòng, Sở GD&ĐT hoặc các trƣờng chuyên nghiệp với số lƣợng lớn ngƣời học và có sự đầu tƣ bài giảng thực sự chất lƣợng.
- Những nguyên nhân khách quan khác: Thiếu máy tính, thiết bị phụ trợ, hạn chế về tài chính, thời gian và kĩ năng sử dụng máy tính của ngƣời học,…