HƢƠ G 3 : PHƢƠ G PHÁP GHIÊ ỨU
3.4. Kiểm định Hausman
Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Giả thiết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (vi) với các biến giải thích Xit trong mô h nh. ác bỏ giả thiết Ho (p-value < 0,05) dẫn đến kết luận mô h nh ước lượng tác động cố định là phù hợp so với mô h nh ước lượng tác động ngẫu nhiên. Ngược lại, nếu chưa có đủ bằng chứng để bác bỏ H0 (p-value >0,05) th mô h nh ước lượng ngẫu nhiên (REM) sẽ được ưu tiên sử dụng (Vũ Hữu Thành, 2014) và thực hiện các kiểm định phù hợp sau khi đã lựa chọn cho từng mô h nh tương ứng.
3.5 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao: Khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hớn 0,8 th vấn đề đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng. Chỉ số VIF là chỉ tiêu được dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF >10 th sẽ xuất hiện đa cộng tuyến. Nếu mô h nh bị đa công tuyến có thể khắc phục bằng cách thu thập thêm dữ liệu hoặc lấy thêm mẫu mới, bỏ bớt biến độc lập…
Ngoài ra nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để kiểm định phương sai của sai số thay đổi, kiểm định Wooldridge để kiểm định sự tự tương quan của phần dư, kiểm định Testparm để kiểm định tác động cố định theo thời gian, kiểm định Pesaran’s để kiểm định sự tự tương quan giữa những phần dư của các đơn vị chéo … để lựa chọn mô h nh phù hợp, nếu mô h nh bị vi phạm các kiểm định trên th đưa ra cách khắc phục các vi phạm để lựa chọn mô h nh tối ưu.
3.6. ô hình nghiên cứu:
Từ cơ sở tổng thể lý luận đã tr nh bày ở chương 2 và kế thừa phương pháp nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trước đây, đặc biệt là kế thừa mô h nh nghiên cứu của tác giả Syafri (2012), cũng như đặc điểm hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, trên cơ sở đó đề tài tập trung các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài và
thường xuyên phát sinh để đưa vào mô h nh nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh nh Thuận.
Mô h nh tổng quát có dạng sau: Khả năng sinh lời = f(Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng, Tỷ lệ chi phí/thu nhập, Quy mô tổng tài sản, Chênh lệch lãi suất, Số lượng thành viên, Thời gian thành lập, Tỷ lệ lạm phát, Tốc độ tăng trưởng kinh tế).
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu
Mô h nh nghiên cứu cụ thể: Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các QTDND. Lợi nhuận được đề cập ở đây là hai chỉ tiêu cụ thể lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Do đó, nghiên cứu đề xuất mô h nh hồi qui cụ thể như sau:
Ynit = α + β1X1it +…+ β10X10it + ai.TimeDummy + eit Trong đó:
Y: Lợi nhuận của các QTDND (biến phụ thuộc); n: Số biến phụ thuộc thứ n, n = 1,2
i: QTDND thứ i được quan sát, i =1,18
t: Thời đoạn quan sát thứ t của QTDND thứ i, t = 2009;2015 α: Hệ số gốc; Khả năng sinh lời (ROE,ROA) Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập Chênh lệch lãi suất
Số lượng thành viên Thời gian thành lập Quy mô tổng tài sản
Lạm phát Tăng trưởng kinh tế
𝛽j: Ảnh hưởng biên của từng biến số độc lập, j =1-10;
ai: Ảnh hưởng biên của biến giả phân loại năm, i =2009-2015 TimeDummy: iến giả phân loại năm, từ năm 2009 đến năm 2015; Xjit : Các biến độc lập;
eit: Các sai số của mô hình.
3.7. ác biến trong mô hình: 3.7.1. ác biến phụ thuộc:
Thông thường để phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động của các ngân hàng, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA); tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và một số tỷ lệ khác. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động của hệ thống QTDND nên đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các QTDND thể hiện qua hai chỉ tiêu cụ thể: ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu) và ROA – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Lợi nhuận ròng/tổng tài sản) để đánh giá khả năng sinh lời của QTDND.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)= Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)= Lợi nhuận ròng/tổng tài sản ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng và cho thấy khả năng trong quá tr nh chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng (Trần Huy Hoàng, 2007).
ROE là đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng, là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm v nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2007).
Mối quan hệ của ROA và ROE cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn), một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu như
sử dụng nhiều nợ (gồm cả tiền gửi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá tr nh tài trợ tài sản (Trần Huy Hoàng, 2007).
3.7.2. ác biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu:
+ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (X1): được tính toán bằng cách lấy tổng nợ xấu chia cho tổng dư nợ của Quỹ tín dụng, trong đó nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 đến 5 theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ nợ xấu được dùng để đo lường rủi ro tín dụng và khả năng có thể xảy ra tổn thất gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của quỹ tín dụng. Để giảm tổn thất, tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng đưa vào chi phí nhằm bù đắp tổn thất. Theo nghiên cứu của Gemechu va Vincent (2013), Trujillo-Ponce (2013) th tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H1: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (X2): được tính toán bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn.? Theo Luật Các TCTD năm 2010, Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn tự có dùng để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động Ngân hàng. Theo nghiên cứu của Gemechu va Vincent (2013), Syafri (2012) th tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tác động tích cực đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng; nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) và nghiên cứu của Sehrish và các tác giả (2013) th cho kết quả tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tác động ngược chiều đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng (X3): được tính toán bằng cách lấy tổng dư nợ cho vay chia tổng tiền gửi huy động của khách hàng. Theo Trương Quang Thông (2010), tỷ lệ này càng cao th càng gia tăng khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong khi đó, các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi thấp thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục tài sản đầu tư, dịch vụ. Đối với QTDND, tỷ lệ này cao sẽ tạo điều kiện cho quỹ tín dụng tăng doanh thu. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp có thể dẫn đến việc thừa vốn, phải gửi ở Ngân hàng Hợp tác xã với lãi suất thấp. Thực tế, hiện nay các QTDND chưa có điều kiện đa dạng hóa danh mục tài sản có, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ… để gia tăng doanh thu, tạo lợi nhuận, giảm rủi ro như ngân hàng thương mại. Như vậy, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi có thể tác động tới lợi nhuận của các quỹ tín dụng. Để xem xét sự tác động của yếu tố này tới khả năng sinh lời của QTDND, nghiên cứu hy vọng giả thuyết H3: Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng tác động tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
- Tỷ lệ chi phí/ thu nhập (X4): Một trong những nhân tố bên trong chủ yếu tác động đến khả năng sinh lời ngân hàng là hiệu quả quản lý chi phí hoạt động. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có thể được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả lên khả năng sinh lời. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy tổng chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập hoạt động trong năm. Theo Peter S.Rose (1998), chi phí ngoài lãi là khoản mục quan trọng nhất đối với các ngân hàng như các chi phí trả tiền lương cho nhân viên, chí phí khấu hao, chi phí nhân sự khác. Theo nghiên cứu của Gemechu va Vincent (2013), Syafri (2012), Trujillo-Ponce (2013), Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) tỷ lệ chí phí hoạt động/thu nhập tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Thông qua tỷ lệ này có thể đánh giá hiệu quả của việc quản lý chi phí của QTDND. Trong hoạt động thực tế, nếu các chi phí dành cho hoạt động quá cao sẽ làm cho khả năng sinh lời giảm hoặc nếu các chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp th khả năng sinh lời càng cao. Với lập luận này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của QTDND.
- Quy mô tổng tài sản (X5): tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của quy mô tổng tài sản: là tổng tài sản của quỹ tín dụng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán cuối năm, được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của số dư tổng tài sản có đến cuối năm của quỹ tín dụng. Tài sản của QTD phần lớn là dùng để cho vay, việc cho vay nhiều là cơ hội tạo ra nguồn thu, từ đó sẽ tăng lợi nhuận của QTDND. Theo nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013), Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) th quy mô tổng tài sản không có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Nhưng theo Nghiên cứu của Obamuyi (2013) th quy mô tổng tài sản tác động ngược chiều với lợi nhuận của các ngân hàng; Nghiên cứu của Muriu (2013) quy mô tổng tài sản tác động cùng chiều với lợi nhuận. Từ các nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu H5 kỳ vọng: Quy mô tổng tài sản tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
- Chênh lệch Lãi suất (X6): được tính toán như sau: Chênh lệch lãi suất = (Doanh thu từ lãi – Chi phí trả lãi)/Tài sản sinh lời.
Trong số các nghiên cứu báo cáo rằng có mối quan hệ tích cực giữa lãi suất và khả năng sinh lời của ngân hàng theo ourke (1989),Claeys and Vander Vennet (2008), Demirguc-Kunt and Huizinga (1999), Garcia-Herreroet al. (2009) and Molyneux and Thornton (1992). Theo Avkiran (2009 ) chỉ ra sự gia tăng lãi suất sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận và ngược lại. Và theo kết quả nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) lãi suất tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Tây an Nha. Đối với hoạt động của các QTDND chủ yếu là hoạt động cho vay và huy động vốn, do đó lợi nhuận được tạo ra chủ yếu là do chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra. Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Chỉ tiêu này được dùng để đo lường thu nhập QTDND nhận được khi cho vay từ nguồn vốn huy động của QTDND. Chênh lệch lãi suất càng lớn th thu nhập của QTDND càng lớn và ngược lại. Từ những lập luận trên giả thuyết nghiên cứu H6 kỳ vọng chênh lệch lãi suất tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
- Số lượng thành viên QTDND (X7, đơn vị tính người): là tổng số các cá nhân, hộ gia đ nh, pháp nhân và các đối tượng khác đủ điều kiện tham gia và được
QTDND xét kết nạp thành viên. Thành viên vừa là người góp vốn h nh thành vốn điều lệ vừa là người vay vốn chủ yếu tại quỹ tín dụng. Việc góp vốn sẽ tạo điều kiện cho quỹ tín dụng có nguồn vốn cho vay nên góp phần tạo doanh thu. Đồng thời, việc vay vốn phải trả lãi vốn vay nên thành viên cũng trực tiếp làm tăng doanh thu, qua đó góp phần vào tăng lợi nhuận của quỹ tín dụng. Với lập luận này nghiên cứu hy vọng với giả thuyết H7: Số lượng thành viên tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của QTDND.
- Thời gian thành lập (X8): là nhân tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, tạo ra sự khác biệt trong tổ chức thành lập lâu năm và tổ chức mới thành lập, các ngân hàng có bề dầy lâu năm th sẽ có một hệ thống quản lý, xử lý rủi ro tốt, quá tr nh hoạt động lâu năm sẽ sàng lọc, phân loại và chấm điểm khách hàng tốt, giúp hạn chế được rủi ro; theo kết quả nghiên cứu của Muriu (2013) không thấy có tác động của độ tuổi thành lập với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng theo kết quả nghiên cứu của Sima Gudeta (2013) về các nhân tố tác động đến lợi nhuận (thực nghiệm về khóa học về định chế tài chính vi mô tại Ethiopian) th lại cho kết quả độ tuổi thành lập có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với lập luận này nghiên cứu hy vọng giả thiết H8: Thời gian thành lập tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của QTDND.
- Tỷ lệ lạm phát (X9): được đo lường bằng tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng CPI và tỷ lệ lạm phát được nghiên cứu lấy số liệu trong phạm vi của tỉnh nh Thuận, khi tỷ lệ lạm phát cao th làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân bị ánh hưởng, do giá cả đầu vào nguyên vật liệu tăng, một số doanh nghiệp sẽ hạn chế việc vay vốn của ngân hàng, thậm chí là phá sản, điều này sẽ làm cho tín dụng giảm, rủi ro tín dụng gia tăng. Theo nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) th tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng, Gemechu và Vincent (2013), Syafri (2012) th tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Với lập luận và các kết quả nghiên cứu trước, nghiên cứu kỳ vọng giả thiết H9: tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của QTDND.
- Tăng trưởng kinh tế (X10): Chỉ số này đo lường tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu lấy số liệu trong phạm vi của tỉnh nh Thuận, khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân gia tăng sản xuất, khi đó các doanh nghiệp, người dân sẽ cần vốn để mở rộng sản xuất, th lúc này hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ tăng trưởng cao, khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Theo nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) th tăng trưởng