Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu

mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo nội dung về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá trở thành các nhân tố quyết định đến hiệu quả của

quá trình dạy học và hiệu quả công tác quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất về trang bị TBDH và bố trí TBDH cho GV sử dụng. Nói cách khác TBDH phải trong tình trạng tốt nhất, đầy đủ nhất và sẵn sàng phục vụ việc dạy học trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH một cách đầy đủ, cụ thể. Cần lưu ý muốn sử dụng TBDH có hiệu quả tốt, không thể bỏ qua khâu lựa chọn TBDH, bởi vì không phải TBDH nào sử dụng cũng đem lại hiệu quả. Để GV có kỹ năng lựa chọn và sử dụng hiệu quả TBDH cần mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật và nghiệp vụ sử dụng TBDH trong dạy học các môn học ở các trường THCS.

Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường học, tập trung ở những bài thực hành thí nghiệm và những bài khó sử dụng TBDH. Tổ chức xây dựng các chuyên đề sử dụng hiệu quả TBDH ở nhiều bài, môn, lớp theo chương trình giảng dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo đầu tư mua sắm tài liệu, giới thiệu các nguồn thông tin và các địa chỉ trên mạng Internet về hướng dẫn sử dụng TBDH để GV tự nghiên cứu, tổ chức sử dụng TBDH theo kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy hiệu quả sử dụng TBDH.

Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa việc sử dụng TBDH: Việc trang bị TBDH sẽ không mang lại hiểu quả nếu TBDH không được khai thác thường xuyên và hợp lý. Những căn cứ để hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng: Nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, của GV. Quy định về việc sử dụng TBDH của nhà trường. Nguồn TBDH hiện có của trường: Số lượng, chất lượng. Lực lượng cán bộ, nhân viên chuyên trách công tác TBDH.

Xây dựng kế hoạchthực hiện các phong trào dự giờ, thăm lớp, thao giảng, thi làm đồ dùng dạy học theo kế hoạch đã định, tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn có

chất lượng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú ý đến việc đánh giá tình hình sử dụng, hiểu biết số lượng TBDH hiện có trong nhà trường, từ đó có kế hoạch sử dụng hoặc làm thêm đồ dùng dạy học, rút kinh nghiệm những tiết dạy, chú ý đến kỹ năng sử dụng TBDH sao cho có hiệu quả. Cần đưa yêu cầu sử dụng TBDH thành một trong những nội dung cơ bản để đánh giá kết quả giờ dạy của GV. Điều đó làm cho mọi GV trong nhà trường thấy rằng việc sử dụng TBDH là một yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng kế hoạch tổ chức cho đội ngũ GV tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại như sử dụng thành thạo máy tính và máy Projector, máy chiếu phi vật thể, kính hiển vi điện tử, soạn giáo án bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin… Thông báo kịp thời các TBDH mới được bổ sung để GV có thể tiếp cận đưa vào giảng dạy, phát huy hiệu quả sử dụng các TBDH trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo các chuyên đề có liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy nhằm giúp cho GV vừa tiếp thu cơ sở lý luận và thực tiễn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Hiệu trưởng huy động nguồn tài chính để thực hiện dự án: Từ dự án cấp quốc gia; Từ chương trình mục tiêu; Từ kinh phí đầu tư chiều sâu; Từ kinh phí chi thường xuyên; Từ quỹ học phí; Từ nguồn viện trợ...

CBQL chỉ đạo sát sao công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Huy động mọi các thành viên trong nhà trường phối hợp tổ chức thực hiện.

3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo việc bảo quản TBDH theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng TBDH của GV, đồng thời chống thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường, Nhà nước.

Nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các TBDH sẵn có, hạn chế tình trạng “dạy chay, học chay” của một số GV.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nhà trường cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý TBDH, cụ thể:

+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, thông qua các Phó hiệu trưởng, lập kế hoạch về xây dựng, trang bị, sử dụng và bảo quản hệ thống cơ sở vật chất trong phạm vi toàn trường, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra kết quả. Ngoài ra, tham mưu với cấp trên, lập kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng viên chức phụ trách TBDH hàng năm.

+ Các Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động quản lý CSVC, TBDH trong nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch liên quan đến công tác quản lý TBDH, kiểm tra, đánh giá các hoạt động trên.

+ Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản các TBDH theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng TBDH trong tổ chuyên môn.

+ GV có trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả các TBDH mà nhà trường hiện có và đề xuất khi có nhu cầu trang bị. Đồng thời, lập kế hoạch sử dụng TBDH theo từng bài, phối hợp với viên chức phụ trách TBDH chuẩn bị, bố trí, sắp xếp TBDH cho bài học, sau mỗi lần sử dụng phải ký mượn, trả theo đúng thời gian và các quy định khác của nhà trường hoặc theo hướng dẫn của viên chức phụ trách TBDH.

- Hiệu trưởng tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho viên chức chuyên trách công tác bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH về: Nghiệp vụ về quản lí, thanh lý tài sản. Chuyên môn về bảo quản, bảo trì TBDH. Có thể hợp đồng với các bộ phận dịch vụ TBDH bên ngoài nhà trường đảm trách các khâu bảo trì thường xuyên và định kì vì tính đa dạng chủng loại của các TBDH nên nếu chỉ có một tổ bộ phận thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát sinh.

Tổ chức cho đội ngũ GV tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại như sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu đa năng, kính hiển vi điện tử, soạn giáo án bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin,.. Thông báo kịp thời các TBDH mới được bổ sung để GV có thể tiếp cận đưa vào giảng dạy, phát huy hiệu quả sử dụng các TBDH trong nhà trường. Ngoài ra, cần tổ chức hội thảo các chuyên đề có liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy nhằm giúp cho GV vừa tiếp thu cơ sở lý luận và thực tiễn.

Tổ chức cho đội ngũ GV tiếp cận giáo dục STEM, STEAM để khai thác tối đa các nguồn lực TBDH ảo và dạy học trực tuyến E-learning giữa các cơ sở giáo dục trong một số chuyên đề tập huấn giáo viên và chuyển giao công nghệ dạy học giữa các trường TH.

- Xây dựng qui chế khen thưởng riêng đối với nhân lực làm công tác bảo trì vì công việc này phải được tiến hành thường xuyên và rất vất vả do đó người làm công tác bảo quản, bảo trì phải thấy được vai trò trách nhiệm của mình nên cần có khoản thưởng, thù lao xứng đáng để động viên bộ phận này tích cực làm tốt nhiệm vụ được giao.

- Chỉ ra những hạn chế và các giải pháp điều chỉnh, khắc phục, giúp cho GV sử dụng, khai thác TBDH hiệu quả hơn. Cũng thông qua đó, tạo lập mối quan hệ thông tin ngược trong quá trình quản lý TBDH.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

CBQL huy động nguồn kinh phí để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH cho đội ngũ GV.

GV nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH.

Xác định nội dung đào tạo bồi dưỡng trên cơ sở khảo sát nhu cầu của đội ngũ giáo viên và viên chức TBDH.

3.2.4. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học để đảm bảo cho công tác quản lý TBDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục đạt hiệu quả.

Đẩy mạnh phong trào tự chế TBDH nhằm phục vụ kịp thời cho việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng giao cho các bộ phận chuyên trách, tổ chuyên môn căn cứ vào cường độ sử dụng, chất lượng của TBDH để tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về định mức bảo dưỡng, tu sửa định kỳ. Hàng năm có kế hoạch dự trữ một nguồn kinh phí để sửa chữa kịp thời những TBDH bị hư hỏng nhẹ.

Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,…) trong cộng đồng và xã hội cho công tác thiết bị trường học sao cho hoạt động này lúc đầu là thụ động và dần dần trở thành chủ động, tự giác và thường xuyên.

Cần vận động hội cha mẹ học sinh làm nòng cốt trong việc khuyến khích trách nhiệm các đoàn thể, tổ chức xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng chăm lo cho giáo dục nói chung và công tác TBDH nói riêng.

- Tăng cường hướng dẫn an toàn khi sử dụng, hướng dẫn sử dụng, để làm cho giáo viên hiểu rõ tính năng tác dụng của TBDH, nâng cao tần suất sử dụng. Từng bước xây dựng hệ thống danh mục chuẩn TBDH phù hợp với môn học. Đưa công nghệ thông tin vào quản lý TBDH. Mã hoá các thiết bị theo môn học.

- Cải tiến công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh: Cần tiến hành kiểm tra các kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình học tập thông qua TBDH. Bằng cách kiểm tra này bắt buộc giáo viên phải sử dụng thành thạo TBDH mới có thể ra được đề bài, về phía học sinh bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với TBDH mới có thể thực hiện bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ hoàn toàn thể hiện tính khách quan của nó.

- Đẩy mạnh phong trào tự chế đồ dùng, thiết bị dạy học:

Để chế tạo ra được những TBDH giáo viên và học sinh phải huy động mọi tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo của mình. Hình thức hoạt động này giúp họ bồi dưỡng và rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp, cũng thông qua đó tầm hiểu biết và nhận thức của họ được mở rộng. Họ thấy được sự cần thiết của việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, giúp họ tạo ra thói quen tự sáng chế và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng các TBDH cho các công việc của mình.

Hoạt động tự chế TBDH có thể nâng cao được hiệu quả của nó nhờ tận dụng các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là sử dụng vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng lại tạo ra các TBDH có tính linh hoạt cao, gần gũi với nội dung dạy học. Nếu TBDH đảm bảo tốt các yêu cầu sư phạm, mà lại cấu thành bởi những vật liệu đơn giản, tại chỗ, rẻ tiền thì thiết bị đó càng có giá trị. Rõ ràng giá trị của một TBDH không phải ở chỗ nó có giá thành cao mà chủ yếu ở hiệu quả sử dụng, ở vai trò sư phạm mà nó đảm nhận.

Bên cạnh đó, CBQL tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh công tác quản lý TBDH. Các tổ chức đoàn thể phải có chương trình hành động và vận động mọi người tích cực tham gia quản lý TBDH, đưa hoạt động này thành một nội dung đánh giá kết quả hoạt động hàng năm.

Thường xuyên củng cố công tác tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý; chăm lo công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV và cán bộ chuyên trách nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường. Phát huy vai trò trách nhiệm và ý thức tự giác của cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và đặc biệt là đội ngũ GV trong việc sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt TBDH của nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Xây dựng bộ máy quản lý TBDH đồng bộ, bao gồm các đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV phụ trách thiết bị, GV và HS. Hiệu trưởng cần quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên và mối quan hệ phối hợp giữa các đối tượng trong công tác quản lý TBDH.

3.2.5. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phối hợp khai thác và quản lí hiệu quả các tính năng của thiết bị dạy học hiện có ở trường đồng thời khắc phục những thiết sót còn tồn tại.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TBDH và kết quả kiểm tra là cơ sở để điều chỉnh chu trình quản lý.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sử dụng, bảo quản, quản lí TBDH nhằm có thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời những quy định của nhà trường đến đội ngũ GV thông qua nhiều kênh. Qua đó nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tâm tư, nguyện vọng và các phản ánh từ đội ngũ GV đến Tổ trưởng Tổ bộ môn.

Xây dựng phần mềm quản lý TBDH giúp lãnh đạo nhà trường truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, bao gồm công tác thống kê số liệu, tình hình trang thiết bị, tình hình sử dụng cũng như quá trình thanh lý các TBDH có liên quan. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến của HS trong việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy của GV nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra trong hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường cần dành một khoản kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí bằng cách xây dựng các phần mềm quản lí tài sản như: Quản lí việc mua sắm; Quản lí công tác sử dụng, và tính toán tuổi thọ thiết bị; Quản lí công tác bảo trì bảo dưỡng; Quản lí việc thanh lý tài sản. Cần xây dựng các biểu mẫu về việc lấy ý kiến HS, GV trong mọi công tác liên quan đến TBDH sau đó đưa vào máy tính xử lý để có kết quả thông kê nhằm phục vụ cho công tác quản lí ngày càng tốt hơn.

* Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

Đối với công tác TBDH đánh giá với các tiêu chí sau: Đánh giá tình trạng, mức độ trang bị, sự đảm bảo an toàn, điều kiện bảo quản sử dụng… Đánh giá công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74)