CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐỐN

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 6 ppsx (Trang 37 - 39)

IV. Glenn cổ điển TMC trên tới ĐMP phả

3. CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐỐN

Chẩn đốn BTBS cần làm cĩ hệ thống. Tất cả các bệnh nhân đều cần : khám nghiệm lâm sàng, điện tâm đồ, phim lồng ngực sau trước và độ bão hịa oxy. Thơng thường, các khám nghiêm trên chưa đủ xác định bệnh. Các phương tiện cận lâm sàng khác như siêu âm tim xuyên thành ngực, siêu âm tim qua thực quản, ảnh cộng hưởng từ, chụp cắt lớp điện tốn cực nhanh và thơng tim chụp mạch giúp cĩ chẩn đốn xác định. Phần này sẽ nêu lên khả năng và hạn chế của các phương tiện này đối với BTBSNL.

3.1. Siêu âm tim qua thành ngực :

Siêu âm tim 2D và Doppler màu là phương tiện cận lâm sàng được thực hiện nhiều nhất và cĩ hiệu quả nhất trong chẩn đốn xác định BTBS.

Siêu âm giúp khảo sát giải phẫu học vàhuyết động học BTBS, từ đĩ cĩ biện pháp điều trị nội khoa thích hợp.

Đối với BTBS phức tạp, khi thực hiện siêu âm tim, cần khảo sát theo tầng (3) : tầng nhĩ, tầng thất, tầng động mạch và vùng nối nhĩ thất.

Tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh chẩn đốn xác định BTBS để cĩ chỉ định phẫu thuật đã được thực hiện trên 5000 trường hợp. Nghiên cứu cho thấy khả năng chẩn đốn dựa vào siêu âm 2D và Doppler màu đúng trong 98% trường hợp (4). Hạn chế chính của siêu âm tim là với các mạch máu ngồi tim : phần xa động mạch phổi, hẹp ĐMC đoạn xa vùng eo.

Đối với các BTBS ở người lớn cịn một hạn chế nữa là cửa sổ siêu âm thường khơng rõ. Do đĩ cần chú ý đến vài điểm sau đối với BTBS phức tạp :

- Người thực hiện siêu âm cần hiểu biết về BTBS và đã thực hành nhiều trên cả người lớn lẫn trẻ em.

- Các thơng tin về tình trạng trước đĩ của người bệnh : bệnh sử, phúc trình phẫu thuật, kết quả siêu âm lúc nhỏ.

3.2. Siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ)

SATQTQ giúp tránh được hạn chế về cửa sổ siêu âm đối với BTBSNL. Đây là

phương tiện cận lâm sàng bán xâm nhập. Khả năng khảo sát giải phẫu học quả tim của SATQTQ cịn hạn chế dù là đầu dị đa bình diện, do đĩ thường là phương tiện bổ sung cho siêu âm tim qua thành ngực.

Ở bệnh nhân BTBS tím cần cĩ một vài chuẩn bị trước khi thực hiện :

- Thuốc an thần, nếu tiêm mạch cần tiêm chậm

- Kháng sinh phịng VNTMNT ở bệnh nhân cĩ van nhân tạo hay cĩ tiền sử VNTMNT

- Theo dõi HA bằng máy tự động và độ bão hịa oxy

SATQTQ ở BTBSNL giúp khảo sát rõ các tổn thương sau :

- Nổi lên bất thường TMP

- Thơng liên nhĩ ; túi phình vách liên nhĩ

- Sự tồn vẹn của màng ngăn nhĩ (Senning, Mustard) hoặc dịng chảy thơng của phẫu thuật Fontan.

- Động mạch chủ : động mạch phổi ; động mạch vành

- Cịn ống động mạch

SATQTQ cịn rất hữu ích trong lúc phẫu thuật, giúp kiểm tra phẫu thuật đã hồn chỉnh chưa. Đối với BTBS phức tạp, một nghiên cứu cho thấy SATQTQ ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật trong 20% trường hợp (5). SATQTQ càng ngày càng hữu ích trong hướng dẫn ống catheter trong thơng tim can thiệp.

3.3. Ảnh cộng hưởng từ và chụp cắt lớp điện tốn cực nhanh

Hai phương tiện cận lâm sàng này ít phổ biến hơn siêu âm tim. Lợi điểm chính của các phương tiện này là các cấu trúc ngồi tim : động mạch chủ, nhánh ĐMP, dịng chảy thơng ĐM hệ thống tới ĐMP, nối liền bất thường tĩnh mạch hệ thống. Các phương tiện này sẽ giúp giảm bớt chỉ định thơng tim chụp mạch.

3.4. Thơng tim chụp mạch

Trước kia là phương tiện chính của chẩn đốn BTBS phức tạp. Ngày nay phương tiện này chuyển nhiều qua thơng tim can thiệp.

Một số chỉ định cịn áp dụng của thơng tim chụp mạch :

- Trường hợp cĩ nghịch lý giữa các biện pháp chẩn đốn hình ảnh khác

- Cần khảo sát sức cản mạch phổi

- Tăng áp ĐMP hoặc tăng áp lực thất phải khơng cắt nghĩa được trên bệnh nhân BTBS chưa mổ hoặc đã mổ.

- Tình trạng động mạch vành ở bệnh nhân trên 40 tuổi cĩ BTBSNL cần phẫu thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học nội khoa part 6 ppsx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)