Bài học về phát triển tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 38)

Để phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần xác định chiến lược và lộ trình cụ thể cho ngân hàng mình, trong đó cần lưu ý một số mặt cụ thể như sau:

 Mở rộng và đa dạng hoá kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và ngược lại, bao gồm mở rộng mạng lưới các chi nhánh, và đặc biệt là các kênh phân phối điện tử, công nghệ cao, qua internet, qua điện thoại, hệ thống các máy ATM, điểm chấp nhận thẻ rộng khắp. Mở rộng mạng lưới cần thiết dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng; đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng, phân khúc khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Việc phát triển mạng lưới cũng song song với quá trình rà soát mạng lưới, rà soát và đóng cửa những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả để bố trí lại.

 Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so các sản phẩm trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh, hướng đến khách hàng, yêu

cầu khách hàng và thị trường, các quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận.

 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm dịch vụ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.

 Thực hiện chuyên môn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sắp xếp lại mô hình tổ chức phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ.

 Kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng đa dạng, số lượng lớn, buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định hoạt động chặt chẽ và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

 Từ bài học khủng hoảng thẻ tín dụng và khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ rút ra bài học về rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung, tín dụng tiêu dùng và mua nhà ở nói riêng, đây là hai phân khúc lớn trong tín dụng bán lẻ, đó là: không hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng; khi cấp tín dụng cần đánh giá khách hàng toàn diện, không chỉ xem xét đến khả năng trả nợ hiện tại và cần thiết xem xét đến khả năng trả nợ trong tương lai khi có những biến động về lãi suất, giá cả tài sản, nguồn thu nhập, đồng thời quan tâm đến lịch sử quan hệ tín dụng yếu, hệ số nợ trên thu nhập, điểm xếp hạng tín dụng khách hàng…; đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân để đánh giá uy tín tín dụng khách hàng trước khi cấp tín dụng; cần thiết có cơ chế giám sát và hệ thống thông tin kiểm soát một khách hàng vay, sử dụng thẻ nhiều ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 tác giả trình bày những lý luận chung nhất về tín dụng và tín dụng bán lẻ. Hiện nay, nước ta chưa có khái niệm tín dụng bán lẻ thống nhất, do đó tác giả đưa ra một số khái niệm đang được thực tế chấp nhận, đồng thời tác giả cũng trình bày khái niệm tín dụng dụng bán lẻ theo quan điểm BIDV, từ đó rút ra khái niệm tín dụng bán lẻ phổ biến hiện nay, được đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam đang sử dụng, và quan điểm này được phân tích xuyên suốt nội dung của luận văn.

Sau khi đưa ra được khái niệm tín dụng bán lẻ phổ biến, tác giả đồng thời trình bày đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ theo logic chung và từ quan sát thực tiễn, đồng thời trình bày một số sản phẩm tín dụng bán lẻ phổ biến trong thực tế hiện nay.

Trong chương 1, ngoài việc trình bày những lý luận chung về tín dụng và tín dụng bán lẻ, tác giả còn tìm hiểu thực tế hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng của một số ngân hàng của một số nước trên thế giới, nghiên cứu cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản và thẻ tín dụng ở Mỹ nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và một số bài học về rủi ro nhìn trên giác độ tín dụng bán lẻ áp dụng cho thực tế hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 1 của luận văn có thể xem là một tiền đề quan trọng để có thể đi sâu phân tích thực trạng tín dụng bán lẻ và đưa ra một số giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, BIDV đã có những tên gọi:

 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012 BIDV là một doanh nghiệp đã được cổ phần hóa trong đó Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần, được tổ chức theo mô hình Tập đoàn mang tính hệ thống bao gồm hơn 150 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (Nga, Lào và NH Malaysia), hùn vốn với trên 5 tổ chức tín dụng.

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với trên 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển.

Hiện nay, BIDV có trên 100 Chi nhánh đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Chi nhánh TP.HCM

Chi nhánh được thành lập ngày 15/11/1976 trực thuộc Hội sở chính của BIDV đóng tại Hà Nội.

Chi nhánh hiện có tổng số cán bộ nhân viên khỏang 340 nguời.

Ban Giám đốc chi nhánh gồm 7 nguời (Giám đốc và 06 Phó Giám đốc).

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại BIDV – HCM.

Mô hình tổ chức của Chi nhánh hiện nay gồm 5 khối, với 20 phòng: trong đó có 16 phòng tại Hội sở Chi nhánh và 4 đơn vị trực thuộc như sau:

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại tại BIDV HCM 2.1.3 Chức năng của các Phòng ban tại BIDV – HCM.

Phụ lục 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV HCM trong giai đoạn 2012 – 2014 2.1.4.1 Hoạt động huy đông vốn

Với mục tiêu xây dựng BIDV HCM trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, BIDV HCM đã rất chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Để đảm bảo an toàn vốn vay, an toàn trong thanh toán, tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế cạnh tranh, trong những năm qua mọi hoạt động huy động vốn đã được BIDV HCM rất chú trọng và khai thác triệt để từ khu vực dân cư bằng việc triển khai áp dụng đa dạng các sản phẩm huy động: các sản phẩm huy động tiết kiệm cả về nội tệ, ngoại tệ; tiết kiệm có dự thưởng, lãi suất bậc thang,

tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn… Hoạt động marketing trong công tác huy động vốn được thúc đẩy hướng đến cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, kết quả huy động được khá cao. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng tăng lên đối với các khách hàng.

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn tại BIDV HCM giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị: Tỷ đồng) S T T Các chỉ tiêu 31/12/201 2 31/12/2013 31/12/2014 Số dƣ Số dƣ +/- so Số dƣ +/- so với 2012 (%) với 2013 (%) 1 Huy động vốn cuối kỳ 14,123 17,568 24 18,000 2 2 Huy động vốn bình quân 11,762 14,114 20 16,300 15

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 – 2014 của BIDV HCM )

Nguồn vốn huy động của BIDV HCM tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2012, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế là 14,123 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014, BIDV HCM đã huy động được 18,000 tỷ đồng, tăng 27%. Điều này giúp BIDV HCM có nguồn vốn với kỳ hạn dài, ổn định, là cơ sở tốt để mở rộng hoạt động cho vay.

2.1.4.2 Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Đối tượng của hoạt động tín dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, tuỳ theo tiềm năng và định hướng phát triển mỗi ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng khác nhau.

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay tại BIDV HCM giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) STT Các chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Số dƣ Số dƣ +/- so Số dƣ +/- so với 2012 (%) với 2013 (%)

1 Dư nợ cho vay KH

cá nhân 452,439 1,325,985 193 1,052,691 -21

2 Dư nợ cho vay KH

doanh nghiệp 14,590,700 8,535,428 -42 11,459,955 34 Tổng dư nợ 15,043,139 9,861,413 -34 12,512,646 27

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 – 2014 của BIDV HCM )

Dư nợ cho vay của BIDV HCM qua các năm 2012 – 2014 có xu hướng giảm. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2014 của BIDV HCM đạt 12.513 tỷ đồng tăng 27% so với cuối năm 2013 và giảm 17% so với năm 2012. Dư nợ cho vay có sự biến đổi chủ yếu là do sự biến đổi của KHDN. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể.

2.1.4.3 Các chỉ tiêu hiệu quả

Bảng 2.3 Kết quả họat động kinh doanh tại BIDV HCM giai đọan 2012 – 2014

(Đơn vị: Tỷ đồng) S T T Các chỉ tiêu 31/12/201 2 31/12/2013 31/12/2014 Số dƣ Số dƣ +/- so Số dƣ +/- so với 2012 (%) với 2013 (%)

1 Lợi nhuận trước thuế 459 500 9 560 12

2 Lợi nhuận sau thuế 345 375 9 420 12

3 Thu dịch vụ ròng 114 146 28 150 3

Cả ba chỉ tiêu bao gồm: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và thu dịch vị ròng đều tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của BIDV HCM đạt 560 tỷ, tăng 12 % so với năm 2013 (đạt 500 tỷ); lợi nhuận sau thuế đạt 420 tỷ, cũng tăng 12% so với năm 2013 (đạt 375 tỷ) và chỉ tiêu thu dịch vụ ròng đạt 150 tỷ, chỉ tăng 3% so với năm 2013 (146 tỷ) – đây là chỉ tiêu có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 chỉ tiêu đo lường về hiệu quả.

2.2 Thực trạng về Tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM các năm 2012 – 2014.

2.2.1 Quy trình, tổ chức cấp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng đầy đủ theo các bước dưới đây hoặc lược bỏ một số bước phù hợp với tính chất khoản cấp tín dụng, cụ thể:

Quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Tiếp thị và đề xuất tín dụng (1.5 ngày làm việc) Bƣớc 2: Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng

Tại Chi nhánh(2 ngày làm việc)

Trƣờng hợp trình Trụ sở chính (4 ngày làm việc) Bƣớc 3: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt (1 ngày)

Bƣớc 4: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh Bƣớc 5: Quản lý sau khi giải ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Các sản phẩm bán lẻ đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

Sản phẩm Mục đích Mức cho vay tối đa Thời hạn vay tối đa

Nhu cầu Nhà ở

- Mua nhà ở/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

70% - 85% - 100% (tùy vào điều kiện của tài sản bảo đảm)

- 20 năm (Cá nhân, hộ gia đình Việt Nam); - 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn sinh sống làm việc còn lại

- Mua nhà ở hình thành trong tương lai/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nền tại các dự án phát triển nhà ở; hoàn thiện, cải tạo nhà ở (đã hoàn thiện phần thô) tại các dự án phát triển nhà ở

(Cá nhân người nước ngoài).

Mua Ô tô Kinh doanh

Tiêu dùng

50% - 60% - 70% - 80% (tùy vào mục đích vay vốn , xuất xứ, hiện trạng của xe)

5 – 7 năm Vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản Phục vụ tiêu dùng của cá nhân và gia đình

- Tối đa bằng 85% giá trị TSBĐ (phương thức theo món và thấu chi).

- Tổng dư nợ cho vay tối đa theo sản phẩm là 01 tỷ đồng/01 khách hàng. Trong đó, hạn mức thấu chi không quá 500 triệu đồng/01 khách hàng.

- Vay theo món: tối đa 84 tháng.

- Vay thấu chi: tối đa 12 tháng.

Vay tiêu dùng không có

Phục vụ tiêu dùng của cá nhân và gia đình

Theo món:

- 15 lần thu nhập bình

quân tháng, tối đa 500

- Vay theo món: tối đa 36 – 60 tháng.

tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân triệu đồng (Khách hàng nhận thu nhập qua tài khoản BIDV hoặc thuộc Nhóm khách hàng quan).

- 12 lần thu nhập bình

quân tháng, tối đa 300

triệu đồng (Cán bộ,

công nhân viên của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, chưa nhận thu nhập qua tài khoản BIDV nhưng áp dụng hình thức thu nợ tại nguồn).

- 10 lần thu nhập bình

quân tháng, tối đa 200

triệu đồng (Khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng không nhận thu nhập qua tài khoản tại BIDV).

Thấu chi:

- 07 lần thu nhập bình

quân tháng, tối đa 100

triệu đồng (Khách hàng là cán bộ lãnh đạo, quản lý). - 05 lần thu nhập bình 12 tháng hoặc tái cấp hạn mức 12 tháng/lần.

2.2.3 Doanh số và chất lƣợng tín dụng bán lẻ đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

2.2.3.1 Doanh số tín dụng bán lẻ đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 38)