Thực trạng lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổ

giáo dục ở các trường tiểu học

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 5 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học

TT Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 1

Hiệu trưởng cần đánh giá thực trạng TBDH của năm học trước, đó là hiện trạng của TBDH về số lượng, chất lượng, nhu cầu của các môn học

5 21 16 21 32 3.57 2

2

Hiệu trưởng lập kế hoạch đánh giá kết quả sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh

7 20 35 21 12 3.12 3

3

Kế hoạch đầu tư TBDH phải thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể của một năm học

5 19 10 36 25 3.60 1

4

Hiệu trưởng lập kế hoạch huy động các nguồn lực để mua sắm TBDH hiện đại

TT Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 5

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho GV

19 23 19 17 17 2.89 7

6

Hiệu trưởng phải căn cứ vào tài chính của nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch

18 28 15 12 22 2.92 6

7

Kế hoạch xác định các nội dung dạy học và TBDH cụ thể cần dùng cho mỗi tiết học đối với kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên

15 26 29 12 13 2.81 8

8

Hiệu trưởng lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV và HS trong nhà trường về tầm quan trọng của sử dụng TBDH

12 28 18 11 26 3.11 4

9

Xác định các biện pháp thực hiện sát với mục tiêu để kế hoạch sử dụng TBDH trong nhà trường được thực hiện khả thi và hiệu quả

19 21 15 19 21 3.02 5

Kết quả bảng cho thấy, CBQL, GV đánh giá Hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện thường xuyên các nội dung: Kế hoạch đầu tư TBDH phải thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể của một năm học (3.60 điểm, thứ bậc 1); Hiệu trưởng cần đánh giá thực trạng TBDH của năm học trước, đó là hiện trạng của TBDH về số lượng, chất lượng, nhu cầu của các môn học (3.57 điểm, thứ bậc 2). Vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đã quan tâm đầu tư TBDH dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng TBDH của năm học trước. CBQL K.A trường tiểu học Sơn Cẩm 1 cho biết: “Chúng tôi thu thập thông tin về hiện trạng TBDH qua báo cáo định kì của Tổ chuyên môn và GV nên nắm rõ tình

trạng TBDH hiện nay ở trường mình như thế nào, qua đó có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện tốt công tác đầu tư TBDH của nhà trường”.

Các nội dung thực hiện ở mức trung bình gồm:

Hiệu trưởng lập kế hoạch đánh giá kết quả sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh (3.12 điểm, thứ bậc 3). Theo như tìm hiểu thực tế tại trường, chúng tôi được biết nguồn kinh phí trang bị TBDH nói riêng và cơ sở vật chất của nhà trường nói chung chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó khi các đơn vị có nhu cầu trang bị TBDH cần phải có kế hoạch cụ thể để trình cấp trên hỗ trợ mua sắm TBDH hoặc Hiệu trưởng cân đối nguồn kinh phí nhà trường để mua sắm TBDH, tuy nhiên một số Hiệu trưởng chưa quan tâm đến lập kế hoạch đánh giá kết quả sử dụng TBDH dẫn tới mua sắm những TBDH chưa đáp ứng được hoạt động dạy học của GV và HS trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đặc biệt là TBDH gắn với mô hình dạy học STEM.

Do một số CBQL chưa chú trọng lập kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV và HS trong nhà trường về tầm quan trọng của sử dụng TBDH (3.11 điểm, thứ bậc 4) nên một số GV quen với lối dạy học cũ, dạy chay. Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tư mua sắm TBDH ở các trường tiểu học cũng rất hạn chế nên GV ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng TBDH hiện đại thường xuyên. Mặt khác, việc “Xác định các biện pháp thực hiện sát với mục tiêu để kế hoạch sử dụng TBDH trong nhà trường được thực hiện khả thi và hiệu quả” (3.02 điểm, thứ bậc 5) ít được thực hiện. Ngoài ra khi thực hiện chương trình mới THDH đưa về nhiều mà GV chưa được tập huấn sử dụng, bên cạnh đó GV chưa chịu đầu tư nghiên cứu để sử dụng TBDH, kết quả là khi yêu cầu sử dụng TBDH vào giảng dạy thì nhiều GV gặp khó khăn, do vậy nội dung Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho GV được đánh giá trung bình 2.89 điểm, thứ bậc 7, GV S.O trường tiểu học Cao Ngạn cho biết: “Hiệu trưởng chưa quan tâm nâng cao nhận thức cho GV và tổ chức tập huấn cho GV về sử dụng TBDH nên dẫn đến tình trạng GV có tâm lí coi vấn đề sử dụng TBDH là không cần thiết, có GV thích thì đưa vào sử dụng còn không thích thì thôi và cũng không có gì

ràng buộc GV sử dụng TBDH khi mà GV chưa đưa ra kế hoạch sử dụng TBDH từ trước”. Do vậy, đây là nguyên nhân khiến cho công tác quản lý TBDH gặp nhiều khó khăn.

Nghiên cứu bản kế hoạch, chúng tôi nhận thấy, trong kế hoạch chưa huy động các nguồn lực để mua sắm TBDH hiện đại, xác định các nội dung dạy học và TBDH còn chung chung, chưa cụ thể và chi tiết. Do vậy, nội dung Hiệu trưởng lập kế hoạch huy động các nguồn lực để mua sắm TBDH hiện đại (2.79 điểm) và

Kế hoạch xác định các nội dung dạy học và TBDH cụ thể cần dùng cho mỗi tiết học đối với kế hoạch sử dụng TBDH của giáo viên (2.81 điểm) có mức độ thực hiện thấp nhất (thứ bậc 8,9).

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 6 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức thực hiện quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học

TT Tổ chức thực hiện Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 1 Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH. Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình trạng TBDH 31 16 15 22 11 2.64 9 2

Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH, lưu giữ, hồ sơ TBDH khoa học, hợp lí

TT Tổ chức thực hiện Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 3 Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý TBDH

28 15 12 25 15 2.83 7

4

Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ môn đến giáo viên 8 15 16 32 24 3.52 2 5 Tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học 19 23 19 17 17 2.89 6 6

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý TBDH

17 27 14 16 21 2.97 5

7

Tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường 5 16 13 22 39 3.78 1 8 Tổ chức việc sử dụng TBDH trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên

11 27 19 12 26 3.16 3

9

Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện chương trình và hiệu quả sử dụng TBDH

18 20 17 18 22 3.06 4

10

Xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học

Kết quả khảo sát bảng cho thấy, CBQL, GV đánh giá các nội dung: Tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường (3.78 điểm, thứ bậc 1) và Triển khai kế hoạch sử dụng TBDH của toàn trường, tổ bộ môn đến giáo viên (3.52 điểm, thứ bậc 2). Như vậy, đa số các trường tiểu học ngay từ đầu năm học đã tổ chức giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường cho GV, Hiệu trưởng đã tổ chức triển khai kế hoạch sử dụng TBDH đến tổ bộ môn, tổ bộ môn triển khai đến các GV để thực hiện.

Tuy nhiên còn có các nội dung thực hiện ở mức trung bình, cụ thể như sau:

Về nội dung “Tổ chức việc sử dụng TBDH trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên” (3.16 điểm, thứ bậc 3), chúng tôi nhận thấy ở các trường tiểu học tần suất sử dụng TBDH của GV theo tuần, tháng, học kì hay năm học được đánh giá ít thực hiện. Vì vậy, Hiệu trưởng khó thực hiện quản lý vấn đề đánh giá tần suất sử dụng TBDH để xem TBDH được sử dụng bao nhiêu lần, mỗi lần bao lâu có hiệu quả không, qua đó Hiệu trưởng biết được thiết bị nào thừa, thiết bị nào thiếu để có kế hoạch mua mới hoặc sửa chữa. Vì vậy, nội dung “Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH, lưu giữ, hồ sơ TBDH khoa học, hợp lí” (2.60 điểm, thứ bậc 10) Hiệu trưởng chưa thường xuyên thực hiện.

Về nội dung “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý TBDH” (2.97 điểm, thứ bậc 5) và “Tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học” (2.89 điểm, thứ bậc 6) chưa được Hiệu trưởng các trường tiểu học quan tâm thực hiện. Quan sát hoạt động dạy học của GV, GV thường xuyên sử dụng TBDH như sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình. Còn những TBDH có nhiều chi tiết phức tạp tốn nhiều thời gian chuẩn bị thì GV lại sử dụng rất ít (thiết bị máy móc, thực hành). Kết quả này phản ảnh về trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH của GV, có thể nói rằng GV ít sử dụng những TBDH phức tạp, thiết bị thuộc về máy móc một phần có thể là do GV chưa biết cách sử dụng những TBDH này, do vậy Hiệu trưởng cần quan tâm đến bồi dưỡng năng lực sử dụng TBDH cho GV. Tìm hiểu nguyên nhân về tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học chưa thường xuyên thực hiện, chúng tôi được biết nguyên nhân do

kinh phí không đủ, không cao để hỗ trợ cho GV, hoặc do nhận thức của GV về tự làm TBDH còn chưa thật sự đúng và đầy đủ, thiết bị tự làm vì sức ép của phong trào, vì để đi thi chứ không phải vì yêu cầu sử dụng. Do đó, nhà trường cần có những chủ trương, đồng thời chỉ đạo khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ tăng cường đẩy mạnh công tác trên, làm sao để phong trào này là một hoạt động thường xuyên nhằm khai thác được hiệu quả về sư phạm lẫn hiệu quả về kinh tế.

Về nội dung “Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý TBDH” (2.83 điểm, thứ bậc 7) cho thấy, Hiệu trưởng chưa thường xuyên thực hiện công việc này, theo Hiệu trưởng N.T.T.H trường tiểu học Tân Long: “Chúng tôi được biết việc tuyển dụng thêm cán bộ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu biên chế và quỹ lương hạn hẹp, chế độ tiền lương chưa thu hút được nhân lực có trình độ cao do đó ở một số vị trí còn phải tuyển hợp đồng với nhân lực tại chỗ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, để quản lý TBDH chúng tôi giao cho nhân viên thư viện thực hiện”. Thực tế hiện nay còn có một số Hiệu trưởng khoán trắng cho Phó Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn phụ trách công tác này dẫn đến việc chỉ đạo phân công không cụ thể, chưa có nội quy, quy chế có tính ràng buộc trách nhiệm đối với từng bộ phận, chưa có chiều sâu trong phân công nhiệm vụ từng thành viên quản lý TBDH, còn nhiều bất cập, cần phải có sự thay đổi tư duy trong công tác chỉ đạo thời gian đến, đó là nguyên nhân khiến cho nội dung “Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH. Quy định sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình trạng TBDH” thực hiện chưa thường xuyên, CBQL, GV đánh giá 2.64 điểm, thứ bậc 9.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa “Xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học” (2.80 điểm, thứ bậc 8). Đây là biện pháp quản lí vừa kích thích hứng thú, nhu cầu làm việc của cá nhân, bộ phận làm công tác duy tu, sửa chữa TBDH nếu hoàn thành tốt trách nhiệm, công việc của mình, lại vừa là chế tài để răn đe những cá nhân, bộ phận không làm tốt trách

nhiệm, bổn phận của mình, vì vậy yêu cầu đặt ra cho các Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác này.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 7 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về chỉ đạo triển khai sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học

TT Chỉ đạo thực hiện Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 1 Chỉ đạo GV sử dụng TBDH để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học 31 16 15 22 11 2.64 9 2 Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV mua sắm, bảo quản, sử dụng TBDH

6 18 25 16 30 3.48 4

3

Hiệu trưởng theo dõi hoạt động mua sắm, bảo quản, sử dụng TBDH

11 2 12 15 55 4.06 1

4

Hiệu trưởng khuyến khích, động viên GV sử dụng TBDH 8 15 16 32 24 3.52 3 5 Chỉ đạo tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học 19 23 19 17 17 2.89 7 6 Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của

TT Chỉ đạo thực hiện Mức độ ĐTB Thứ bậc Không thực hiện ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL

viên chức, giáo viên phụ trách công tác quản lý TBDH 7 Uốn nắn, nhắc nhở những sai phạm trong quá trình sử dụng TBDH 5 16 13 22 39 3.78 2 8

Chỉ đạo kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện chương trình và hiệu quả sử dụng TBDH 18 20 17 18 22 3.06 5 9 Chỉ đạo xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị dạy học

21 22 25 9 18 2.80 8

Kết quả khảo sát bảng cho thấy, CBQL, GV đánh giá các nội dung Hiệu trường các trường tiểu học thường xuyên thực hiện gồm:

Hiệu trưởng theo dõi hoạt động mua sắm, bảo quản, sử dụng TBDH (4.06 điểm, thứ bậc 1); Uốn nắn, nhắc nhở những sai phạm trong quá trình sử dụng TBDH (3.78 điểm, thứ bậc 2); Hiệu trưởng khuyến khích, động viên GV sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54)